Đề thi trắc nghiệm nội bệnh lý đại học y dược huế

Chào bạn, nếu bạn là sinh viên Y Khoa đã, đang hoặc sắp đi thực hành lâm sàng tại bệnh viện thì không nên bỏ qua Khóa học kiến thức lâm sàng nội khoa này nhé! Đây là khóa học chất lượng được đánh giá cao bởi khoảng 400 thành viên đăng ký là các sinh viên Y Khoa trên khắp cả nước và các bác sĩ nội khoa.

ĐỀ THI TRẮC NGHIỆM HỌC PHẦN NỘI BỆNH LÝ 5

LỚP Y4 – HỌC KỲ II – NĂM HỌC 2018-2019

Thời gian làm bài: 60 phút – Ngày 11/7/2019

Đề B (Sinh viên chọn 1 câu đúng)

Lưu ý: Nghiêm cấm mọi hình thức sao chép đề thi. Nộp lại đề thi.

  1. Các tự kháng thể xuất hiện trong lupus ban đỏ hệ thống :

A. Kháng thể kháng nhân B. Kháng thể kháng acid nhân

C. Kháng thể kháng huyết cầu D. Kháng thể kháng phospholipid

E. Tất cả các câu trên đều đúng

  1. Lupus do thuốc có thể do các thuốc sau,ngoại trừ:

A. Isoniazid B. Sulfasalazin C. Quinidin

D. Minocyclin E. Metoprolol

  1. Tổn thương khớp trong lupus ban đỏ hệ thống có đặc điểm sau,ngoại trừ:

A. Khớp sưng đau B. Các khớp nhỏ C. Đối xứng

D. Dính khớp E. Biến dạng khớp

  1. Cho biết thay đổi thường gặp về giải phẫu và sinh lý của hệ thống thận tiết niệu trong thai kì:

A. Kích thước thận tăng lên trong thai kì khoảng 1 cm so với lúc trước khi có thai

B. Giảm lưu lượng lọc qua cầu thận và lưu lượng máu qua thận

C. Tăng Creatinin máu D. Máu có xu hướng toan hóa nhẹ

E. Lượng nước toàn bộ của cơ thể giảm

  1. Chọn nhận định đúng về nhiễm trùng đường tiểu trong thai kì:

A. Viêm đài bể thận thường có triệu chứng không điển hình

B. Phụ nữ mang thai thường bị nhiễm trùng đường tiểu không triệu chứng

C. Không cần cấy nước tiểu đối với các sản phụ không có triệu chứng trên lâm sàng

D. Thường viêm bàng quang biểu hiện nặng E. Không có đáp án nào đúng

  1. Trong giai đoạn đầu của thai kì, suy thận cấp thường liên quan đến tình trạng nào:

A. Hoại tử ống thận cấp B. Hội chứng HELLP C. Bệnh lý tán huyết vi mạch

D. Nghén nôn mửa nhiều E. Tiền sản giật

  1. Những thay đổi về hình thái của thận có thể tồn tại cho đến khoảng thời gian nào sau sinh:

A. 24 tuần B. 12 tuần C. 6 tuần D. 18 tuần E. 32 tuần

  1. Về điều trị và theo dõi điều trị viêm thận bể thận cấp trong thai kỳ, nhận định nào sau đây là đúng:

A. Dùng ngay kháng sinh đường tĩnh mạch

B. Khi lâm sàng cải thiện có thể sử dụng kháng sinh đường uống và duy trì ít nhất 2-3 tuần nữa

C. Lựa chọn kháng sinh khởi đầu bằng cephalosprin thế hệ 3 hoặc quinolon

D. A, B đúng E.A, B, C đúng

  1. Thái độ xử trí trước một thai nghén xảy ra trên bệnh thận mạn tính:

A. Khuyên bệnh nhân không nên mang thai đối với những bệnh nhân bệnh thận mạn, nhất là khi đã có suy thận mạn

B. Theo dõi và điều trị tích cực tăng huyết áp

C. Nên hạn chế việc dùng thuốc điều trị tăng huyết áp vì có thể ảnh hưởng đến thai kì

D. Có thể mang thai bình thường như những trường hợp không bị bệnh thận mạn tính

E. Không có nhân định nào đúng

  1. Liều điều trị của Amoxicilline dùng trong điều trị nhiễm trùng đường tiểu không triệu chứng và viêm bàng quang thai kì là:

A. 500 mg×3 lần/ngày B. 250 mg×3 lần/ngày C. 500 mg×2 lần/ngày

D. 250 mg×2 lần/ngày E. 500 mg×4 lần/ngày

  1. Đối với bệnh nhân Tiền sản giật, việc theo dõi và điều trị phù hợp là:

A. Phải thăm khám và theo dõi kỹ huyết áp, protein niệu 2 tuần 1 lần với đối tượng yếu tố nguy cơ cao

B. Chấm dứt thai kỳ khi cần thiết và là biện pháp cuối cùng

C. Magie sulphate là một loại thuốc cổ điển trong điều trị tiền sản giật

D. A, B đúng E. A, B, C đúng

  1. Điều trị nhiễm trùng đường tiểu không có triệu chứng lâm sàng:

A. Dùng một đợt kháng sinh trong vòng 7 đến 10 ngày

B. Dùng ngay kháng sinh đường tĩnh mạch

C. Khi lâm sàng cải thiện có thể sử dụng kháng sinh đường uống và duy trì ít nhất 2-3 tuần nữa

D. Lựa chọn kháng sinh khởi đầu bằng cephalosprin thế hệ 3 hoặc quinolon

E. Không cần sử dụng kháng sinh

  1. Loại thuốc dùng để điều trị tăng huyết áp an toàn trên những bệnh nhân mang thai bệnh thận- tiết niệu có tăng huyết áp là:

A. Lợi tiểu B. Chẹn beta C. Thuốc ức chế men chuyển D. Chẹn thụ thể E. Alpha methyldopa

  1. Trong các loại thuốc sau, chọn loại thường gây độc thận nhất:

A. Streptomycin B. Ampicillin C. Metronidazole

D. Tetracyclin E. Cephalexin

  1. Vị trí tổn thương của thận khi dùng thuốc nhóm Aminozide:

A. Cầu thận B. Ống lượn gần C. Quai Henle

D. Ống lượn xa E. Ống góp

  1. Trong ngộ độc thận do Gentamycin, chất nào sau đây tăng cao trong nước tiểu:

A. Creatinin B. Protein C. Beta 2 Microglobulin D. hs-CRP E. NT-Pro BNP

  1. Trong các loại thuốc sau, loại nào thường gây độc ở ống lượn xa:

A. Thuốc ức chế men chuyển B. Đối kháng thụ thể

C. Kháng viêm non-steroid D. Penicillin E. Thuốc cản quang

  1. Đặc điểm của độc thận do thuốc qua cơ chế miễn dịch – dị ứng:

A. Không phụ thuộc liều lượng B. Thường có triệu chứng báo trước

C. Thường xảy ra sau khi dùng thuốc nhiều lần D. Xảy ra sau khi dùng quá liều

E. Do bệnh nhân suy thận không thải được thuốc

  1. Xét nghiệm tốt nhất để sàng lọc hội chứng Cushing:

A. Cortisol máu B. Cortisol nước bọt C. Test dexamethasone

D. Test CRH E. Cortisol tự do nước tiểu 24h

  1. Nguyên nhân làm kết quả xét định lượng cortisol tự do trong nước tiểu 24h dương tính giả:

A.Uống nước nhiều B.Tăng cortisol không do HC Cushing

C. Hội chứng giả Cushing D. Tất cả đúng

  1. Trong test ức chế bằng Dexamethasone liều thấp, Dexamethasone (mg) được sử dụng với liều:

A. 0,5 B. 1,0 C. 1,5 D. 2,0 E. 2,5

  1. Bệnh Cushing là bệnh tăng hoạt vỏ thượng thận do u tuyến yên tiết ACTH.

A. Đúng B. Sai

  1. Hội chứng Cushing do tiết ACTH lạc chỗ thường gặp nhất do:

A.U tụy B. U dạ dày C. U tuyến ức

D. K biểu mô phế quản loại tế bào nhỏ E. K biểu mô tế bào gan

  1. Hội chứng Cushing loại phụ thuộc ACTH thường gặp nhất và chiếm tỉ lệ:

A. 50% B. 60% C. 70% D. 80%

  1. Giá trị nào của cortisol máu (nmol/L) lúc 0h gợi ý hội chứng Cushing:

A. > 56 B. > 106 C. > 206 D. > 306

  1. Liều Dexamethasone duy nhất được sử dụng lúc 23h trong test ức chế liều cao để xác định nguồn gốc tiết ACTH là:

A. 4 mg B. 8 mg C. 12 mg D. 16 mg

  1. Cortisol máu tăng 500-550 nmol/l sau test kích thích bằng cosyntropin 30-60 phút giúp loại trừ suy thượng thận tiên phát.

A. Đúng B. Sai

  1. Bệnh nhân mới mắc suy thượng thận thứ phát có đáp ứng với test kích thích bằng cosyntropin như người bình thường.

A. Đúng B. Sai

  1. Liều Hydrocortisone (mg/ngày) trong điều trị duy trì suy thượng thận:

A.5-10 B. 10-15 C. 15-30 D.30-50 E. 50-60

  1. Cortisol được tiết ra (mg/ngày):

A. 5-10 B. 5-15 C. 10-15 D. 10-20 E. 20-30

  1. Bệnh nhân suy thượng thận mạn đang điều trị khi có stress cần:

A.Vào viện ngay B.Chích hydrocortison C.Chích dexamethason

D.Tăng liều glucocorticoid hàng ngày lên gấp đôi

E.Tăng liều glucocorticoid hàng ngày lên gấp ba

  1. Liều Methylprednisolone (mg) tương đương với 20mg Hydrocortisone là:

A.4 B.10 C.20 D.30 E. 40

  1. Sự thay đổi hormon nào xảy ra sớm nhất khi bị hạ glucose máu:

A. Cortisol B.Glucagon C. Epinephrine D. Norepinephrine E.Insulin

  1. Chẩn đoán hạ glucose máu khi nồng độ glucose máu (mg/dl):

A.<30 B.<40 C.< 50 D. < 60 E. < 70

  1. Theo kết quả của thử nghiệm ACCORD được công bố năm 2010, mức HbA1c “an toàn” khi điều trị bệnh nhân đái tháo đường là:

A. 6,5% B. 7% C. 7,5% D. 8% E. 8,5%

  1. Cơ thể sẽ ngừng tiết insulin khi glucose máu (mg/dl) hạ xuống mức:

A. 60 B. 70 C. 75 D. 80 E. 85

  1. Phản ứng đầu tiên của cơ thể khi glucose máu bắt đầu giảm là:

A. Da tái, đổ mồ hôi B. Hồi hộp, tăng huyết áp C. Tuỵ ngừng tiết insulin

D. Lẫn lộn, hoang tưởng E. Ảo thị, ảo giác

  1. Bệnh nhân đái tháo đường kiểm soát glucose máu kém, ngưỡng hạ glucose máu thường cao hơn.

A. Đúng B. Sai

  1. Bệnh nhân đái tháo đường thường xuyên bị hạ glucose máu thì đáp ứng lâm sàng và sinh học khi bị hạ glucose máu sau đó sẽ không rõ như trước đây nữa.

A. Đúng B. Sai

  1. Do rối loạn tiết insulin nên bệnh nhân đái tháo đường typ 2 (khi chưa điều trị) dễ bị hạ glucose máu ngay sau ăn.

A. Đúng B. Sai

  1. Hạ glucose máu ở bệnh nhân ĐTD týp 1 đang điều trị insulin có thể do các nguyên nhân sau, NGOẠI TRỪ:

A. Quên ăn B. Hoạt động nhiều C. Ăn quá nhiều protid

D. Tiêm quá liều insulin E. Nhiễm trùng

  1. Thuốc nào sau đây không gây tai biến hạ glucose máu:

A. Diamicron B. Glucophage C. Amaryl D.Glucovance E. Novonorm

  1. Loại insulin nào sau đây có tác dụng hạ glucose máu nhanh nhất:

A.Humalog B. Actrapid C. Protaphane D. Mixtard 30 E. Insulin NPH

  1. Hormon nào được tiết sớm nhất khi bị hạ glucose máu:

A. Cortisol B.Glucagon C. Epinephrine D. Norepinephrine E.GH

  1. Đáp ứng tiết glucagon không còn hiệu quả nữa ở bệnh nhân đái tháo đường typ 1 mắc bệnh:

A.> 1 năm B. > 2 năm C. > 3 năm D. > 4 năm E. > 5 năm

  1. Ở người bình thường, dự trữ glycogen ở gan có thể giúp duy trì glucose máu trong thời gian:

A. 2-4 h B. 4-6 h C. 6-8 h D. 8-10h E. 10-12 h

  1. GH và cortisol ít có vai trò trong hạ glucose máu kéo dài.

A.Đúng B. Sai

  1. Hạ glucose máu là một cấp cứu nội khoa, cần điều trị ngay khi nghi ngờ mà không chờ kết quả xét nghiệm glucose máu.

A.Đúng B. Sai

  1. Xử trí đầu tiên ở một bệnh nhân nghi ngờ hạ glucose máu đang còn tỉnh là:

A. Hỏi bệnh sử để tìm nguyên nhân B. Lấy máu xét nghiệm glucose máu và chờ kết quả

C. Chuyền tĩnh mạch glucose 10% D. Bơm tĩnh mạch glucose 30%

E. Cho uống thức uống có đường

  1. Bệnh nhân vào viện vì hôn mê hạ glucose máu, xử trí đầu tiên là:

A. Tiêm glucagon B. Bơm tĩnh mạch 10 ml glucose 10%

C. Bơm tĩnh mạch 30 ml glucose 30% D. Chuyền tĩnh mạch glucose 10%

E. Bơm nước đường qua sonde dạ dày

  1. Gan nhiễm mỡ thường được chẩn đoán nhờ:

A. Đau tức hạ sườn P B. Gan lớn C. Suy tế bào gan

D. Tăng men gan E.Phát hiện ngẫu nhiên trên siêu âm

  1. Cơ chế sinh lý bệnh quan trọng trong viêm gan mỡ không do rượu là:

A. Đề kháng insulin B.Các chất oxy hóa C.Tác dụng chèn ép của các hạt mỡ D. Vai trò của NO E. A và B đúng

  1. Phân độ gan nhiễm mỡ thường dùng trên siêu âm hiện nay thường dựa vào:

A. Tăng hút âm B. Bờ tĩnh mạch gan C. Bờ cơ hoành

D. A và B đúng E. A, B và C đúng

  1. Phân độ gan nhiễm mỡ trên siêu âm :

A. Giúp chọn phác đồ điều trị B. Giúp xác định thời gian điều trị

C. Quy định chỉ định statin hay không trong điều trị D. Ít có ý nghĩa lâm sàng

E. A, B và C đúng

  1. Thuốc điều trị viêm gan mỡ không do rượu dựa trên cơ chế đề kháng insulin là:

A. Metformin B. TZD C. Statin

D. Biguanide E. A và B đúng

  1. Khác biệt lớn nhất về hiệu quả giữa Metformin và Pyoglitazone là:

A. Hiệu quả làm bình thường hóa men gan B. Cải thiện mô bệnh học

C. Cải thiện chức năng gan D. Tác dụng phụ

E. Dung nạp của bệnh nhân

  1. Các phương tiện chính trong điều trị viêm gan mỡ không do rượu là

A. Giảm cân, tiết thực B. Giảm lipid máu C. Cải thiện đề kháng insulin

D. Chống oxy hóa E. Tất cả đều đúng

  1. Chẩn đoán xác định ung thư dạ dày dựa vào:

A. Nội soi B. Triệu chứng lâm sàng C. CT scan 128 lát cắt

D. Mô bệnh học E. Siêu âm nội soi

  1. Triệu chứng lâm sàng của ung thư dạ dày giai đoạn tiến triển không bao gồm:

A. Nôn ra máu B. Đi cầu phân đen C. Hạch bẹn

D. Sụt cân E. Nôn ra thức ăn cũ

  1. Ung thư dạ dày sớm có đặc điểm:

A. Triệu chứng lâm sàng điển hình B. Là ung thư còn khu trú trong lớp cơ

C. Có thể điều trị tiệt căn qua nội soi đường miệng mà không cần cắt dạ dày

D. Có thể phát hiện qua CT scan bụng.

E. Đa số các trường hợp ung thư dạ dày ở nước ta được phát hiện sớm

  1. Đặc điểm của ung thư dạ dày trên nội soi là:

A. Khối u sùi B. Nhiễm cứng C. Ổ loét bờ không đều

D. Chảy máu tự nhiên E. Tất cả đúng

  1. Đối tượng không có nguy cơ ung thư dạ dày cao:

A. Viêm dạ dày mạn teo B. Nhiễm Helicobacter pylori kháng thuốc

C. Trong gia đình có chồng hoặc vợ bị ung thư dạ dày

D. Có dị sản ruột, loạn sản E. Người Nhật và Hàn Quốc sống tại Mỹ

  1. Yếu tố nguy cơ cho K đại trực tràng:

A. Chế độ ăn nhiều dầu thịt, mỡ B. Rượu, bia, thuốc lá

C. Di truyền D. Bệnh viêm ruột mạn, polyp đại trực tràng E. Tất cả đều đúng

  1. Phương pháp hiệu quả để phát hiện sớm ung thư đại trực tràng cho những bệnh nhân nguy cơ cao:

A. Xét nghiệm CEA B. Nội soi đại trực tràng

C. Xét nghiệm tìm máu ẩn trong phân D. Chụp nhuộm đại tràng đối quang kép

E. Không có câu nào đúng

  1. Ung thư đại trực tràng thường phát sinh từ polyp:

A. Polyp tăng sản B. Polyp niêm mạc (mucosal polyp)

C. Polyp dưới niêm mạc (Submucosal polyp) D. Polyp tuyến

E. Hamartomatuos polyp

  1. Ưu điểm của nội soi đại trực tràng so với các phương pháp khác trong sàng lọc ung thư đại trực tràng

A. Phát hiện được thương tổn nhỏ B. Phát hiện được thương tổn ở giai đoạn tiền ung thư

C. Tiếp cận và đánh giá trực tiếp thương tổn D. Can thiệp

E. Tất cả đều đúng

  1. Chiến lược sàng lọc ung thư đại trực tràng:

A. Bệnh nhân không triệu chứng, không thuộc nhóm nguy cơ cao, < 50 tuổi không sàng lọc

B. Bệnh nhân không triệu chứng, không thuộc nhóm nguy cơ cao, ≥ 50 tuổi nội soi đại trực tràng mỗi 10 năm

C. Bệnh nhân có tiền sử gia đình có người bị K đại trực tràng ≥ 60 tuổi: nội soi đại trực tràng sàn lọc bắt đầu ≥ 50 tuổi

