Chữa trị sỏi thận, sỏi niệu quản, sỏi bàng quang bằng thuốc y học cổ truyền

Chào bạn, nếu bạn là sinh viên Y Khoa đã, đang hoặc sắp đi thực hành lâm sàng tại bệnh viện thì không nên bỏ qua Khóa học kiến thức lâm sàng nội khoa này nhé! Đây là khóa học chất lượng được đánh giá cao bởi khoảng 400 thành viên đăng ký là các sinh viên Y Khoa trên khắp cả nước và các bác sĩ nội khoa.

SỎI ĐƯỜNG TIẾT NIỆU

Sỏi đường tiết niệu YHCT gọi là chứng „sa lâm”, „thạch lâm”, gồm các triệu chứng chủ yếu: đau bụng, đau lưng, tiểu tiện ra máu, tiểu tiện khó, v.v…

Nguyên nhân do thấp nhiệt kết ở hạ tiêu, làm cặn nước tiểu đọng lại, nhỏ gọi là sa, to gọi là thạch. Sa và thạch làm trở ngại đến việc bài tiết nước tiểu gây ra tiểu tiện khó, ứ lại gây đau. Thấp nhiệt còn gây sốt, huyết ứ trệ gây chảy máu.

  1. THẾ THẤP NHIỆT

Tương ứng với sỏi đường tiết niệu kèm theo bội nhiễm đường tiết niệu.

Triệu chứng: bụng, lưng đau kịch liệt lan lên vùng hạ vị hay lan xuống bộ phận sinh dục, đái nhiều lần, mót đái, đái đau, nước tiểu xuống không hết thường kèm theo đái ra máu, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng dầy, dính, mạch huyền sác hay hoạt sác.

Phương pháp chữa: thanh nhiệt lợi thấp, bài thạch.

Bài thuốc: Có thể gia giảm vị thuốc và liều lượng

Bài 1:

Kim tiền thảo 40g, Sa tiền 20g, Trạch tả 12g, Ngưu tất 12g, Kê nội kim 8g, Tỳ giải 20g, Uất kim 12g.

Bài 2: Đạo xích tán gia giảm:

Sinh địa 16g, Đạm trúc diệp 16g, Mộc thông 8g, Cam thảo sao cháy 8g, Kim tiền thảo 40g, Sa tiền 20g, Kê nội kim 8g

Nếu đái ra máu thêm Cỏ nhọ nồi 16g, Tiểu ké 12g.

Nếu đau nhiều thêm Ô dược 8g, Diên hồ sách 8g, Uất kim 8g.

Châu cứu:

Châm kích thích mạnh, ngày một lần. Chọn huyệt tùy vị trí của sỏi trên đường tiết niệu.

Sỏi thận là đoạn trên của niệu quản: Thận du, Kinh môn, Túc tam lý.

Sỏi niệu quản (đoạn dưới), sỏi bàng quang: Quan nguyên, Khí hải, Trung cực, Bàng quang du, Túc tam lý.

Nhĩ châm:

Châm các vị trí: Giao cảm, Thận, Bàng quang.

  1. THỂ Ứ TRỆ

Tương ứng với các trường hợp sỏi gây sung huyết, chảu máu nhiều.

Triệu chứng: đau lưng liên miên, đau tức, vùng hạ vị đầy trướng đau, tiểu tiện khó không dứt, tiểu tiện ra máu hoặc ra máu cục, chất lưỡi đỏ có điểm ứ huyết, rêu lưỡi mỏng, mạch huyền sác.

Phương pháp chữa: lý khí hành trệ, hoạt huyết thong tiểu.

Bài thuốc: Có thể gia giảm vị thuốc và liều lượng

Bài 1:

Kim tiền thảo 40g, Sa tiền 20g, Đào nhân 8g, Uất kim 8g, Ngưu tất 12g, Chỉ xác 8g, Đại phúc bì 8g, Kê nội kim 8g, Ý dĩ 16g.

Bài 2: Tứ vật đào hồng thang gia giảm:

Sinh địa 16g, Bạch thược 12g, Xuyên khung 12g, Đương quy 12g, Đào nhân 8g, Hồng hoa 8g, Chỉ thực 8g, Đại phúc bì 12g, Uất kim 8g, Kê nội kim 8g, Liên kiều 12g.

Châm cứu: Châm như thể thấp nhiệt

Nhĩ châm: như trên

Trường hợp sỏi đường tiết niệu không có cơn đau, không tiểu tiện ra máu, không tiểu tiện buốt và rắt thì uống thường xuyên các vị thuốc bổ tỳ, bổ thận phối hợp với các vị thuốc lợi niệu làm sỏi tiêu dần hoặc bài tiết ra ngoài.

Bài thuốc: Có thể thay đổi vị thuốc và liều lượng

Bài 1:

Đảng sâm 16g, Bạch truật 8g, Sa tiền 16g, Ý dĩ 12g, Ba kích 8g, Phục linh 8g, Trạch tả 12g, Kim tiền thảo 24g, Thỏ ty tử 8g, Ngải cứu 16g.

Bài 2:

Kim tiền thảo 40g, Kê nội kim 8g, Ngải cứu 16g.

Bài 3: Lợi niệu bài thạch thang:

Kim tiền thảo 20g, Sa tiền tử 20g, Bạch mao căn 20g, Ý dĩ 12g.

Sau khi chữa bằng thuốc và châm cứu như trên, bệnh không đỡ hoặc các trường hợp sỏi niệu quản gây ứ nước, ứ mủ ở thận thì phải xử trí bằng phương pháp phẫu thuật lấy sỏi của y học hiện đại. Sau khi phẫu thuật xong có thể dùng tiếp tục các bài thuốc trên để tránh sỏi đường tiết niệu tái phát.

THUỐC THÀNH PHẨM: Kim tiền thảo

Đăng ký nhận thông báo
Thông báo về
guest
0 Bình luận
Inline Feedbacks
Xem tất cả các bình luận
You cannot copy content of this page
Copy link
Powered by Social Snap