Đây là bài viết đầu tiên trong chuỗi bài phân tích case ECG. Những bài viết về case ECG được chúng tôi tuyển chọn và phân tích kĩ càng, không chỉ là bàn luận chay về ECG mà còn đề cập đến nhiều vấn đề liên quan khác.
Việc phân tích ECG trên lâm sàng khá đơn giản và nhanh chóng nếu bạn có nhiều kinh nghiệm. Ở bệnh viện, chúng tôi thường chỉ mất 1 phút để đọc xong ECG và ghi khoảng 3-4 hàng khi đọc ECG của bệnh nhân.
Tuy nhiên, nếu bạn là người mới tiếp cận đọc ECG thì cần phải đọc ECG một cách bài bản, có hệ thống. Sau đó tự rút ra kinh nghiệm đọc ECG cho mình. Tôi không muốn bạn đọc ECG theo cách tư duy của bất cứ ai cả, tốt nhất hãy tập phản xạ nhanh nhạy rồi có thể kết luận ECG theo cách của mình.
Lời khuyên: Cách tốt nhất khi đọc ECG là đọc trên bệnh án phối hợp thăm khám triệu chứng lâm sàng của bệnh nhân. Tuy nhiên, trước khi làm điều đó hãy trang bị kiến thức căn bản về ECG.
Bây giờ chúng ta sẽ đến với ECG nhịp chậm xoang nhé!
Cùng bắt đầu nào!
Case lâm sàng một bệnh nhân có ECG nhịp chậm xoang
Tình huống lâm sàng (Clinical scenario)
Bệnh nhân nam, 28 tuổi.
Biểu hiện (Presenting complaint)
Giáo viên thể dục không triệu chứng. ECG kiểm tra định kỳ.
Tiền sử (History of presenting complaint)
Bệnh nhân không triệu chứng về bệnh lý tim mạch trước đây
Cắt ruột thừa năm 17 tuổi
Khám (Examination)
+ Mạch 50, nhịp đều
+ Huyết áp: 128/80.
+ JVP (viết tắt của jugular venous pressure nghĩa là áp lực tĩnh mạch cảnh): không tăng
+ Tiếng tim: bình thường.
+ Nghe phổi: bình thường.
+ Không phù ngoại vi.
Xét nghiệm
+ FBC (full blood count – công thức máu): Hb 14.8, WCC 6.2, platelets 229.
+ U&E (urea and electrolytes – ure và điện giải): Na 140, K 4.4, urea 3.7, creatinine 78.
+ Thyroid function (chức năng tuyến giáp): normal (bình thường)
+ Chest X-ray: normal heart size, clear lung fields (kích thước bóng tim bình thường, phổi bình thường).
Câu hỏi đặt ra
Câu 1: What does this ECG show? (ECG có hình ảnh gì?)
Câu 2: How did you calculate the heart rate? (Bạn tính nhịp tim như nào?)
Câu 3: Is the heart rate normal? (Nhịp tim bình thường không?)
Câu 4: Is any further action required? (Cần thăm dò gì thêm?)
Phân tích ECG (ECG analysis)
Phân tích từng thành phần ECG
Chú thích
Tôi sẽ chú thích một lần duy nhất ở bài viết đầu tiên về case ECG. Những bài viết tiếp theo sẽ không có chú thích như thế này nữa.
+ Rate = Tần số
+ Rhythm = Nhịp, Nhịp chậm xoang = Sinus bradycardia
+ QRS axis = Trục QRS
+ P waves = Các sóng P
+ PR interval = Khoảng PR
+ QRS duration = Khoảng QRS
+ T waves = Các sóng T
+ QTc interval = Khoảng QTc
Cách tính tần số tim, cách tìm trục điện tim, tính chiều cao và biên độ sóng… là những điều căn bản bạn hãy tự thực hành trên ECG.
Trả lời những câu hỏi
Câu 1: What does this ECG show? (ECG có hình ảnh gì?)
Trên ECG trên, bạn thấy sóng P đi trước QRS, QRS mảnh nên đây chính là nhịp xoang nhưng tần số tim chậm. Tuy nhiên, nếu để ý kĩ một chút thì có thể thấy nhịp xoang không đều khi những khoảng RR hơi khác nhau một chút. Điều này được giải thích là do nhịp tim được biến đổi nhẹ theo nhịp hô hấp.
ECG cho thấy nhịp chậm xoang (Sinus bradycardia) nhưng bình thường vì đây là bệnh nhân trẻ, giáo viên thể dục.