D. A và B đúng E. A, B và C đúng

  1. Bệnh Crohn và viêm loét đại tràng có chung các đặc điểm chung sau đây, trừ một:

A. Khởi phát ở người lớn tuổi B. Tiến triển mạn tính

C. Không có nguyên nhân đặc hiệu D. Có thể có bản chất tự miễn E. Không có điều trị đặc hiệu

  1. Chẩn đoán bệnh Crohn thường dựa vào:

A. Triệu chứng tiêu hóa kéo dài B.Triệu chứng ở tầng sinh môn

C. Dấu chứng toàn thân D. Loại trừ các nguyên nhân thường gặp E. Tất cả đều đúng

  1. Các triệu chứng toàn thân sau có thể gặp trong bệnh Crohn, trừ một:

A. Ban ngoài da B. Viêm màng bồ đào C. Viêm khớp cùng chậu

D. Viêm cột sống dính khớp E. Xuất huyết da, niêm mạc

  1. Viêm gan mạn có thể do các nguyên nhân sau, trừ một:

A. HAV B. HBV C. HCV D. NASH E. Tự miễn

  1. Xét nghiệm định lượng HBV DNA có ý nghĩa:

A. Đánh giá mức độ nhân lên virus B. đánh giá mức độ lây nhiễm

C. Chỉ định điều trị D. Theo dõi điều trị E. Tất cả đều đúng

  1. Thuốc kháng HBV có thể dùng ngay cả khi ALT bình thường ở bệnh nhân

A. Xơ gan B. phụ nữ có thai 3 tháng cuối có tải lượng siêu vi cao C. Chuẩn bị điều trị ức chế miễn dịch D. HBeAg âm, trên 40 t E. A, B và C đúng

