Giảm tiểu cầu miễn dịch (ITP) còn gọi là ban xuất huyết giảm tiểu cầu tự phát, ban xuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch. Đây là bệnh lý về rồi loạn đông cầm máu thường gặp nhất trên lâm sàng. Trước đây, người ta gọi là xuất huyết giảm tiểu cầu vô căn, bởi vì lúc đó người ta chưa tìm được nguyên nhân gây bệnh. Nhưng hiện tại, người ta đã tìm ra nguyên nhân gây bệnh là do tự miễn dịch, tức là cơ thể tự tạo ra kháng thể chống lại tiểu cầu nên gọi là giảm tiểu cầu miễn dịch.
Đây là một trong những nguyên nhân phổ biến gây giảm tiểu cầu ở người lớn không có triệu chứng. Nếu nặng có thể có sự bất thường về đông máu, gây ra xuất huyết dưới da và chảy máu khó cầm.
Trong bài này, tôi sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về nguyên nhân, cơ chế bệnh sinh, cách tiếp cận và chẩn đoán một bệnh nhân giảm tiểu cầu miễn dịch, cũng như những biến chứng có thể xảy ra.
Sinh lý về tiểu cầu
Trước khi đi vào tìm hiểu về bệnh giảm tiểu cầu miễn dịch, bạn cần nắm những thông tin cơ bản về tiểu cầu, có như vậy thì bạn sẽ học hiệu quả hơn.
Nguồn gốc phát triển
Tiểu cầu là tế bào máu nhỏ nhất, đường kính 3-4pm, số lượng khoảng từ 150.000 – 450.000/pl (150 – 450G/L), đóng vai trò quan trọng trong cơ chế đông máu, nhất là giai đoạn cầm máu ban đầu.
Tiểu cầu (platelet-thromnocyte) được sinh ra trong tủy xương từ tế bào máu vạn năng, tế bào này trải qua nhiều giai đoạn biệt hóa để cuối cùng hình thành tế bào nhân khổng lồ hay mẫu tiểu cầu (megakatyocyte), mẫu tiểu cầu vỡ ra và giải phóng tiểu cầu vào máu ngoại vi. Như vậy, tiểu cầu thực chất chỉ là mảnh vỡ tế bào chứ không phải là một tế bào.
Tế bào megakaryocyte của tủy xương
Mối quan hệ giữa mẫu tiểu cầu và tiểu cầu
Có thể bạn chưa biết là bằng chứng cho mối quan hệ này lần đầu tiên được cung cấp vào năm 1906 bởi James Homer Wright, người đã chứng minh rằng các tiểu cầu và tế bào nhân khổng lồ (ngày nay được biết đến là megakaryocyte) có chung các đặc điểm giống nhau khi được nhuộm Romanowsky.
Bấm Đăng nhập để xem toàn bộ bài viết.
Bấm Đăng ký nếu chưa có tài khoản.
Truy cập vào: Danh sách bài học lâm sàng nội khoa.
Tìm hiểu thêm: Khóa học lâm sàng nội khoa.
Bài viết mẫu: Tiếp cận suy thận mạn trên lâm sàng. (FULL)
Bản quyền thuộc về ©YKHOA247.com