5 phút để biết tất tần tật về điều trị viêm mũi dị ứng

Chào bạn, nếu bạn là sinh viên Y Khoa đã, đang hoặc sắp đi thực hành lâm sàng tại bệnh viện thì không nên bỏ qua Khóa học kiến thức lâm sàng nội khoa này nhé! Đây là khóa học chất lượng được đánh giá cao bởi khoảng 400 thành viên đăng ký là các sinh viên Y Khoa trên khắp cả nước và các bác sĩ nội khoa.

Viêm mũi dị ứng trong tiếng anh còn gọi là ” allergic rhinitis “, một căn bệnh gây ra triệu chứng khó chịu và rất hay gặp ở những người trưởng thành. Ở bài viết này người bệnh sẽ được tìm hiểu chi tiết, tất tần tật về căn bệnh viêm mũi dị ứng mà mình đang gặp phải, từ cách chữa trị, hiểu rõ bản chất của bệnh và được nghe những lời khuyên về chữa bệnh viêm mũi dị ứng.

Mục lục
  1. Có phải bạn đang bị viêm mũi dị ứng ?
  2. Giới thiệu trang web UPTODATE để hiểu rõ về bệnh của mình.
  3. Viêm mũi dị ứng là gì ?
  4. Triệu chứng ” tặc lưỡi ” trong viêm mũi dị ứng.
  5. Việc chẩn đoán viêm mũi dị ứng như thế nào ?
  6. Tổng quan về những phương pháp điều trị viêm mũi dị ứng.
  7. Điều trị viêm mũi dị ứng bằng thuốc.
  8. Cùng nhau tìm hiểu về vai trò của thuốc kháng Histamin trong viêm mũi dị ứng.
  9. Tại sao bác sĩ lại cho tôi dùng Prednisolon ?
  10. Thuốc xịt mũi Glucocorticoid – một lựa chọn tối ưu trong điều trị viêm mũi dị ứng.
  11. Bàn về tác dụng thuốc chống xung huyết [ có tác dụng co mạch] (decongestant) hay thuốc xịt thông mũi.
  12. Những điều cần nhớ khi điều trị viêm mũi dị ứng.
  13. Trả lời câu hỏi : Đâu là cách điều trị triệt để hay điều trị khỏi viêm mũi dị ứng ?
  14. Vậy thì, dự phòng viêm mũi dị ứng bằng cách nào ? Làm như thế nào để không bị đợt cấp VMDƯ ?


1) Có phải bạn đang bị viêm mũi dị ứng ?

➡️Mình biết khi tìm kiếm bài viết này thì bạn đang gặp rắc rối về vấn đề viêm mũi dị ứng. Chắc hẳn bạn cũng đã search google đủ kiểu như: 

Bệnh viêm mũi dị ứng là gì ? 
Triệu chứng của viêm mũi dị ứng 
Cách trị viêm mũi dị ứng, phòng khám tai mũi họng… 

Rồi đi điều trị viêm mũi dị ứng.

vi%25C3%25AAm%2Bm%25C5%25A9i%2Bd%25E1%25BB%258B%2B%25E1%25BB%25A9ng%2Bykhoa247.com
Có nhiều rắc rối gặp phải khi mắc bệnh viêm mũi dị ứng


⏭️Kết quả sau nhiều lần mua thuốc và uống là: Bệnh đỡ sau một thời gian và lành, sau đó ngừng thuốc một thời gian, mũi của bạn vẫn đang bình thường nhưng rồi…

Vào một ngày chuyển trời mũi bạn lại ngứa, lại chảy nước, bạn cảm thấy khó thở vì tắc nghẽn, bạn cảm thấy mệt mỏi vì phải thức giấc giữa đêm vì ngứa mũi và hắt xì hơi. Lần này bạn không đi khám nữa mà chạy thẳng ra nhà thuốc mua theo đơn của bác sĩ mà bạn đã từng uống trước đó. Có thể bạn đã quen với các đơn thuốc viêm mũi này, nào là kháng Histamine, nào là Prednisolon rồi lại Corticoid xịt.