  1. Mục tiêu điều trị viêm gan B mạn thường là:

A. Giảm viêm B. Giảm nhân lên HBV C. mất HBsAg

D. ngăn ngừa xơ gan và ung thư gan E. A, B và D

  1. Thuốc kháng HBV ưu tiên dùng ở bệnh nhân kháng Lamivudine

A. Entecavir B. Adefovir C. Tenofovir D. Interferon E. B và C

  1. Entecavir nên dùng gấp đôi liều ở các bệnh nhân:

A. trên 60 t B. xơ gan mất bù C. kháng Lamivudine

D. B và C đúng E. A, B và C đúng

  1. Mục tiêu điều trị trước mắt của viêm gan C mạn:

A. giảm viêm B. cải thiện lâm sàng C. SVR 12

D. giảm HCV RNA E. tất cả đều đúng

  1. Nhóm thuốc chính điều trị viêm gan C mạn hiện nay là:

A. Kháng siêu vi trực tiếp (DAA) B. Interferon C. Peg-interferon

D. Ribavirine E.Silymarine

  1. Thuốc kháng HCV có thể dùng cho tất cả kiểu gen là:

A. Sofosbuvir- Ledipasvir B. Sofosbuvir C. Ledipasvir- ribavirine

D. Sofosbuvir- Velpatasvir E. Sofosbuvir- Ribavirine

  1. Kiểu gen HCV thường gặp nhất ở nước ta là:

A. Genotype 1 B. Genotype 2 C. Genotype 3 D. Genotype 4 E. Genotype 6

  1. Tiêu chuẩn nào thỏa mãn chẩn đoán bệnh cơ tim giãn:

A. Giảm chức năng tâm trương thất trái B. Phân suất tống máu thất trái < 50%

C. Phì đại tâm thất trái D. Suy thất phải E. Tất cả sai

  1. Bệnh cơ tim giãn có biểu hiện nào sau đây không phù hợp:

A. Giãn tâm thất trái B. Giãn tâm thất phải C. Tăng khối cơ thất trái đồng tâm

D. Giảm thể tích tống máu E. Cung dưới trái tim lớn trên phim tim phổi thẳng

  1. Bệnh cơ tim phì đại tắc nghẽn có biểu hiện nào sau đây:

A. Tăng đường kính nội thất trái B. Giảm phân suất tống máu

C. Chênh áp nội thất trái D. Giãn tim phải

E. Giảm vận tốc dòng chảy lên động mạch chủ

  1. Thuốc nào sau đây không được chỉ định trong bệnh cơ tim phì đại tắc nghẽn:

A. Bisoprolol B. Propranolone C. Furosemid D. Nitrate E. Verapamil

  1. Bệnh cơ tim phì đại tắc nghẽn có triệu chứng nào sau không đúng:

A. Ngất B. Khó thở C. Tụt huyết áp

D. Thổi tâm thu ở mỏm tim E. Thổi tâm trương ở đáy tim

  1. Bệnh cơ tim hạn chế phải có biểu hiện nào sau đây:

A. Giảm chức năng tâm thu thất trái B. Giảm chức năng tâm trương thất trái

C. Giãn thất trái D. Dày cơ thất trái E. Giãn tim phải

  1. Phương thức điều trị nào sau đây không thích hợp với bệnh cơ tim phì đại tắc nghẽn:

A. Chẹn beta B. Ức chế men chuyển C. Tạo nhịp

D. Phẫu thuật E. Hủy vách liên thất qua ống thông tim

  1. Thuốc nào sau đây không được dùng khi có khó thở suy tim trong bệnh cơ tim phì đại tắc nghẽn:

A. Propranolon B. Digoxin C. Diltiazem D. Isoptin E. Amiodarone

  1. Thuốc nào sau đây không nên dùng trong bệnh cơ tim giãn

A. Chẹn beta B. Nifedipine C. Lợi tiểu quai D. Spironolactone E. Enalapril

  1. Thông số nào sau đây quyết định chẩn đoán bệnh cơ tim giãn thứ phát khi đã có suy tim

A. EF B. CO C. CI D. Chỉ số Tei E. Chỉ số khối cơ thất trái

  1. Kể các tiêu chuẩn phì đại thất trái, ngoại trừ một:

A. Sóng R tuyệt đối ở V1 >7 mm B. Chỉ số Sokolow: RV5 + SV1 > 35mm

C. Chỉ số Gubner: RI + SIII > 25mm D. Sóng R ở aVL >12 mm

E. Chỉ số RaVL+SV3 > 28mm ở nam giới

  1. Sóng P âm ở chuyển đạo DI là:

A. Đặt sai điện cực B. Tim sang phải C. Có hình dạng giống trục phải

D. Tất cả đều đúng E. Chỉ A,B đúng

  1. Tiêu chuẩn không phù hợp với phì đại nhĩ trái:

A. P hai đỉnh, đỉnh sau cao hơn đỉnh trước. B. P rộng ≥ 0,12 giây

C. P hai pha, pha dương lớn hơn pha âm D. P hai pha, pha âm lớn hơn pha dương.

E. A,B không phù hợp

  1. Tiêu chuẩn của Bloc nhánh phải, chọn câu đúng nhất:

A. Hình ảnh rSR’ ở V1, V2 B. Có thể gặp ở người bình thường C. Thời gian QRS ≥ 0,12 giây

D. Có bloc Wilson E. Tất cả đều đúng.

  1. Tiêu chuẩn của Bloc phân nhánh trái trước ngoại trừ một:

A. Trục QRS lệch trái ≥ -45o B. Phức bộ QRS dãn rộng, hình chữ M

C. Dạng qR ở DI, aVL D. Dạng rS ở DII, DIII, aVF E. Có thể có dày thất (T).

  1. Tiêu chuẩn của Bloc phân nhánh trái sau, ngoại trừ một:

A. Phì đại thất phải B. Trục QRS lệch phải. C. Dạng qR ở DII, DIII, aVF

D. Dạng rS ở DI, aVL. E. Thời gian QRS bình thường.

  1. Tiêu chuẩn nhồi máu cơ tim ST chênh lên vùng sau dưới:

A. Sóng Q sâu >3mm ở DII, DIII, aVF. B. ST chênh lên ở DII, DIII, aVF.

C. Hình ảnh soi gương ở D1, aVL D. Tất cả đều đúng. E. Tất cả đều sai.

  1. ST chênh lên ở aVR ≥ 1mm và ST chênh xuống nhiều chuyển đạo là:

A. Tắc ở LAD đoạn gần B. Tắc ở thân chung của ĐMV trái.

C. Tổn thương nhiều nhánh động mạch vành D. Tất cả đều đúng E. Chỉ A,B đúng.

  1. Tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán bệnh mạch vành:

A. Cơn đau thắt ngực điển hình B. Siêu âm tim

C. hs-Troponin gấp 2 lần bình thường sau 3 giờ. D. Điện tâm đồ gắng sức

E. Chụp mạch vành

  1. ST chênh trong nhồi máu cơ tim:

A. ST chênh vòm B. ST chênh xuống nằm ngang C. Có hình ảnh soi gương

D. A, B đúng E. Tất cả đều đúng

——————————————-

 

Đăng ký nhận thông báo
Thông báo về
guest
0 Bình luận
Inline Feedbacks
Xem tất cả các bình luận
You cannot copy content of this page
Copy link
Powered by Social Snap