Sỏi hệ tiết niệu

Chào bạn, nếu bạn là sinh viên Y Khoa đã, đang hoặc sắp đi thực hành lâm sàng tại bệnh viện thì không nên bỏ qua Khóa học kiến thức lâm sàng nội khoa này nhé! Đây là khóa học chất lượng được đánh giá cao bởi khoảng 400 thành viên đăng ký là các sinh viên Y Khoa trên khắp cả nước và các bác sĩ nội khoa.

SỎI HỆ TIẾT NIỆU

Phân loại:

loại thường gặp

-Sỏi thận:

o Sỏi đài thận (lớn, nhỏ). o Sỏi bể thận.

o Sỏi đài_bể thận.

o Sỏi trong nhu thận (hiếm gặp).

-Sỏi niệu quản.

Biến chứng:

-Tắc nghẽn => ứ nước.

-Nhiễm trùng => ứ mủ.

Đây cũng là 2 nguyên nhân thường gây suy thận trong ngoại khoa.

Cơ năng:

Đau quặn thận: .

Điển hình: gặp trong sỏi niệu quản, cơ chế: do tắc nghẽn cấp. o Không điển hình (đau TL, đau hông): sỏi đài_bể thận.

Sỏi đài thận thường triệu chứng không rõ.

Chẩn đoán phân biệt:

Đau quặn gan.

Đau bụng cấp (do tắc ruột, viêm tuỵ cấp…).

Phân biệt vị trí: đau hố chậu Phải ( ruột thừa viêm, viêm phần phụ…), đau hạ sườn P.

Đái máu:

Đái ra hồng cầu.

Thường xảy ra ở đường tiết niệu trên, sau cơn đau quặn thận: máu tươi, toàn bãi.

Nguyên nhân:

Thận: chấn thương, lao thận, u thận… o Niệu quản.

o Bàng quang.

Chẩn đoán phân biệt:

Đái ra huyết sắc tố: → tan máu cấp tính, gan không tổng hợp Hem từ Bil.

sốt rét ác tính, truyền nhầm nhóm máu, HC bị vùi lấp, bầm dập nhiều.

Uống thuốc → rifampicine

Đái sắc tố mật, muối mật: tắc mật.

Chảy máu niệu đạo: máu chảy không hoà lẫn nước tiểu mà tạo thành từng giọt máu tươi, thường gặp do chấn thương

Đái đục:

Nguyên nhân: nhiễm trùng.

Đục là do xác bạch cầu và xác vi khuẩn.

Phân biệt: đái dưỡng chấp (do bạch mạch đi dọc theo niệu quản bị dò vào đường bài xuất nước tiểu, gặp trong bệnh giun chỉ).

Thiểu niệu, vô niệu: gặp trong 4 trường hợp

Sỏi thận 2 bên.

Sỏi niệu quản (NQ) 2 bên.

1 bên sỏi NQ, 1 bên sỏi thận.

Sỏi thận hoặc sỏi niệu quản 1 bên trên bệnh nhân chỉ còn 1 thận, 1 niệu quản ( do bẩm sinh hoặc đã cắt bỏ ).

Vô niệu do sỏi tiết niệu:

Là biến chứng của sỏi thận, sỏi niệu quản phức tạp.

Là hình thái suy thận cấp sau thận do tắc nghẽn đường tiết niệu.

Chẩn đoán phân biệt:

Vô niệu trước thận: tụt huyết áp (chấn thương, sốc, nhiễm khuẩn), liên

quan với sự giảm khối lượng tuần hoàn.

Vô niệu do thận: viêm cầu thận, ống thận do ngộ độc, truyền máu hồng

cầu vùi lấp.

Thầy không lí giải trường hợp sỏi NQ 1 bên, do hiện tượng co thắt phản ứng => vô niệu.

Thầy chỉ nói khi còn 1 thận thì nước tiểu vẫn được bài xuất trong giới hạn bình thường.

IV. Thực thể:

Phát hiện thận lớn: chạm thận, bập bềnh thận.

Phát hiện thận ứ mủ: rung thận (viêm thận bể thận cấp, viêm tấy quanh thận)

CLS:

1. Siêu âm:

– Phát hiện sỏi đường tiết niệu ( cản quang và không cản quang ) qua bóng lưng. – Xác định vị trí của sỏi, từ đó biết được đường đi của sỏi sau khi siêu âm lân 2. – Khảo sát đài thận, bể thận giãn.

* Đánh giá mức độ ứ nước của thận nhờ siêu âm (LS không đánh giá được), dựa vào 2 tiêu chuẩn:

Sự biến mất của đài thận.

Độ dày của nhu mô thận giảm.

2. X quang:

Không chuẩn bị (ASP):

Vị trí, kích thước ( lấy cột sống TL làm hệ quy chiếu), hình dạng, số lượng

của sỏi cản quang.

Bóng thận lớn hay không.

Chuẩn bị:

UIV:

Phát hiện cả sỏi cản quang và không cản quang.

Đánh giá chức năng mối thận.

Khảo sát hình thái thận.

Ví dụ: có sỏi trong tiểu khung kết hợp với hình ảnh đài thận lồi trên UIV => sỏi của hệ tiết niệu (đài thận lõm ≡ bình thường => sỏi nằm trong cơ quan khác).

+ UPR: chụp niệu quản_bể thận ngược dòng timg nguyên nhân gây tắc nghẽn.

Thận đồ: giúp đánh giá % chức năng còn lại của thận.

3. định lượng ure, creatinin máu.

CHỈ ĐỊNH VÀ CHỐNG CHỈ ĐỊNH TRONG TÁN SỎI NIỆU QUẢN

Chỉ định:

Kích thước sỏi: 6 – 10 mm (tốt nhất).

Viên sỏi ≤ 5mm: chỉ tán khi o Bệnh nhân đau nhiều.

o Điều trị nội khoa không có kết quả.

o Siêu âm, UIV thấy đài, bể thận và niệu quản giãn nhiều.

Viên sỏi nhỏ nhưng không ra được có thể là do có cản trở dưới viên sỏi:

Hẹp lỗ niệu quản.

Đoạn niệu quản trong thành bàng quang.

Hoặc có polip trong niệu quản.

Sỏi > 10mm và cản quang nhiều thường rắn, tán rất khó và thời gian tán kéo dài => tốt nhất nên phấu thuật vì viên sỏi lớn dễ tìm, dễ lấy, nhanh.

Vị trí viên sỏi:

1/3 dưới và 1/3 giữa là tốt nhất.

1/3 trên

Khó tiếp cận.

Khó tỳ giữ viên sỏi lên thành niệu quản. o Viên sỏi dễ bị bật lên thận.

Chức năng thận: bình thường.

Không nhiễm trùng đường tiết niệu, hoặc sau điều trị khỏi hoàn toàn => cần thiết.

Niệu đạo không hẹp: đưa được máy soi niệu quản và máy soi bàng quang dễ dàng

Chống chỉ định:

Nhiễm khuẩn đường tiết niệu.

Suy thận nặng.

Hẹp đường tiết niệu dưới.

Rối loạn đông máu.

Viên sỏi > 10mm: có tính chất tương đối – vị trí sỏi dễ tiếp cận, sỏi mềm dễ tán, kinh nghiệm của phẫu thuật viên.

Đăng ký nhận thông báo
Thông báo về
guest
0 Bình luận
Inline Feedbacks
Xem tất cả các bình luận
You cannot copy content of this page
Copy link
Powered by Social Snap