⏺️Bạn lên google gõ tác dụng phụ của Corticoide và nhận thấy nguy hiểm của việc sử dụng Corticoide dài ngày để điều trị. Bạn lo lắng rồi lại đi khám tiếp. Bạn lại được uống thuốc, hết đợt cấp rồi bị lại.


t%25C3%25A1c%2Bd%25E1%25BB%25A5ng%2Bph%25E1%25BB%25A5%2Bkhi%2Bd%25C3%25B9ng%2Bcorticoide
Corticoide là thần dược nhưng có nhiều tác dụng phụ


Lâu ngày bạn quen dần với căn bệnh viêm mũi dị ứng, để rồi các triệu chứng của bệnh ngày càng thường xuyên hơn và ảnh hưởng đến giấc ngủ và chất lượng cuộc sống của bạn.

⏹️Khi bạn không chịu nổi với triệu chứng ngứa mũi, chảy nước mũi, nghẹt mũi và ngứa mắt, chảy nước mắt… bạn lại lên google search ” điều trị tiệt căn viêm mũi dị ứng”

Thật may, bạn đã tìm ra bài viết này. Mình không phải là một bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng nhưng với tư cách là một bác sĩ, đã từng mắc viêm mũi dị ứng và tìm hiểu chuyên sâu về căn bệnh này. Mình sẽ đưa ra cho bạn những lời khuyên quý báu, những vấn đề liên quan đến chữa trị viêm mũi dị ứng, giải thích cơ chế dùng thuốc trong căn bệnh này. Nếu bạn là bệnh nhân thì bạn vẫn hiểu tại sao bác sĩ lại dùng cách đó, bạn có thể tránh được tác dụng phụ của thuốc khi điều trị. Còn nếu bạn là sinh viên Y hay là cán bộ y tế thì chắc bạn có thể biết qua.

c%25C3%25A1ch%2B%25C4%2591i%25E1%25BB%2581u%2Btr%25E1%25BB%258B%2Bkh%25E1%25BB%258Fi%2Bvi%25C3%25AAm%2Bm%25C5%25A9i%2Bd%25E1%25BB%258B%2B%25E1%25BB%25A9ng
Bạn muốn trị lành hẳn viêm mũi dị ứng


✔️Các bạn nên lưu ý đây không phải là bài viết kiểu như:

Điều trị bệnh viêm mũi dị ứng như thế nào cho hiệu quả ?
Bệnh viêm mũi dị ứng có lây không ? 
Viêm mũi dị ứng có lành khi điều trị đông Y không ? 
Cách chữa trị viêm mũi dị ứng tại nhà? 
Viêm mũi dị ứng có nguy hiểm không ?
Nơi chữa trị viêm mũi dị ứng hiệu quả nhất tại Huế, tại Hà Nội…
Rồi tư vấn bán thuốc điều trị viêm mũi dị ứng, tư vấn qua phòng khám để điều trị… 

Đây là một bài viết có tính chất khoa học dựa trên Y HỌC BẰNG CHỨNG kinh nghiệm cá nhân nên các bạn có thể yên tâm tìm hiểu kĩ.

☑️Nguồn tư liệu kiến thức của mình chủ yếu học từ giáo trình Tai Mũi Họng và thông tin trên website UPTODATE. Mình cũng muốn cho các bệnh nhân biết đôi chút về UPTODATE và tại sao mình lại dùng chúng để giải thích căn bệnh viêm mũi dị ứng.

2) Giới thiệu trang web UPTODATE để bệnh nhân có thể tự hiểu rõ về bệnh của mình.

▶️Đôi nét về Uptodate:

UpToDate, Inc là một công ty thuộc bộ phận Wolters Kluwer Health của Wolters Kluwer với sản phẩm chính là UpToDate, một hệ thống phần mềm tài nguyên y tế. Hệ thống UpToDate là một tài nguyên lâm sàng dựa trên bằng chứng. Từ khái niệm “Y HỌC BẰNG CHỨNG” nên bạn có thể tin tưởng Uptodate. Đây là một trang web giống như bách khoa toàn thư bệnh, diễn giải tất tần tật mọi thứ về bệnh, không chỉ viêm mũi dị ứng đâu nha. Uptodate là một nơi mà mọi bác sĩ, nghiên cứu sinh, sinh viên Y thường ghé thăm để học tập, lấy kinh nghiệm để chẩn đoán và điều trị. Và tất nhiên, nếu bạn là người bệnh, bạn vẫn có thể tìm hiểu về bệnh của mình trên website này.

