Các bệnh lý nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính ở trẻ em

Chào bạn, nếu bạn là sinh viên Y Khoa đã, đang hoặc sắp đi thực hành lâm sàng tại bệnh viện thì không nên bỏ qua Khóa học kiến thức lâm sàng nội khoa này nhé! Đây là khóa học chất lượng được đánh giá cao bởi khoảng 400 thành viên đăng ký là các sinh viên Y Khoa trên khắp cả nước và các bác sĩ nội khoa.

YKHOA247.com xin gửi đến bạn đọc slide bài giảng Các bệnh lý nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính ở trẻ em. Các bạn có thể xem online tại file bên dưới.

NHIỄM KHUẨN HÔ HẤP CẤP TÍNH (NKHHCT) LÀ GÌ? LÀ BỆNH NHIỄM KHUẨN CẤP TÍNH CỦA ĐƯỜNG THỞ NGHĨA LÀ TỪ TAI, MŨI, HỌNG, ĐƯỜNG DẪN KHÍ (THANH QUẢN, KHÍ QUẢN, PHẾ QUẢN), CHO ĐẾN PHỔI. THƯỜNG CÓ BIỀU HIỆN HO KHÔNG QUÁ 30 NGÀY. TẦM QUAN TRỌNG TỶ LÊ MẮC BỆNH CAO, CHIẾM 30 – 35% TỔNG SỐ CÁC BỆNH TỶ LÊ TỬ VONG CAO Ở TRẺ DƯỚI 5 TUỔI, ĐẶC BIỆT LÀ VIÊM PHỔI MẮC NHIỀU LẦN TRONG NĂM, TB 1 TRẺ MẮC 3 -5 LẦN TRONG 1 NĂM NĂM 1983: TỔ CHỨC Y TẾ THẾ GIỚI ĐÃ CÓ CHƯƠNG TRÌNH PHÒNG CHỐNG NHIỄM KHUẨN HÔ HẤP CẤP TÍNH (CHƯƠNG TRÌNH ARI – ACUTE RESPIRATORY INFECTION) Ở TRẺ EM TRÊN PHẠM VI TOÀN CẦU NĂM 1984: CHƯƠNG TRÌNH CÓ Ở VIỆT NAM DỰA TRÊN VỊ TRÍ GIẢI PHẪU HỌC CỦA TỔN THƯƠNG NKHH TRÊN: BAO GỒM NHỮNG BỆNH LÝ VIÊM NHIỄM TRÊN THANH QUẢN NKHH DƯỚI: BAO GỒM NHỮNG BỆNH LÝ VIÊM NHIỄM TỪ THANH QUẢN TRỞ XUỐNG PHÂN LOẠI NHIỄM KHUẨN HÔ HẤP CẤP TÍNH Ở TRẺ EM NKHH TRÊN NKHH DƯỚI ▪ Viêm mũi cấp ▪ Viêm họng cấp và viêm họng – amiđan cấp ▪ Viêm xoang cấp ▪ Viêm tai giữa cấp ▪ Viêm nắp thanh quản cấp ▪ Viêm thanh khí phế quản cấp (croup) ▪ Viêm thanh quản nhiễm khuẩn cấp ▪ Viêm phế quản cấp ▪ Viêm phổi ▪ Viêm tiểu phế quản cấp PHÂN LOẠI NHIỄM KHUẨN HÔ HẤP CẤP TÍNH Ở TRẺ EM DỰA TRÊN TÁC NHÂN GÂY BỆNH NKHHCT DO VIRUS (CHỦ YẾU) VIRUS CÓ ÁI LỰC VỚI ĐƯỜNG HÔ HẤP. KHẢ NĂNG LÂY LAN CỦA VIRUS DỄ DÀNG. TỶ LÊ NGƯỜI LÀNH MANG VIRUS CAO. KHẢ NĂNG MIỄN DỊCH ĐỐI VỚI VIRUS NGẮN VÀ YẾU