TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC HUẾ Họ và tên SV: ……………..………………………………………….
Bộ môn Nội Lớp: …………………………………………………………………………………….
ĐỀ THI TRẮC NGHIỆM HỌC PHẦN: LT NỘI BỆNH LÝ 4,5
LỚP Y5GHIKMN
Học kì II – Năm học 2016-2017
Thời gian làm bài: 60 phút – ngày 11/01/2016
Chọn 1 đáp án đúng nhất. Nộp lại đề thi. Nghiêm cấm sao chép đề dưới mọi hình thức.
ĐỀ A
1. Một trong các nguyên nhân sau không gây ra xơ gan:
A. HBV B. HCV C. Viêm gan mỡ D. HAV E. Tự miễn
2. Chẩn đoán sớm xơ gan ở giai đoạn còn bù cần dựa vào:
A. Theo dõi định kỳ viêm gan mạn B. Đo độ xơ hóa gan
C. Theo dõi tiểu cầu D. A và B đúng E. Tất cả đều đúng
3. Thuốc điều trị viêm gan B đường uống thường dùng nhất hiện nay:
A. Lamivudine B. Adefovir C. Entecavir D. Tenofovir E. C và D đúng
4. Phác đồ thông thường điều trị viêm gan kiểu gen 1 hiện nay là:
A. Sofosbuvir+ Ledipasvir B. sofosbuvir + ribavirine C. Peg-interferon + ribavirine
D. A và B đúng E. Tất cả đều đúng
5. Chỉ định điều trị thuốc kháng virus B cần dựa vào:
A. SGPT B. HBV DNA C. Kiểu gen HBV D. A và B đúng E. A, B và C
6. Thời gian điều trị chuẩn của các thuốc DAA trong viêm gan C mạn hiện nay là:
A. 4 tuần B. 3 tháng C. 6 tháng D. 9 tháng E. 12 tháng
7. Các trường hợp nên được xem xét điều trị kháng HBV ngay cả khi men gan bình thường:
A. Xơ gan B. Chuẩn bị điều trị ung thư C. Chuẩn bị điều trị tác nhân sinh học D. A và B đúng E. A, B và C đều đúng
8. Thuốc kháng HBV không được dùng khi bệnh nhân xơ gan mất bù: (Chống chỉ định dùng các loại thuốc tiêm, chỉ áp dụng phác đồ điều trị thuốc uống Entecavir, Tenofovir, điều chỉnh liều khi độ thanh thải Creatinin <50ml/phút.) A. Lamivudine B. Adefovir C. Entecavir D. Tenofovir E. Interferon 9. Corticoid có tác dụng chống viêm tại chỗ trong bệnh Crohn là : A. Prednisolon B. Imurel C. Budesonide D. Imatinib E. Pentasa 10. Tổn thương sớm đặc hiệu cho bệnh Crohn trên nội soi là: A. Loét sâu B. Giả polyp C. Loét Ap tơ D. Tổn thương dạng lát đá E. C và D đúng 11. Chẩn đoán bệnh Crohn ở nước ta nên dựa vào các yếu tố sau, trừ một : A. Loại trừ bệnh ký sinh trùng B. Loại trừ lao và vi khuẩn C. Nội soi đại tràng D. Cấy phân E. Điều trị thử 12. Các biến chứng thường gặp nhất của Crohn là : A. Dò B. Tắc ruột C. Xuất huyết tiêu hóa D. A và B đúng E. A và C đúng 13. Theo khuyến cáo của Trường Môn các thầy thuốc Hoa Kỳ (ACP), phẫu thuật điều trị béo phì được chỉ định khi BMI: ( BMI > 35 phối hợp bệnh kèm (ĐTĐ, bệnh cơ tim do béo phì, bệnh lý khớp mức độ nặng, ngưng thở lúc ngủ. BMI > 40 hoặc ≥ 35 (AACE 2017))
A. ≥ 30 B. ≥ 35 C. ≥ 37 D. ≥ 40 E. ≥ 42
14. Phân loại béo phì theo sự phân bố mỡ thì Béo phì nội tạng thuộc típ:
A. I B. II C. III D. IV E. V
(Típ I: thừa mỡ (phân bố đều khắp cơ thể)
Típ II: BP dạng nam (mỡ tập trung vùng thân-bụng)
Típ III: BP nội tạng (mỡ tập trung chủ yếu ở nội tạng)