L%25C3%25A0m%2Bsao%2B%25C4%2591%25E1%25BB%2583%2Bv%25C3%25A0o%2Buptodate%2Bnh%25E1%25BB%2589
Ngày nay người bệnh có thể dùng Uptodate để tìm hiểu bệnh của mình


Bản thân website UPTODATE nó không free nên muốn truy cập UPTODATE để biết thêm về bệnh của mình, bạn có thể tham khảo: 3 phút truy cập UPTODATE miễn phí.


Bài viết này của mình chủ yếu hướng đến các bệnh nhân đã và đang mắc bệnh viêm mũi dị ứng muốn biết thêm kiến thức về bệnh đang mắc phải. Ở đây mình xưng hô ” bạn “( tức là người bệnh), mình cố gắng viết mạch lạc, thân thiện, dễ đọc và dễ tiếp cận với bất cứ bệnh nhân nào.

3) Viêm mũi dị ứng là gì ?


Ở bài viết trước mình có nói qua căn bệnh này rồi ? Bạn đọc có thể tham khảo: 3 phút hiểu biết về bệnh viêm mũi dị ứng

Ở đây mình nói sơ qua về bệnh này:

Viêm mũi dị ứng được đặc trưng bởi triệu chứng hắt hơi, chảy nước mũi và nghẹt mũi, cũng như ngứa mũingứa vòm miệng. 

tri%25E1%25BB%2587u%2Bch%25E1%25BB%25A9ng%2Bkhi%2Bm%25E1%25BA%25AFc%2Bvi%25C3%25AAm%2Bm%25C5%25A9i%2Bd%25E1%25BB%258B%2B%25E1%25BB%25A9ng
Những triệu chứng hay gặp khi mắc phải viêm mũi dị ứng

Nhiều người lại bị luôn viêm mũi dị ứng kết hợp viêm kết mạc dị ứng và hen suyễn.

⏹️Bởi vì sao ? Chúng có cơ chế chung chung nhau là liên quan đến dị ứng, liên quan đến IgE và tăng bạch cầu ái toan máu và những chất trung gian hoạt mạch gây ra những triệu chứng đặc hiệu. 

Các triệu chứng này có thể xuất hiện quanh năm, theo mùa hoặc theo đợt khi tiếp xúc với các chất gây dị nguyên gây dị ứng.

4) Triệu chứng ” tặc lưỡi ” trong viêm mũi dị ứng.

Đây là một triệu chứng mà mình cũng từng trải qua, vì ngứa họng nên gãi họng tạo ra tiếng kêu ” tặc tặc ” nghe rất là khó chịu.

Trên UPTODATE định nghĩa triệu chứng này rằng:

Trẻ nhỏ thường không xì mũi, và thay vào đó, chúng có thể liên tục khịt mũi, ngửi, ho và hắng giọng. Một số người gãi ngứa vòm miệng bằng lưỡi, tạo ra âm thanh nhấp chuột (nhấp vào vòm miệng).


5) Việc chẩn đoán viêm mũi dị ứng như thế nào ?


Chẩn đoán là khá dễ dựa trên lâm sàng khai thác triệu chứng và tiền sử bệnh. Một số xét nghiệm cận lâm sàng để chẩn đoán xác định như Test da hay làm IgE huyết thanh để xác định dị nguyên. Nhưng chẳng bác sĩ nào lại đề xuất những xét nghiệm ấy, vì vừa phức tạp, vừa tốn tiền. Do đó chẩn đoán lâm sàng là đủ để tiếp tục điều trị theo kinh nghiệm.

6) Tổng quan về những phương pháp điều trị viêm mũi dị ứng.


Đây là những nguyên tắc điều trị viêm mũi dị ứng mà bệnh nhân có thể biết ? Vì nếu bạn là bệnh nhân đôi khi bạn không thể hiểu tại sao bác sĩ lại cho thuốc đó ? 

Để điều trị viêm mũi dị ứng có nhiều cách như Đông y và Tây y. Ở phạm vi bài viết này mình chỉ nói đến điều trị Tây y vì nó dựa vào Y HỌC BẰNG CHỨNG.

