I .ĐẠI CƯƠNG
1. Trung thất là phần nằm trong lồng ngực và giữa 2 phổi, được giới hạn bởi
– Ở phía trước bởi xương ức.
-Phía sau bởi cột sống .
– Phía trên thông thương với cổ.
-Phía dưới bởi cơ hoành
2.Trung thất được chia làm 3 phần theo chiều trước-sau bởi 2 mặt phẳng thẳng đứng đi ngang phía trước và phía sau khí quản
– Trung thất trước: là không gian nằm phía trước khí quản, chứa đựng tim, tĩnh mạch chủ trên, tĩnh mạch chủ dưới, quai động mạch chủ, động mạch phổi, thân tĩnh mạch cánh tay đầu, tuyến ức, tuyến giáp nếu lớn và chìm.
– Trung thất giữa: chứa đựng khí quản, phế quản gốc và rốn phổi
– Trung thất sau: là không gian nằm phía sau khí quản, chứa đựng thực quản, động mạch chủ xuống, chuỗi hạch giao cảm ngực, dây X, dây hoành, hạch bạch huyết.
3. Trung thất được chia làm 3 tầng
Trên, giữa, dưới bởi mặt phẳng đi ngang bờ trên quai động mạch chủ (mặt phẳng thứ nhất) và đi ngang nơi chia đôi của khí quản (mặt phẳng thứ hai).
II. NGUYÊN NHÂN
Chèn ép và gây hội chứng trung thất gồm
1.Các u bướu
Như u phế quản, u hạch bạch huyết, u thần kinh, bướu giáp chìm, phình động mạch chủ, u tuyến ức.
2. Áp xe trung thất
Áp xe thực quản, áp xe hoành
III. TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG
Tuỳ theo vị trí khối u mà có các chèn ép cơ quan khác nhau gây ra nhiều triệu chứng khác nhau, có 4 loại triệu chứng:
1. Chèn ép khí quản
Gây ra:
– Khó thở: khó thở vào, dấu co kéo, nghe có tiếng rít thanh quản.
– Ho: ho khan, ho từng cơn, có khi ho ra máu.
– Đau ngực: đau ở một vị trí cố định, đau liên tục, có khi đau lan theo dây thần kinh.
2.Chèn ép mạch máu
2.1.Chèn ép tĩnh mạch chủ trên
Gây ứ máu ở não, mặt và cổ, gây nhức đầu, môi tím, phù ở mặt-cổ-ngực – 2 tay (gọi là phù áo khoác) ngược lại 2 chân không phù, có tuần hoàn bàng hệ ở phần trên ngực, tĩnh mạch cổ nổi to.
2.2. Chèn ép tĩnh mạch chủ dưới
Phù ở phần dưới của lồng ngực và phần trên bụng, phù 2 chân, trong khi 2 tay không phù, gan to, tuần hoàn bàng hệ ở vùng bị phù.
2.3. Chèn ép động mạch dưới đòn
Làm huyết áp và mạch 2 tay chênh nhau ( quá giới hạn bình thường ).
2.4.Chèn ép động mạch phổi
Khó thở khi gắng sức, có tiếng thổi tâm thu ở động mạch phổi.
3. Chèn ép thực quản
Gây khó nuốt, nuốt nghẹn, nuốt đau, bệnh nhân đau sâu phía sau ngực.
4. Chèn ép thần kinh
4.1. Chèn ép dây thần kinh quặt ngược
Gây nói khàn, nói hai giọng, hay tắc tiếng.
4.2. Chèn ép dây thần kinh giao cảm cổ
Bên bị chèn ép đồng tử co, khe mắt hẹp lại, gò má đỏ hồng gọi là hội chứng Claude- Bernard- Horner.
4.3. Chèn ép dây thần kinh hoành( cơ hô hấp chính)
Gây khó thở, nấc cụt.
VI. CẬN LÂM SÀNG
1. Rọi x quang
Để tìm dấu liệt cơ hoành
Bên liệt không di động khi bệnh nhân hít thở, tìm dấu phình quai động mạch chủ.
2. Chụp x quang phổi
-Phim phổi chuẩn (thẳng, nghiêng) có thể thấy được trung thất rộng ra(thẳng), một đám mờ nằm ở rốn phổi(nghiêng),
-Chụp cắt lớp vi tính, chụp cộng hưởng từ phổi và trung thất:
Để xác định vị trí, hình dạng, kích thước của các khối u phổi và trung thất, sự xâm lấn của khối u vào các tạng lân cận, các hạch ở 2 bên khí quản, hạch rốn phổi, hạch dưới nơi chia đôi của khí quản…
3. Nội soi phế quản
Để tìm biến dạng của khí phế quản do khối u bên ngoài chèn ép vào hay xâm lấn vào, tìm khối u hay loét sùi trong lòng phế quản và sinh thiết để tìm bản chất của tổn thương. .
Bằng kĩ thuật nội soi thể thấy được liệt dây thanh âm một bên.
V.PHÂN LOẠI
Tuỳ theo vị trí của khối u mà ta có các hội chứng trung thất, có thể một hội chứng, có thể nhiều hội chứng phối hợp nhau:
– Hội chứng trung thất trên: u ở trung thất trên gây dấu chèn ép tĩnh mạch chủ trên.
– Hội chứng trung thất dưới: u ở trung thất dưới gây dấu chèn ép tĩnh mạch chủ dưới.
– Hội chứng trung thất sau: chèn ép thực quản, thần kinh gian sườn, ống ngực.
– Hội chứng trung thất giữa: chèn ép khí quản, thần kinh quặt ngược.
– Hội chứng trung thất trước: thường ít triệu chứng, chỉ đau âm ỉ trước ngực.
YKHOA247.com thành lập với mục đích chia sẻ kiến thức Y Khoa.
Mọi thông tin trên trang web chỉ mang tính chất tham khảo, bạn đọc không nên tự chẩn đoán và điều trị cho mình.