Típ IV: BP dạng nữ (mỡ tập trung phần dưới cơ thể: vùng mông, đùi))
15. Liều Xenical được sử dụng trong điều trị béo phì:
A. 60 mg x 3 viên/ngày B. 90 mg x 2 viên/ngày C. 90 mg x 3 viên/ngày D. 120 mg x 2 viên/ngày E. 120 mg x 3 viên/ngày
16. Amiodarone có thể gây nên (các) bệnh cảnh sau:
A.Viêm tuyến giáp do phá hủy B.Iode Basedow hóa C. Suy giáp
D. A, B đúng E. A, B, C đúng
17. Viêm tuyến giáp (VTG) bán cấp còn có tên:
A. VTG mô hạt bán cấp B. VTG không nung mủ bán cấp C. VTG de Quervain’s D. A, C đúng E. A, B, C đúng
18. Viêm tuyến giáp (VTG) lympho mạn tính còn có tên:
A. VTG de Quervain’s B. VTG yên lặng C. VTG lympho với nhiễm độc giáp tự thoái triển
D. VTG Hashimoto E. VTG Riedel’s
19. Theo ADA 2017, giá trị glucose máu (mmol/L) cảnh báo hạ glucose:
A. < 3,9 B. < 3,5 C. < 3,3 D. < 3,0 E.< 2,5
20. Loại insulin nào có tác dụng gây hạ glucose máu kéo dài nhất:
A. Insulin glargine B. Insulin detemir C. Insulin degludec (40h)
D. Insulin aspart E. Insulin glulisin
21. Trong điều trị hạ glucose máu, có thể tiêm bắp,, tiêm dưới da glucagon với liều:
A. 0,1 – 0,5 mg B. 0,5 – 1,0 mg C. 1,0 – 2,0 mg
D. 2,0 – 2,5 mg E. 3,0 – 4,0 mg
22. Phản ứng đầu tiên của cơ thể khi glucose máu bắt đầu giảm là:
A. Da tái, đổ mồ hôi B. Hồi hộp, tăng huyết áp C. Tuỵ ngừng tiết insulin D. Lẫn lộn, hoang tưởng E. Ảo thị, ảo giác
23. Bệnh nhân đái tháo đường type 2 đang điều trị bằng thuốc nào cần đặc biệt lưu ý khi xử trí hạ glucose máu:
A.Sulfonylurea B. Metformin C. Ức chế alpha glucosidase
D. TZD E. Ức chế SGLT2
24. Nguyên nhân hội chứng Cushing thường gặp nhất:
A. U tuyến tuyến thượng thận B. K biểu mô tuyến thượng thận C. Do sử dụng glucocorticoid D. Bệnh Cushing E. Tiết ACTH lạc chỗ
25. Test thích hợp nhất để chẩn đoán suy thượng thận một phần là:
A. Test Metyrapone B. Test Dexamethasone
C. Test Cosyntropin D. Test dung nạp insulin E. Test CRH
26. Kháng nguyên phù hợp tổ chức nào thường gặp trong viêm cột sống dính khớp
A.HLA-DR4 B. HLA-B27 C.HLA- DR3 D. HLA-DR1 E. HLA- B27 VÀ DR3
27. Đặc điểm nào sau đây phù hợp với giai đoạn khởi phát của bệnh viêm cột sống dính khớp
A. Đa số khởi bệnh trước tuổi 30. B. Thường đau vùng mông, thắt lưng hay thần kinh tọa
C.70% khởi bệnh đột ngột với các dấu hiệu cấp tính D.A và B E. A và C
28. Dấu hiệu ban đầu thường thấy ở bệnh viêm cột sống dính khớp, ngoại trừ:
A. Đau vùng thắt lưng B. Đau kiểu chèn ép thần kinh tọa
C. Viêm điểm bám gân chi dưới D. Viêm các khớp nhỏ E. Đau khớp háng
29. Đa u tủy xương là bệnh lí tăng sinh ác tính
A. Tủy bào B. Bạch cầu C. Tương bào
D. Nguyên hồng cầu E. Tế bào đơn nhân
30. Các đặc điểm sau phù hợp với bệnh đa u tủy xương, ngoại trừ:
A. Thiếu máu B. Tạo nhiều ổ tiêu xương C. Suy thận
D. Giảm các globulin miễn dịch trong máu. E. Tăng canxi máu
31. Triệu chứng của bệnh đa u tủy xương xuất hiện ở nhiều cơ quan là do:
A. Tương bào có mặt ở hầu hết các cơ quan B. Sự di căn tế bào bệnh theo đường máu
C. Bệnh nhân bị suy giảm miễn dịch D. Câu A và B đúng E. Câu B và C đúng
32. Bệnh đa u tủy xương, triệu chứng lâm sàng thường xuất hiện ở
A. Xương B. Thận C. Máu D. Thần kinh E. Gan
33. Nguyên tắc nào sau đây không phù hợp trong điều trị thuốc chống lao
A. Điều trị càng sớm càng tốt B. Thực hiện chế độ ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý
C. Nên dùng thuốc một lần trong ngày, buổi sáng, lúc no
D. Nên dùng thuốc một lần trong ngày, buổi sáng, lúc đói
E. Theo dõi tình trạng toàn thân, tác dụng phụ của thuốc, tổn thương tại chỗ
34. Loãng xương là:
A. Sự giảm khối lượng xương B. Sự thoái biến vi cấu trúc xương
C. Sự giảm chất lượng xương D. Câu A và B đúng E. Câu B và C đúng
35. Chẩn đoán xác định loãng xương dựa vào:
A. Lâm sàng
B. Đo mật độ xương bằng phương pháp DXA trung tâm
C. Đo mật độ xương bằng siêu âm định lượng D. X quang xương khớp
E. Định lượng canxi huyết thanh
36. Những yếu tố nguy cơ gây loãng xương, ngoài trừ:
A. Chủng tộc da trắng B. Người béo phì C. Người hút thuốc lá
D. Sử dụng corticoid kéo dài E. Suy giảm hormon sinh dục
37. Đặc điểm nào sau đây phù hợp loãng xương nguyên phát:
A. Do quá trình lão hóa B. Do quá trình suy giảm hormon sinh dục
C. Do giảm hấp thu canxi bằng đường tiêu hóa D. Xuất hiện muộn và diễn biến từ từ
E. Tất cả đều đúng
38. Các triệu chứng lâm sàng của bệnh loãng xương nguyên phát có thể gặp:
A. Thiếu máu B. Đau xương C. Gãy xương
D. Biến dạng cột sống E. Giảm chiều cao
39. Các biến dạng thân đốt sống thường gặp trên X quang trong bệnh loãng xương:
A. Gãy xương nhiều thân đốt sống B. Gãy dạng lõm C. Gãy hình chêm
D. Gãy chèn ép E. Tất cả đều đúng
40. Chẩn đoán loãng xương bằng phương pháp đo hấp phụ tia X năng lượng kép thông qua:
A. Chỉ số T B. Chỉ số Z C. Mật độ xương
D. Câu A và B đúng E. Câu A, B và C đúng
41. Đo mật độ xương bằng DXA thường đo ở vị trí:
A. Thân xương đùi bên trái B. Thân xương đùi bên phải C. Cột sống đoạn lưng
D. Cột sống đoạn thắt lưng E. Tất cả đều đúng
42. Áp xe lạnh có đặc điểm sau đây, loại trừ:
A. Mềm B. Không đau C. Có thể vỡ chảy nước vàng
D. Để lại các vết loét và lỗ dò dễ liền E. Có vị trí khác nhau tùy vị trí tổn thương
43. Tiêu chuẩn nào không phù hợp trong đánh giá lành bệnh ở bệnh nhân lao cột sống
A. Hết sốt B. Tổng trạng tốt C. Không còn rò mủ, áp xe
D. Tái lập xương thấy trên X quang E. Hết đau
44. So sánh thuốc giảm đau ức chế chọn lọc COX-2 và ức chế không chọn lọc COX:
A. Thuốc ức chế COX 2 có tác dụng giảm đau mạnh hơn
B. Giảm nguy cơ suy thận do không ức chế lên COX-1
C. Thuốc ức chế COX-2 không ảnh hưởng đến chức năng đông máu
D. Không làm gia tăng nguy cơ tim mạch
E. Tất cả đều đúng
45. Thuốc giảm đau opioid:
A. Hầu hết tác dụng phụ liên quan đến opioid đều có thể loại bỏ nhanh với Naloxone