⏹️Một đơn thuốc điều trị viêm mũi dị ứng bình thường gồm có:

Kháng Histamin H1 thế hệ 2
Prednisolon:
Corticoide xịt:
PPI:

Tùy theo mức độ nặng nhẹ, bệnh kèm mà bác sĩ có thể options (tùy chỉnh) nhiều loại thuốc khác nhau.

7) Điều trị viêm mũi dị ứng bằng thuốc.


Đây không phải là trọng tâm để điều trị tiệt căn viêm mũi dị ứng. 


Nhưng hầu hết bệnh nhân bị viêm mũi dị ứng đều được cho thuốc để KIỂM SOÁT TRIỆU CHỨNG.

Bởi vì lý do bạn đi khám là gì?  Ngứa mũi, nghẹt mũi, chảy nước mắt, đỏ mắt, ngứa họng…

????Vậy thì điều trị của bác sĩ là như nào ?

Đơn giản là giúp bạn kiểm soát triệu chứng. Bạn hết ngứa mũi, bạn sẽ hết chảy nước mũi, bạn sẽ đỡ nghẹt mũi… cuộc sống bạn sẽ trở về bình thường lại.

Từ đây bạn có thể hiểu được ? Bác sĩ điều trị cho bạn chỉ giúp bạn giải quyết vấn đề tạm thời, còn tiệt căn được hay không là chính bạn quyết định.

Nhưng đến đây có một THỰC TRẠNG là:

Khi bạn đi điều trị ở phòng khám của bác sĩ, bạn có đơn thuốc rồi. Lần này bạn tự quyết định tự mua thuốc giống đơn để tự điều trị. Việc này xảy ra RẤT RẤT NHIỀU. 

Bởi vì sao lại vậy?

Đơn giản là lần nào đi khám bác sĩ cũng cho thuốc đó, bạn muốn tiết kiệm tiền nên ra thẳng quầy thuốc Tây chơi luôn đơn thuốc đó. Vừa nhanh vừa lẹ.

Nhưng bạn đâu hiểu rõ tại sao bác sĩ lại cho bạn như thế ? Bạn đâu hiểu biết chuyên sâu về tác dụng phụ của thuốc.

8) Cùng nhau tìm hiểu về vai trò của thuốc kháng Histamin trong viêm mũi dị ứng.

☑️Trên UPTODATE nói rằng: 

Khi có đơn thuốc mà không cần toa thuốc của bác sĩ, bệnh nhân có thể tự điều trị rộng rãi, mặc dù tác dụng phụ của một số loại thuốc dị ứng không kê đơn, đặc biệt là tác dụng an thần và kháng cholinergic quá mức gây ra bởi thuốc kháng histamine thế hệ cũ, có thể là đáng kể. Nhìn chung, những bệnh nhân tự điều trị có xu hướng sử dụng thuốc xịt mũi glucocorticoid và sử dụng quá nhiều thuốc kháng histamine cũ. Thách thức đối với các bác sĩ lâm sàng là giáo dục bệnh nhân về hiệu quả tương đối của các liệu pháp khác nhau và đảm bảo rằng bệnh nhân có các triệu chứng  được điều trị đầy đủ bằng các loại thuốc không gây ra tác dụng phụ không đáng có.

Cũng giải thích cho một số bệnh nhân biết rằng: Thuốc kháng Histamin dùng trong VMDƯ thì hiểu đơn giản là để chống dị ứng, chống ngứa mũi. Còn nếu muốn tìm hiểu sâu hơn thì có thể tìm kiếm trên google.

Thuốc kháng Histamin có rất nhiều thế hệ, cũng giống như các loại đời IPHONE vậy đó. Thế hệ cũ tức thế hệ 1, một ví dụ điển hình trong nhóm này là: clorpheniramin. Đây là dòng Histamin cổ điển nên qua được hàng rào máu não gây buồn ngủ. Đây là tác dụng phụ cực kì khó chịu nếu bạn muốn tỉnh táo để làm việc.