NKHHCT DO VK THƯỜNG Ở CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN CÁC TÁC NHÂN GÂY NHIỄM KHUẨN HÔ HẤP CẤP TÍNH (NKHHCT) Ở TRẺ EM Vi khuẩn Virus Streptococcus pneumoniae Haemophilus influenzae Staphylococcus aureus Liên cầu tan máu beta nhóm A (GABHS) Moraxella catarrhalis Mycoplasma pneumoniae RSV (virus hợp bào hô hấp) Parainfluenza virus (type 1, 2, 3) Adenovirus Influenza virus A và B Virus sởi Rhinovirus Metapneumovirus Coxsackievirus Herpes virus CÁC YẾU TỐ NGUY CƠ ĐẺ NON SUY DINH DƯỠNG KHÔNG ĐƯỢC NUÔI DƯỠNG BẰNG SỮA MẸ Ô NHIỄM KHÓI BỤI TRONG NHÀ, KHÓI THUỐC LÁ THỜI TIẾT LẠNH, THAY ĐỔI NHÀ Ở CHẬT CHỘI, THIẾU VỆ SINH ĐỜI SỐNG KINH TẾ THẤP THIẾU VITAMIN A CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ MỘT SỐ BỆNH LÝ NHIỄM KHUẨN HÔ HẤP CẤP TÍNH VIÊM MŨI CẤP (CẢM LẠNH) VIÊM HỌNG CẤP VIÊM TAI GIỮA CẤP VIÊM THANH QUẢN CẤP, VIÊM THANH KHÍ QUẢN CẤP, VIÊM THANH KHÍ PHẾ QUẢN CẤP (CROUP) VIÊM NẮP THANH QUẢN CẤP VIÊM PHẾ QUẢN CẤP VIÊM PHỔI (XEM BÀI “VIÊM PHỔI TRẺ EM”) VIÊM TIỂU PHẾ QUẢN CẤP (XEM BÀI “VIÊM TIỂU PHẾ QUẢN CẤP Ở TRẺ EM”) VIÊM MŨI CẤP (CẢM LẠNH) NGUYÊN NHÂN DỊCH TỄ LÂM SÀNG CẬN LÂM SÀNG ĐIỀU TRỊ BIẾN CHỨNG NGUYÊN NHÂN & DỊCH TỄ RHINOVIRUS: ĐẦU THU (THÁNG 8-10), CUỐI XUÂN (THÁNG 4-5) PARAINFLUENZA VIRUS: CAO ĐIỂM VÀO CUỐI THU RSV, INFLUENZA VIRUS: MÙA CAO ĐIỂM: THÁNG 12 – THÁNG 4 TỶ LỆ MẮC BỆNH CAO Ở NHÓM TRẺ DƯỚI 3 TUỔI LÂM SÀNG ĐAU HỌNG SỔ MŨI HO SỐT THƯỜNG KÉO DÀI TRONG 1 TUẦN, ĐÔI KHI (10%) KÉO DÀI ĐẾN 2 TUẦN. BIẾN CHỨNG VIÊM TAI GIỮA (5 – 30%) VIÊM XOANG (5 – 13%) KHỞI PHÁT CƠN HEN CẤP ĐIỀU TRỊ TẮC MŨI: CÓ THỂ CHO CÁC THUỐC CHỐNG SUNG HUYẾT NHỎ HOẶC XỊT TẠI CHỖ (XYLOMETAZOLINE, OXYMETAZOLINE, HAY PHENYLEPHRINE) ĐỐI VỚI TRẺ TRÊN 2 TUỔI CHẢY MŨI: CÁC THUỐC KHÁNG HISTAMINE THẾ HỆ 1 CÓ HIỆU QUẢ HƠN THẾ HỆ 2 ĐỐI VỚI TRIỆU CHỨNG CẢM LẠNH HO: – CÓ THỂ CHO THUỐC KHÁNG HISTAMINE THẾ HỆ 1 HOẶC KẸO HO NẾU HO DO HỘI CHỨNG CHẢY MŨI SAU. – HO CŨNG CÓ THỂ DO PHẢN