B. Suy hô hấp là tác dụng phụ thường gặp
C. Buồn nôn, nôn, ngứa, táo bón là những tác dụng phụ thường gặp
D. A, B, C đúng E. A, C đúng
46. Một tác dụng phụ của Opioid không thể loại bỏ nhờ Naloxone là:
A. Suy hô hấp B. Co giật C. Hôn mê D. Buồn nôn E. Táo bón
47. Các thuốc nào sau đây có hiệu quả trong giảm đau thần kinh:
A. Amytriptiline B. Pregabaline C. Levetiracetam D. A, B, C đúng E. A, B đúng
48. Bệnh nhân nữ 65 tuổi, tiền sử bệnh cơ tim thiếu máu cục bộ, vào viện vì những cơn đau bỏng rát vùng mặt phải, có khi cảm giác đau như điện giật, tăng khi sờ vào, khi có gió thổi. Những thuốc nào sau đây có thể được chỉ định đầu cho bệnh nhân: (1) Amitriptillin; (2) Meloxicam, (3) Neurontin, (4) Lyrica, (5) Duloxetine
A. Tất cả các thuốc trên B. (1), (2), (3) C. (1), (3), (4), (5)
D. (3), (4), (5) E. (3), (4)
49. Suy hô hấp mạn nghẽn:
A. Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính(COPD) B. Hen phế quản
C. Nghẽn đường hô hấp trên: u, sẹo hẹp D. Chỉ B, C đúng E. A, B, C đúng
50. Rối loạn thông khí trong suy hô hấp mạn:
A. Suy hô hấp mạn nghẽn: VEMS tăng (giảm), tỉ số Tiffneau giảm
B. Suy hô hấp hạn chế: dung tích phổi toàn phần giảm
C. Suy hô hấp mạn nghẽn: độ giãn phổi giảm làm thở vào khó hơn
D. A, B đúng E. A, C đúng
51. Đặc điểm thông khí-tưới máu trong suy hô hấp mạn:
A. Giảm hiệu quả nối tắt (tăng) B. Tăng khoảng chết
C. PaO2 bình thường (giảm) D. PaCO2 giảm (tăng) E. A, B, C, D đều sai
52. Lâm sàng của suy hô hấp mạn không bao gồm:
A. Tím B. Khó thở C. Đau ngực
D. Rối loạn hành vi E. Dấu tâm phế mạn
53. Điều trị không phù hợp cho suy hô hấp mạn vừa:
A. Tiêm vaccin cúm
B. Roxithromycine 150 mg x 2 viên/ngày, chia 2
C.Acetylcysteine (Acemuc) 200 mg, 12 gói/ngày, chia 3 (3 gói/j)
D. Salbutamol 2 mg, 0,2 – 0,3 mg/kg/ngày, chia 3 E. Vỗ rung lồng ngực
54. Điều trị không phù hợp cho suy hô hấp mạn vừa:
A. Cephadroxil 500 mg x 3 viên/ngày, chia 3
B. Ambroxol (Mucosolvan) 30 mg x 3 viên/ngày, chia 3
C. Theophylline 100mg, 10-15 mg/kg/ngày, chia 3
D. Prednisolon 5mg x 3 viên/ngày, uống sáng
E. A, B, C, D đều sai
55. Điều trị suy hô hấp mạn nặng:
A. Almitrine bimesilate (Vectarion) 15 mg, 3 viên/ngày, chia 3
B. Thở oxy 0,5 – 1,5 lít/phút, 2-5 giờ/ngày (12-15h/j)
C. Digoxin 0,25 mg x ½ ống, tĩnh mạch chậm (khi có suy tim)
D. Furosemide 20 mg x 2 ống, tĩnh mạch, chia 2 (
E. Solumedrol (Methylprednisolon) 40 mg x 2 ống, tĩnh mạch, chia 2 (trong 5j)
56. Điều trị không phù hợp trong suy hô hấp mạn nặng:
A. Thở oxy qua mask hiệu quả hơn qua sonde mũi
B. Thở máy là chỉ định tối ưu C. Chống chỉ thuốc an thần
D.Thận trọng khi dùng digoxin E. Không chống chỉ định corticoide
57. Bệnh nhân nam 65 tuổi, vào viện vì tăng khó thở và ho khạc đàm. Tiền sử: viêm phế quản mạn, hút thuốc lá 50 gói/năm. Khí máu động mạch: Ph 7,2; PaCO274 mmHg; HCO3- 32 mmHg.