❎Nhiều bệnh nhân sẽ tự hỏi ? Sao con tôi chảy mũi bác sĩ lại cho clorpheniramin chứ không phải loại khác ? Đơn giản vì con bạn còn nhỏ, chúng thích ngủ thì cho thuốc này luôn. Thường thì trẻ em bị viêm mũi cấp trong một thời gian ngắn rồi sẽ hết nên có thể yên tâm tác dụng phụ của kháng Histamin H1

Đời mới hơn xíu là kháng histamin thế hệ 2: gồm những thuốc như loratadin, cetirizin, fexofenadin … Thuốc kháng histamin H1 thế hệ 2 ít tác dụng phụ gây buồn ngủ hơn thuốc thế hệ 1 nên được sử dụng rộng rãi hơn trong điều trị.

cetirizin%252C%2Bthu%25E1%25BB%2591c%2Bkh%25C3%25A1ng%2Bhistamin%2Bhay%2Bd%25C3%25B9ng%2Btrong%2Bvi%25C3%25AAm%2Bm%25C5%25A9i%2Bd%25E1%25BB%258B%2B%25E1%25BB%25A9ng
Đây là loại kháng Histamin hay dùng trong đơn thuốc viêm mũi dị ứng

Khi bạn dùng kháng Histamin thì bạn sẽ đỡ ngứa mũi, mà thường ngứa mũi là điều kiện khởi phát đợt cấp của viêm mũi dị ứng gây nên các triệu chứng tắc nghẽn mũi, chảy nước mặt, ngứa mắt và thở bằng miệng. Nói đến đây chắc bạn đã hiểu được tầm quan trọng của thuốc Kháng histamin trong điều trị VMDƯ rồi đó.

Thuốc xịt mũi kháng histamine : Azelastine olopatadine

Nếu sử dụng thuốc xịt mũi thì tác dụng sẽ nhanh hơn, vì vào trực tiếp niêm mạc mũi nên chỉ cần 15 phút là đỡ triệu chứng nghẹt mũi, ngứa mũi.

Trên thực tế thì bác sĩ sẽ hay cho bạn dùng thuốc kháng Histamin H1 đường uống mà hay gặp nhất là cho bạn uống Cetirizin.

9) Tại sao bác sĩ lại cho tôi dùng Prednisolon ?

Các bạn có biết prednisolon được xem là thần dược và có thể trị rất nhiều bệnh không ? Đặc biệt là các bệnh lý về viêm, các bệnh có liên quan đến yếu tố tự miễn Prednisolon tỏ ra khá hiệu quả.

Tuy nhiên, bên cạnh tác dụng chính lên quá trình viêm, nó lại mang đến rất nhiều nguy cơ cho người bệnh. Các biến chứng gần và biến chứng xa khi dùng Corticoide dài ngày và liều cao là vô số.

Trên thực tế khi điều trị, bác sĩ vẫn luôn cân nhắc giữa lợi ích và tác dụng phụ. Trong bệnh viêm mũi dị ứng với liệu trình điều trị ngắn ngày và hàm lượng thuốc thấp. Các tác dụng phụ sẽ ít hơn.

Mình viết cái này không phải là hù dọa mà là chỉ để cho các bạn biết không nên lạm dụng Prednisolon vì những thuốc này bạn có thể mua và giá cả thì cực kì rẻ. Uống vài liều là mũi của bạn sẽ đỡ viêm ngay và tình trạng tắc nghẽn được cải thiện. Tuy nhiên, nếu bạn sử dụng không đúng cách sẽ gây ra những biến chứng cho cơ thể bạn sau này.


prednisolon%252C%2Bthu%25E1%25BB%2591c%2Bkh%25C3%25A1ng%2Bvi%25C3%25AAm%2Btrong%2Bvi%25C3%25AAm%2Bm%25C5%25A9i%2Bd%25E1%25BB%258B%2B%25E1%25BB%25A9ng
Prednissolon có tính kháng viêm rất mạnh


Một số bệnh nhân như bệnh nhân bị Hen suyển ( liên quan đến cơ chế dị ứng khá giống viêm mũi dị ứng), bệnh nhân bị viêm khớp  sử dụng Corticoide dài ngày  sẽ có biểu hiện hội chứng Cushing, được nhận biết bằng bộ mặt tròn như mặt trăng ” moon face”, da mặt ửng đỏ và những vết rạn da đặc biệt là ở bụng.

h%25E1%25BB%2599i%2Bch%25E1%25BB%25A9ng%2Bcushing%2Bv%25E1%25BB%259Bi%2Bv%25E1%25BA%25BB%2Bm%25E1%25BA%25B7t%2Bmoonface%2B%25C4%2591%25E1%25BA%25B7c%2Btr%25C6%25B0ng
Hội chứng Cushing xảy ra ở những bệnh nhân dùng Corticoide dài ngày


Một biến chứng hay gặp khi sử dụng Corticoide là loét lạ dày tá tràng. Đó là nguyên nhân tại sao bác sĩ hay hỏi bạn có đau dạ dày không ? Thường thì bác sĩ sẽ cho bạn thuốc PPI để hạn chế tác động ảnh hưởng đến dạ dày của bạn.