+ Nhịp chậm xoang nhẹ như này có thể do thuốc (đặc biệt do thuốc chẹn beta, chẹn kênh canxi, nhưa verapamil). Đừng quên thuốc chẹn beta nhỏ mắt, nó cũng có tác dụng toàn thân.
+ Sóng T âm ở aVR và V1 là bình thường.
Câu 2: How did you calculate the heart rate? (Bạn tính nhịp tim như nào?)
Có 2 cách để tính tần số tim:
+ Đối với nhịp tim đều. Tốc độ chuẩn của giấy là 25 mm/s, sẽ có 300 ô vuông lớn mỗi phút trên bản ghi. Do đó bạn có thể đếm số ô vuông lớn giữa 2 phức bộ QRS liên tiếp – như ở đây, có 6 ô => lấy 300/6 ra tần số tim là 50 bpm.
+ Đối với nhịp không đều thì sao? Bạn có thể đếm tổng số QRS trong 30 ô vuông lớn. 1 dải nhịp 30 ô vuông lớn tương đương với 6s (tốc độ giấy đọc 25 mm/s). Bạn có thể đếm số QRS trong 30 ô vuông lớn sau đó nhân với 10 ra số QRS trong mỗi phút. Phương pháp này áp dụng với nhịp không đều như trong rung nhĩ.
Câu 3: Is the heart rate normal? (Nhịp tim bình thường không?)
Nói chung, nhịp chậm được định nghĩa khi tần số tim dưới 60 bpm. Tuy nhiên, luôn phải đánh giá với tình trạng lâm sàng của bệnh nhân. Đây là bệnh nhân trẻ, giáo viên thể dục, nhịp tim khi nghỉ chậm tương đối không phải bất thường. Trường hợp lâm sàng này mạch chậm không đáng để lo ngại.
Câu 4: Is any further action required? (Cần thăm dò gì thêm?)
Bệnh nhân không cần thăm dò thêm – ECG này bình thường.
Bàn luận về ECG trên
Nguyên tắc quan trọng khi đọc ECG
Một trong những nguyên tắc quan trọng nhất của việc giải thích ECG là phải đặt trong bối cảnh lâm sàng của bệnh nhân.
Mặc dù nhịp xoang bình thường là 60-100 lần / phút, tuy nhiên tần số giữa 50-60 bpm hiếm khi có ý nghĩa hoặc hậu quả lâm sàng. Nếu một bệnh nhân chơi thể thao, nhịp chậm khi nghỉ ngơi thì không nên chẩn đoán đây là bệnh lý.
Phải kết hợp triệu chứng lâm sàng
Bất cứ khi nào bạn phân tích ECG, bạn nên bắt đầu câu hỏi “bệnh nhân có những biểu hiện như nào?” Điều này sẽ giúp cho bạn đánh giá chính xác được ECG.
Tương tự, khi ghi ECG, bạn nên chú ý lâm sàng kèm theo ghi thông tin bệnh nhân vào giấy ghi ECG như lâm sàng, ngày/giờ thực hiện. Ví dụ: bạn ghi “bệnh nhân có dấu hiệu đánh trống ngực” hoặc bệnh nhân đau ngực 6/10 hoặc ECG bệnh nhân không triệu chứng.
Điều này giúp cho bạn và bác sĩ khác có thể phân tích ECG dễ dàng hơn.
Cùng nhìn lại ECG mẫu nhịp chậm xoang!
Dễ thấy được nhịp xoang trên ECG trên, nhưng tần số tim chậm => nhịp chậm xoang.
Bản quyền mọi bài viết trong khóa học kiến thức lâm sàng nội khoa thuộc về trang web YKHOA247.com.
Copyright by © YKHOA247.com
Đăng ký thành viên khóa học lâm sàng nội khoa để xem full mọi bài viết.
Sau một thời gian dài chuẩn bị, cuối cùng thì “KHÓA HỌC KIẾN THỨC LÂM SÀNG NỘI KHOA” cũng được ra mắt vào ngày 1/1/2021. Đây là sản phẩm TÂM HUYẾT của đội ngũ admin chúng tôi. Khóa học được tạo ra với mục đích chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm nội khoa trên thực hành lâm sàng. Nội dung khóa học là các bài viết cung cấp kiến thức căn bản và chuyên sâu, được chúng tôi bàn luận, cập nhật và hoàn thiện liên tục.