YKHOA247.com – Cộng Đồng Y Khoa Việt Nam
Nhằm giúp các bạn sinh viên có thể học tập lâm sàng tốt hơn. Cộng Đồng Y Khoa sẽ giúp các bạn trả lời những câu hỏi liên quan đến lâm sàng và thực tế nhé.
Các bạn có thể comment những thắc mắc ở khung bình luận facebook ở trên web, các bạn khác sẽ vào thảo luận và cùng trao đổi để giúp đỡ lẫn nhau.
Máu của chúng ta có 3 loại tế bào chính là hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu. Hồng cầu là những tế bào có màu đỏ, đảm nhiệm chức năng vận chuyển oxy từ phổi đến các cơ quan khác. Tiểu cầu là những mảnh vỡ tế bào có kích thước rất nhỏ (tiểu là nhỏ), tham gia vào việc tạo cục máu đông. Cuối cùng, bạch cầu là những tế bào có màu trắng, giúp bảo vệ cơ thể khỏi các mầm bệnh như vi khuẩn, virus hay kí sinh trùng.
Trong đó, bạch cầu gồm 5 loại là bạch cầu trung tính, bạch cầu ưa axit, bạch cầu ưa ba-zơ, bạch cầu mono và bạch cầu lympho. Như vậy, bạch cầu lympho là một trong 5 loại bạch cầu của cơ thể.
Bạch cầu lympho gồm 3 loại là bạch cầu lympho B (hay còn gọi là tế bào B), bạch cầu lympho T (tế bào T) và tế bào diệt tự nhiên (natural killer – tế bào NK). Vì sao tế bào B và T lại được đặt tên như vậy? Câu trả lời đến từ vị trí mà những tế bào này được trưởng thành.
Sở dĩ tế bào B được đặt tên như vậy vì trước đây, khi nghiên cứu về tế bào này ở chim, các nhà nghiên cứu nhận thấy chúng trưởng thành ở túi Fabricius (tiếng Anh là Bursa of Fabricius). Do đó, các nhà nghiên cứu đã lấy chữ cái đầu tiên trong cụm Bursa of Fabricius để đặt tên cho loại tế bào này. Tuy nhiên, chúng ta cũng có thể nhớ tế bào B là tế bào lympho trưởng thành ở tủy xương (tiếng Anh là Bone marrow). Trong khi đó, tế bào T được đặt tên như vậy vì chúng trưởng thành ở tuyến ức (tiếng Anh là Thymus).
Tế bào lympho là những tế bào chính của đáp ứng miễn dịch, có vai trò cực kì quan trọng giúp cơ thể chống lại vi khuẩn và virus xâm nhập.
Miễn dịch học là một môn rất hay, nhiều kiến thức bổ ích, tuy nhiên cũng khá khó hiểu. Tương lai khóa học của page sẽ ra thêm nhiều bài viết về miễn dịch để mọi người hiểu hơn.
YKHOA247.com thành lập với mục đích chia sẻ kiến thức Y Khoa.
Mọi thông tin trên trang web chỉ mang tính chất tham khảo, bạn đọc không nên tự chẩn đoán và điều trị cho mình.