Đến đây một số bạn hỏi ? PPI là thuốc gì ? PPI là một thuốc ức chế bơm proton, tức là hạn chế tiết ion H+. Ion H+ mang tính acid là một trong những cơ chế gây loét. Một trong những thuốc hay dùng và giá rẻ thuộc nhóm PPI này là: Omeprazol.

10) Thuốc xịt mũi Glucocorticoid – một lựa chọn tối ưu trong điều trị viêm mũi dị ứng.

☑️Trên UPTODATE cho các bạn biết:

Thuốc xịt mũi Glucocorticoid là liệu pháp duy trì hiệu quả nhất cho viêm mũi dị ứng và gây ra ít tác dụng phụ ở liều khuyến cáo . Nhóm thuốc này đặc biệt hiệu quả trong điều trị nghẹt mũi, nếu không đáp ứng với thuốc kháng histamine đường uống. Các loại thuốc cụ thể bao gồm beclomethasone , flunisolide , budesonide , flnomasone propionate, mometasone furoate, flnomasone furoate và ciclesonide. 


Các nghiên cứu so sánh giữa các loại thuốc xịt mũi glucocorticoid khác nhau không chứng minh được sự khác biệt đáng kể về hiệu quả, cũng không có bằng chứng nào cho thấy nếu dùng liều cao sẽ có tác dụng tốt hơn liều khuyến cáo. Một số thuốc xịt mũi glucocorticoid có sẵn mà không cần bác sĩ kê đơn.

Một loại thuốc xịt mũi Corticoide hay gặp


Nói về thuốc xịt mũi Glucocorticoid, thực chất nó cũng là nhóm corticoide nhưng đường dùng của nó là tại chỗ ” tại mũi của bạn”. Khác với dùng Corticoide uống ( Prednisolon uống tức là đường toàn thân). Corticoide đường uống nó sẽ tác động lên toàn cơ thể của bạn.

Còn Glucocorticoid đường mũi sẽ tác động chủ yếu tại mũi, do đó hiệu quả kháng viêm sẽ nhanh hơn so với khi bạn uống.

☑️UPTODATE lại bàn đến hiệu quả của thuốc xịt mũi Glucocorticoid:


Thuốc xịt mũi Glucocorticoid có hiệu quả hơn thuốc kháng histamine đường uống trong tác dụng làm giảm nghẹt mũi và tắc mũi, chảy nước mũi, hắt hơi, ngứa mũi.

Đó là lý do tại sao bác sĩ nếu cho bạn thuốc xịt mũi Glucocorticoid thì không cho xịt mũi Histamin nữa.


Tuy nhiên vai trò của kháng Histamin là rất quan trọng trong cơ chế bệnh sinh của viêm mũi dị ứng nên bác sĩ vẫn thường cho bạn kháng Histamin đường uống thay vì đường mũi.

11) Bàn về tác dụng thuốc chống xung huyết [ có tác dụng co mạch] (decongestant) hay thuốc xịt thông mũi.


Trên Vinmec nói rằng:

Người bệnh có thể sử dụng thuốc chống xung huyết (decongestant) trong một thời gian ngắn, thường không quá ba ngày, để giảm nghẹt mũi và áp lực xoang. Sử dụng thuốc này trong một thời gian dài hơn có thể gây ra hiệu ứng tái lại (rebound effects), có nghĩa là một khi ngưng thuốc các triệu chứng của bệnh sẽ thực sự trở nên tồi tệ hơn. Một trong những thuốc thông mũi OTC phổ biến nhất là Oxymetazoline (thuốc xịt mũi Afrin).

Tác dụng phụ hoặc thuốc thông mũi :


Thuốc thông mũi có nhiều tác dụng phụ, bao gồm tăng huyết áp, mất ngủ, khó chịu và đau đầu.