A. Suy hô hấp mạn nặng B. Đợt cấp suy hô hấp mạn
C. Suy hô hấp mạn trung bình D. Suy hô hấp cấp trung bình
E. Suy hô hấp cấp nặng
58. Bệnh nhân nữ 80 tuổi, khó thở tăng khi gắng sức, lần này vào viện vì ho nhiều, đàm máu tươi lượng ít. Tiền sử: giãn phế quản. Khí máu động mạch: pH 7,39; PaCO248 mmHg; PaO2 69 mmHg; HCO3- 28 mmHg.
A. Suy hô hấp cấp nặng B. Đợt cấp suy hô hấp mạn
C. Suy hô hấp mạn nhẹ D. Suy hô hấp mạn trung bình
E. Suy hô hấp mạn nặng
59. Sintrom là thuốc kháng vitamin K có đặc điểm sau:
A.Là thuốc chống đông đường uống phổ biến hiện nay B. Là hoạt chất của Acenocoumarol
C. Có thời gian bán hủy ngắn hơn Previscan (Fluindione) D.Cả A,B,C đúng
E.Chỉ A,B đúng
60. Các thuốc chống đông kháng vitamin K có đặc điểm sau ngoại trừ một:
A.Là thuốc chống đông đường uống duy nhất
B. Làm giảm tổng hợp các yếu tố đông máu phụ thuộc vitamin K C. Phải theo dõi INR
D.Chống chỉ định ở phụ nữ có thai E.Phải lưu ý tương tác thuốc
61. Coumadine (Warfarin) có đặc điểm sau:
A. Có thể gây tổn thương não B. Chống chỉ định ở phụ nữ có thai
C. Có thời gian bán hủy dài hơn Sintrom D.Chỉ A,B đúng E.Cả A,B,C đúng
62. Trong các đặc điểm sau cái nào không chính xác với thuốc kháng vitamin K:
A. Có thể gây tổn thương não B. Chống chỉ định ở phụ nữ có thai
C. Có thể chỉ định ở bệnh nhân có suy gan nặng
D.Chống chỉ định ở bệnh nhân loét dạ dày
E.Giảm tác dụng khi kết hợp với Carbamazepin
63. Trong các đặc điểm sau cái nào không chính xác với chỉ số CHA2DS2-VASc:
A. Để đánh giá nguy cơ đột quỵ B. Chỉ định ở bệnh nhân rung nhĩ có bệnh van tim
C. Chỉ định dùng thuốc chống đông khi ≥ 2 điểm
D.Chỉ áp dụng ở bệnh nhân rung nhĩ không có bệnh van tim
E.Nhấn mạnh đến tuổi cao và đột quỵ
64. Bệnh cơ tim hạn chế phải có biểu hiện nào sau đây
A. Giảm chức năng tâm thu thất trái B. Giảm chức năng tâm trương thất trái
C. Giãn thất trái D. Dày cơ thất trái E. Giãn tim phải
65. Phương thức điều trị nào sau đây không thích hợp với bệnh cơ tim phì đại tắc nghẽn
A. Chẹn beta B. Ức chế men chuyển C. Tạo nhịp
D. Phẫu thuật E. Hủy vách liên thất qua ống thông tim
66. Thuốc nào sau đây không được dùng khi có khó thở suy tim trong bệnh cơ tim phì đại tắc nghẽn
A. Propranolon B. Digoxin C. Diltiazem D. Isoptin E. Amiodarone
67. Thuốc nào sau đây không nên dùng trong bệnh cơ tim giãn
A. Chẹn beta B. Nifedipine C. Lợi tiểu quai D. Spironolactone E. Enalapril
68. Thông số nào sau đây quyết định chẩn đoán bệnh cơ tim giãn thứ phát khi đã có suy tim
A. EF B. CO C. CI D. Chỉ số Tei E. Chỉ số khối cơ thất trái
69. Bloc nhĩ thất:
A. Là bệnh lý nặng B. Là bệnh lý không nặng C. Chẩn đoán bằng đo đoạn PR trên điện tim
D. Do chậm/nghẽn xung động ở nút nhĩ thất hoặc bó His
E. Do chậm/nghẽn xung động ở bó His trái hoặc phải
70. Trong bloc nhĩ thất:
A. Sóng P có dạng 2 đỉnh hoặc 2 pha ở DI, aVF, V6 B. Phức bộ QRS kéo dài từ 140 – 160 mili giây
C. Đánh giá tần số thất cần phải đo điện tim trong 6 giây
D. Tần số nhĩ nhanh hơn hoặc tương đương tần số thất E. Khoảng PR kéo dài dần ra
71. Vị trí tổn thương động mạch thận thường gặp nhất trong xơ vữa động mạch:
A. Tiểu động mạch đến B. Tiểu động mạch đi C. Động mạch cung
D. Gần chỗ xuất phát ở động mạch chủ E. Động mạch gian thùy
72. Tổn thương của động mạch thận do biến chứng của tăng huyết áp nguyên phát:
A. Loạn sản xơ cơ B. Mảng xơ vữa C. Xơ hóa tiểu động mạch thận
D. Thuyên tắc động mạch thận lớn E. Hẹp động mạch thận kích thước trung bình
73. Furosemide (Lasilix®) có tác dụng ức chế tái hấp thu Natri ở:
A. Ống lượn gần B. Nhánh xuống quai Henle C. Nhánh lên quai Henle
D. Ống lượn xa E. Ống góp
74. Thuốc lợi tiểu có tác dụng ức chế tái hấp thu Natri mạnh nhất:
A. Lợi tiểu quai B. Lợi tiểu ống lượn gần C. Lợi tiểu Thiazide
D. Lợi tiểu ống lượn xa E. Lợi tiểu thẩm thấu
75. Thuốc lợi tiểu có tác dụng giữ kali:
A. Furosemide B. Mannitol C. Thiazide D. Aldactone (spironolacton-kháng ald) E. Bumétamide
76. Vị trí tổn thương sớm trong bệnh thận đa nang:
A. Mạch thận B. Cầu thận C. Ống thận D. Kẽ thận E. Vỏ thận
77. Đặc điểm lâm sàng trong bệnh thận đa nang:
A. Thận lớn 2 bên cân xứng B. Thận lớn 1 bên C. Thận teo ở giai đoạn sau
D. Thận lớn 2 bên không cân xứng E. Thận gồ ghề, đều hai bên
78. Xét nghiệm phù hợp với bệnh thận đa nang:
A. Đa hồng cầu B. Tăng natri máu C. Tăng bạch cầu ái toan
D. Giảm độ tập trung tiểu cầu E. Tăng Gamma globulin
79. Thuốc Tolvaptan sử dụng trong bệnh thận đa nang có cơ chế:
A. Kích thích ADH B. Đối kháng Vasopressin C. Đối kháng thụ thể
D. Ức chế canxi E. Kháng Aldosterone
80. Creatinin máu ở người cao tuổi:
A. Thường tăng do tăng chuyển hóa B. Thường tăng do giảm lọc cầu thận
C. Thường giảm do giảm khối lượng cơ D. Thường giảm do tăng lọc cầu thận
E. Thường giảm do giảm tái hấp thu ống thận
81. Thận ở người cao tuổi:
A. Tăng kích thước đều hai bên B. Giảm kích thước đều hai bên
C. Tăng kích thước không đều 2 bên D. Giảm kích thước không đều 2 bên
E. Giãn đài bể thận đều 2 bên.
82. Nguyên tắc nào sau đây không phù hợp trong điều trị thuốc chống lao
A. Điều trị càng sớm càng tốt B. Thực hiện chế độ ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý
C. Nên dùng thuốc một lần trong ngày, buổi sáng, lúc no
D. Nên dùng thuốc một lần trong ngày, buổi sáng, lúc đói
E. Theo dõi tình trạng toàn thân, tác dụng phụ của thuốc, tổn thương tại chỗ
83. Ngoài tác dụng đào thải nước, thuốc lợi tiểu còn đào thải các chất điện giải, trong đó chủ yếu là:
A. Kali. B. Natri. C. Chlore D. Bicarbonate. E. Canxi.
84. Vị trí tác động chính của các thuốc lợi tiểu muối (Thiazide) ở:
A. Cầu thận. B. Ống lượn gần. C. Nhánh lên quai Henlé.
D. Ống lượn xa. E. Ống góp.
85. Trong các thuốc lợi tiểu dưới đây thuốc nào có tác dụng làm tăng lưu lượng máu đến thận:
A. Acétazolamide. B. Lợi tiểu thủy ngân. C. Thiazide.
D. Furosémide. E. Spironolacton.
86. Các Spironolacton khác cơ bản với Triamtérène, Amiloride là:
A. Ức chế đặc hiệu sự trao đổi Na+ , K+. B. Loại lợi tiểu tiết kiệm Kali.
C. Có cấu trúc tương tự Aldosterone. D. Tăng đào thải Natri. E. Tăng đào thải Chlore.
87. Thuốc lợi tiểu được chọn lựa đầu tiên trong phù phổi cấp là:
A. Glucose ưu trương 20%. B. Acétazolamide. C. Hypothiazide.
D. Furosémide. E. Spironolacton.
88. Nguyên nhân làm tăng Natri máu:
A. Suy thận mạn tiết thực hạn chế muối kéo dài. B. Truyền Glucose 5% kéo dài.
C. Các Stress mạnh tấn công tế bào: thiếu khí, lạnh, nhồi máu cơ tim, nhồi máu não.
D. Bệnh tâm thần uống nhiều. E. Dùng nhiều Mannitol.
