Đờm trong viêm phổi thùy do phế cầu có màu gỉ sắt do:
+ Phế cầu tăng trong niêm mạc hầu họng
+ BN viêm phổi thùy phế cầu, thường suy giảm cơ chế bảo vệ đường thở
=> Tạo điều kiện cho phế cầu đi từ họng vào phế nang. Phế nang chứa đầy dịch tiết, hồng cầu thoát mạch do viêm gây giãn mạch tăng tính thấm => VK phế cầu nhân lên, lan rộng => sau vài giờ PN chứa đầy. HC=>hb=>hem+globin=>hemosiderin (vàng nâu) nên khi khạc đờm màu rỉ sắt.(?)
BÀN LUẬN: Trên lâm sàng thì xác định viêm phổi do tác nhân cụ thể nào là điều không thể. Tuy nhiên phân chia dễ dàng thành VP điển hình, VP không điển hình và viêm phổi do virus…
Vi khuẩn gây viêm phổi ( trên cơ hoành ) thường là vi khuẩn Gram dương, trong đó nhấn mạnh đến:
+ Phế cầu ( Tác nhân số 1 )
+ HI ( con này Gram âm nhé )
+ Moraxella catarrhalis ( Gram – )
+ ….
Việc điều trị kháng sinh VP điển hình có nhiều guideline nhưng trên lâm sàng các bác sĩ thường điều trị theo kinh nghiệm. Nếu các bạn đi Nhi thì sẽ gặp ngay kháng sinh Cepha 3 ( Ceftriaxone 1g tĩnh mạch ) + kháng sinh Marcolide ( khi nghi ngờ VP điển hình kèm theo ).
Bên nội thì làm quen thêm: Thế hệ Quinolone hô hấp truyền tĩnh mạch… Còn mấy thuốc như Beta lactam thì thường cho bệnh nhân về nhà uống rồi nên mình không đề cập đến.
Điều trị KS theo kinh nghiệm trong viêm phổi thật sự hay và rộng. Ở phạm vi bài viết này mình không thể chia sẻ hết mảng này được. Việc điều trị không nên nhất thiết theo khuyến cáo, cần nhiều kinh nghiệm và đặc biệt là phải THỰC HÀNH trên Lâm sàng + theo dõi điều trị. Đây là điều mà các bạn sinh viên thường không thể thực hiện được.
Thật ra câu hỏi phía trên các bạn chỉ cần nhớ câu hỏi và bỏ chữ tại sao thôi ? Việc giải thích chỉ áp dụng khi bị hỏi thi lâm sàng.
Chúc các bạn học tốt.
YKHOA247.com thành lập với mục đích chia sẻ kiến thức Y Khoa.
Mọi thông tin trên trang web chỉ mang tính chất tham khảo, bạn đọc không nên tự chẩn đoán và điều trị cho mình.