Hội chứng tiêu chảy

Chào bạn, nếu bạn là sinh viên Y Khoa đã, đang hoặc sắp đi thực hành lâm sàng tại bệnh viện thì không nên bỏ qua Khóa học kiến thức lâm sàng nội khoa này nhé! Đây là khóa học chất lượng được đánh giá cao bởi khoảng 400 thành viên đăng ký là các sinh viên Y Khoa trên khắp cả nước và các bác sĩ nội khoa.

HỘI CHỨNG TIÊU CHẢY

Được xem là tiêu chảy khi lượng nước chứa > 85% trọng lượng của phân.

Theo định nghĩa Roux về tiêu chảy: Ỉa chảy là một hội chứng đặc trưng bởi sự tống phân nhanh và phân nhiều nước.

Như vậy tốc độ vận chuyển là yếu tố quan trọng hơn số lần đi chảy trong ngày mặc dù số lần đi chảy thường là đặc trưng của tiêu chảy.

Toàn thân

Có thể có Hội chứng nhiễm trùng (nếu do tác nhân xâm nhập) hay

nếu nặng có thể có shock nhiễm trùng

Nôn có thể xảy ra sớm hoặc muộn hoặc thậm chí không có nôn

Ăn uống kém, gầy sút, mệt mỏi, đôi khi có chuột rút

Nặng có thể có biến chứng mất nước và điện giải dẫn đến shock giảm thể tích

Cơ năng

Bắt đầu đi chảy có thể đột ngột hoặc từ từ

Đau bụng: có thể đau quanh rốn, thượng vị, hạ vị, dọc khung đại

tràng hoặc hố chậu trái, v.v.. tùy vị trí tổn thương

Nếu vị trí tổn thương trực tràng có thể mót rặn nhiều

Thực thể

Nhìn: phân thường chiếm đa số là nước, thậm chí có khi chỉ tóe nước mà không có phân

Sờ: bụng trướng, có thể cảm nhận được tình trạng tăng nhu động ruột

Gõ: bụng có thể nghe đục do lượng nước chứa đầy trong lòng ống

tiêu hóa (ít sử dụng)

Nghe: âm ruột thường tăng do tăng nhu động để tống phân

Cận lâm sàng

Điên giải đồ: thường có rối loạn điện giải do mất qua đường nôn ói và đại tiện

Đăng ký nhận thông báo
Thông báo về
guest
0 Bình luận
Inline Feedbacks
Xem tất cả các bình luận
You cannot copy content of this page
Copy link
Powered by Social Snap