89. Nguyên nhân làm hạ Natri máu:
A. Nhịn khát. B. Sốt cao, chảy mồ hôi nhiều. C. Bỏng nặng, viêm tụy cấp. D. Nhồi máu cơ tim, nhồi máu não. E. Dùng nhiều Mannitol.
90. Bệnh nguyên tăng Kali máu:
A. Tiêu chảy nặng, lỗ dò ruột non. B. Insulin máu cao.
C. Tăng Aldosterone máu. D. Tăng hoạt vỏ thượng thận. E. Suy thận cấp.
91. Triệu chứng điện tâm đồ tăng Kali máu.
A. ST dẹt. B. Xuất hiện sóng U nhiều chuyển đạo.
C. ST chênh xuống. D. Sóng P cao nhọn. E. Tất cả đều đúng.
92. Chẩn đoán hạ glucose máu khi nồng độ glucose máu (mmol/L):
A. <2,8 B. <3,5 C. <3,9 D. < 4,2 E. < 4,5
93. Hạ glucose máu tương đối khi:
A. Không có triệu chứng hạ glucose máu, glucose máu < 3,5 mmol/L
B. Không có triệu chứng hạ glucose máu, glucose máu < 3,9 mmol/L C. Có triệu chứng hạ glucose máu, glucose máu > 3,5 mmol/L
D. Có triệu chứng hạ glucose máu, glucose máu > 3,9 mmol/L
E. Không có triệu chứng giao cảm điển hình, glucose máu < 3,5 mmol/L
94. Bệnh nhân đái tháo đường type 2 đang điều trị bằng thuốc nào cần đặc biệt lưu ý khi xử trí bị hạ glucose máu:
A.Sulfonylurea B. Metformin C. Ức chế alpha glucosidase
D. TZD E. Ức chế SGLT2
95. Phần trăm (%) năng lượng tiêu hao lúc nghỉ của các cơ quan trong cơ thể (ngoại trừ mô mỡ và mô cơ):
A.40 B. 50 C.60 D.65 E.75
96. Gợi ý suy thượng thận khi nồng độ cortisol sáng (nmol/L):
A. < 73 B. < 78 C. < 80 D. < 83 E. < 89
97. Liều Hydrocortison trong điều trị cấp cứu suy thượng thận cấp:
A.100-150 mg mỗi 12h B. 50-100 mg mỗi 6-8h C. 50-100 mg mỗi 12h
D. 100-150 mg mỗi 4h E. 25 mg mỗi 4h.
98. Bệnh nhân suy thượng thận mạn đang điều trị khi có stress cần:
A.Vào viện ngay B.Chích hydrocortison C.Chích Dexamethason
D.Tăng liều glucocorticoid hàng ngày lên gấp đôi
E.Tăng liều glucocorticoid hàng ngày lên gấp ba
99. Bệnh thận tiết niệu thường xảy ra nhất trong thai kỳ:
A. Suy thận mạn. B. Viêm cầu thận cấp.
C. Viêm cầu thận mạn. D. Sỏi thận.
E. Nhiễm trùng đường tiểu.
100. Hai yếu tố tiên lượng chính cho một thai nghén xảy ra trên bệnh nhân bị bệnh thận mạn tính:
A. Tuổi mẹ và tăng huyết áp. B. Phù và Protein niệu.
C. Mức độ suy thận vào thời điểm mang thai và tăng huyết áp.
D. Mức độ suy thận vào thời điểm mang thai và lượng Protein niệu.
E. Tuổi mẹ và phù.
——————————–
YKHOA247.com thành lập với mục đích chia sẻ kiến thức Y Khoa.
Mọi thông tin trên trang web chỉ mang tính chất tham khảo, bạn đọc không nên tự chẩn đoán và điều trị cho mình.