Thuốc chống sung huyết tương đối chống chỉ định ở những bệnh nhân bị tăng huyết áp, và nên thận trọng khi dùng cho bệnh nhân mắc bệnh tăng nhãn áp góc đóng, bệnh tim mạch hoặc bệnh mạch máu não, bệnh lý tắc nghẽn mạch máu.


Đây là bằng chứng cho việc không nên sử dụng Oxymetazoline trong thời gian dài.

☑️Trên website UPTODATE lại khẳng định rằng:

Có thể sử dụng thuốc thông mũi điều trị mỗi ngày một lần với sự kết hợp của thuốc xịt mũi glucocorticoid cộng với thuốc xịt thông mũi ở những bệnh nhân tuổi trưởng thành không đáp ứng tốt với glucocorticoid đơn thuần. Chúng tôi cố gắng ngừng sử dụng thuốc co mạch khi các triệu chứng được kiểm soát.


Điều này khẳng định có thể sử dụng thuốc thông mũi nếu khi bạn sử dụng Corticoide xịt không hiệu quả.

Chai thuốc xịt tai mũi họng Hadocort – D 15 ml mà mình đã từng dùng
Trên thực tế thì cũng đúng thôi, các bạn thường được cho 1 chai xịt mũi Glucocorticoide, ví dụ như 1 chai Hardocort dưới đây:

Trong chai thuốc xịt tai mũi họng Hadocort – D 15 ml có chứa các thành phần hóa học sau:


Dexamethason natri phosphat ……………………………… 15 mg
Neomycin sulfat ……………………………………………….75 mg
Xylometazolin hydroclorid …………………………………….7,5 mg
Tá dược vừa đủ một chai

Như vậy các bạn thấy rằng thuốc chống xung huyết (Xylometazolin) được cho kết hợp với Glucocorticoide xịt mũi (Dexamethason) để tăng tác dụng hợp đồng.


12) Những điều cần nhớ khi điều trị viêm mũi dị ứng.


1️⃣ Điều trị viêm mũi dị ứng bằng thuốc không thể điều trị tiệt căn nhưng có thể điều trị được triệu chứng.

2️⃣ Viêm mũi dị ứng thường khởi phát bằng ngứa mũi => đó thường là điều kiện hình thành đợt cấp viêm mũi dị ứng và gây chảy nước mũi, nghẹt mũi, ngứa vòm họng hay nặng hơn là kết hợp thở bằng miệng.

3️⃣ Đơn thuốc Tây mà các bác sĩ hay dùng khi điều trị viêm mũi dị ứng gồm:

Kháng Histamin H1 thế hệ 2: Hay dùng là Cetirizin đường uống
Mục đích chủ yếu là giảm ngứa mũi.

Prednisolon: đường uống
Mục đích là kháng viêm mũi, giảm chảy nước mũi, giảm tắc mũi.

Corticoide xịt: ví dụ như 1 chai Hadocort
Mục đích: giảm viêm nhanh tại chỗ, hạn chế tắc mũi, làm thông mũi và giảm áp lực ở trong mũi xoang.

PPI: ví dụ như Omeprazole dùng khi bệnh nhân loét dạ dày tá tràng hoặc nghi ngờ bệnh nhân có khả năng loét dạ dày.

Kháng sinh: dùng kèm nếu nghi ngờ viêm mũi dị ứng có kèm nhiễm vi khuẩn Gram dương.
Thường dùng nhóm Cephalosporin thế hệ 2 hoặc các Quinolon hô hấp.

Thuốc nhỏ mắt chứa corticoide và kháng sinh nếu kèm theo viêm kết mạc dị ứng.

Và một số loại thuốc bổ trợ thêm khác…

4️⃣ Không nên tự điều trị và lạm dụng thuốc giảm triệu chứng bệnh viêm mũi dị ứng. Vì những tác dụng phụ của nó gây ra. Bạn nên đi khám để tư vấn và điều trị.

5️⃣ Đôi khi bạn phải chấp nhận sự thật là ” chung sống dung hòa với bệnh “, hãy cố gắng hạn chế đợt kịch phát viêm mũi dị ứng nếu có thể.

13) Trả lời câu hỏi : Đâu là cách điều trị triệt để hay điều trị khỏi viêm mũi dị ứng ?

Câu trả lời là . Có thể điều trị tiệt căn bằng phương pháp giải mẫn cảm với dị nguyên. Phương pháp này hay còn gọi là “Liệu pháp miễn dịch”.

☑️Vậy liệu pháp miễn dịch là gì ? 

Đây là phương pháp cho bệnh nhân hấp thụ với liều tăng dần dị nguyên nhằm đạt được giảm mẫn cảm, tức là giảm các triệu chứng khi phơi nhiễm tự nhiên trở lại với chính dị nguyên đó. Liệu pháp miễn dịch là phương pháp duy nhất điều trị tận gốc căn nguyên gây dị ứng. 


Tuy nhiên, dù viêm mũi dị ứng thường được điều trị nội khoa, nhưng trong một số trường hợp các bác sĩ vẫn chỉ định phẫu thuật để điều trị. Đó là khi cần giải quyết bệnh tích ở những bệnh nhân viêm mũi dị ứng tiến triển tạo nhiều polyp, hoặc niêm mạc cuốn mũi thoái hóa quá mức gây nghẹt mũi nhiều không thể phục hồi dù đã uống thuốc tích cực.

Đến đây các bạn sẽ hỏi: Vậy dị nguyên mà tôi đang mẫn cảm là gì ? Dị nguyên khiến cho tôi ngứa mũi, nghẹt mũi và gây khó chịu ở đây cho tôi là gì?

Câu trả lời là thực sự khó. Ở ngoài cuộc sống dị nguyên là không đếm xuể. Việc thực hiện xác định dị nguyên thường không được tiến hành thường quy ở bệnh nhân viêm mũi dị ứng. Một số thử nghiệm như Test da hay đo IgE huyết thanh tỏ ra không mấy hiệu quả.

Ở Việt Nam khó tiến hành những phương pháp này.

Một số dị nguyên hay gặp ở ngoài cuộc sống như: bụi nhà, phấn hoa, mùi xăng, lông động vật, không khí môi trường làm việc…, phần lớn là những dị nguyên hô hấp rất khó để xác định.

Do đó, người bệnh cần nên quên cái liệu pháp miễn dịch đó đi, mà hãy tiến hành dự phòng bệnh viêm mũi dị ứng !

14) Vậy thì, dự phòng viêm mũi dị ứng bằng cách nào ? Làm như thế nào để không bị đợt cấp VMDƯ ?

Các bạn nên biết rằng: Việc dự phòng viêm mũi dị ứng là ngăn không cho mũi tiếp xúc với dị nguyên. Đợt cấp viêm mũi dị ứng sẽ là nguyên nhân ảnh hưởng đến chất lượng đời sống. Như vậy mục tiêu của bạn là hạn chế tối đa đợt cấp, bạn sẽ sinh hoạt bình thường.

Việc tránh phấn hoa và nấm mốc, bụi, bọ ve, cứt gián, lông chó, mèo, xăng dầu, phân bón, thuốc trừ sâu, mỹ phẩm, chất tẩy rửa… là cần thiết, bởi vì bạn không biết đang mẫn cảm với dị nguyên nào.


ph%25C3%25B2ng%2Bl%25C3%25A0%2Bch%25C3%25ADnh
Cuối cùng thì vẫn dự phòng đợt cấp viêm mũi dị ứng là chính
Đeo khẩu trang cũng là một cách để hạn chế tiếp xúc với dị nguyên.

☑️Nói đến đây các bạn phải nhớ một điều quan trọng là: ” ngứa mũi thường khởi phát đợt cấp viêm mũi dị ứng “. Cho nên mỗi khi ngứa mũi bạn nên cố gắng không để khởi phát chảy mũi, nghẹt mũi bằng cách sử dụng kháng Histamin H1 và phải biết chịu đựng ngứa. Lâu ngày bạn sẽ quen dần và mức độ ngứa đó không đủ làm bạn khó chịu nữa.

☑️Hãy cảnh giác bảo vệ bản thân bạn trước những ngày chuyển trời, những ngày mưa lạnh, mũi của bạn khá nhạy cảm và không thích ứng kịp với những thay đổi đó đâu !

Hãy nhớ lấy điều đó.




Bài viết được đăng bởi: https://www.ykhoa247.com/
Đăng ký nhận thông báo
Thông báo về
guest
0 Bình luận
Inline Feedbacks
Xem tất cả các bình luận
You cannot copy content of this page
Copy link
Powered by Social Snap