ỨNG ĐƯỜNG THỞ ĐỐI VỚI NHIỄM VIRUS, VÀ TRƯỜNG HỢP NÀY CÓ THỂ ĐÁP ỨNG VỚI STEROID VÀ THUỐC GIÃN PHẾ QUẢN HÍT. VIÊM HỌNG CẤP NGUYÊN NHÂN DỊCH TỄ BỆNH SINH LÂM SÀNG VIÊM HỌNG DO LIÊN CẦU VIÊM HỌNG DO VIRUS CHẨN ĐOÁN ĐIỀU TRỊ BIẾN CHỨNG DỰ PHÒNG VIÊM HỌNG CẤP TÁC NHÂN PHỔ BIẾN NHẤT GÂY VIÊM HỌNG LÀ: VIRUS (ADENOVIRUS, CORONAVIRUS, ENTEROVIRUS, RHINOVIRUS, RSV, EPSTEIN-BARR VIRUS, HERPES SIMPLEX VIRUS, METAPNEUMOVIRUS) LIÊN CẦU TAN MÁU BÊTA NHÓM A (GABHS – GROUP A BETA-HEMOLYTIC STREPTOCOCCUS) PROTEIN M LÀ YẾU TỐ ĐỘC LỰC CHÍNH CỦA GABHS LÂM SÀNG Viêm họng do liên cầu Viêm họng do virus Khởi phát nhanh với đau họng, sốt, đau đầu, đau bụng, nôn, không ho ít gặp ở trẻ dưới 2-3 tuổi 2 Amygdales lớn Chấm xuất huyết sau họng Hạch cổ 2 bên lớn, đau Bệnh tinh hồng nhiệt Khởi bệnh từ từ với các biểu hiện chảy mũi, ho, khàn tiếng, viêm kết mạc, tiêu chảy Adenovirus: có thể có sốt và viêm kết mạc Coxsackievirus: có thể tạo ra các bóng nước nhỏ Epstein-Barr virus: 2 amiđan có thể lớn, xuất tiết, kèm theo viêm hạch cổ, gan lách lớn, phát ban Herpes simplex virus: viêm miệng-lợi và sốt cao BIẾN CHỨNG VIÊM HỌNG DO VIRUS CÓ THỂ ĐƯA ĐẾN VIÊM TAI GIỮA DO VI KHUẨN. VIÊM HỌNG DO LIÊN CẦU CÓ THỂ CÓ BIẾN CHỨNG: ÁP-XE QUANH HỌNG THẤP TIM CẤP VIÊM CẦU THẬN CẤP SAU NHIỄM LIÊN CẦU ĐIỀU TRỊ Viêm họng do liên cầu Viêm họng do virus Điều trị kháng sinh: dự phòng được thấp tim cấp Penicillin V uống với liều 250 mg/lần x 2-3 lần/ngày trong 10 ngày OR Amoxicillin uống 750 mg ngày một lần trong 10 ngày OR 50 mg/kg/ngày chia 2 lần/ngày trong 6 ngày OR Erythromycin 40 mg/kg/ngày trong 10 ngày là thuốc thay thế trong trường hợp dị ứng với kháng sinh β-lactam OR Cephalosporin hiệu quả tốt hơn Penicillin OR Azithromycin 10 mg/kg/ngày trong 3 ngày Hiện chưa có biện pháp điều trị đặc hiệu VIÊM TAI GIỮA CẤP PHÂN LOẠI NGUYÊN NHÂN DỊCH TỄ LÂM SÀNG CHẨN ĐOÁN ĐIỀU TRỊ BIẾN CHỨNG PHÂN LOẠI VTG NHIỄM TRÙNG CẤP (VIÊM TAI GIỮA NUNG MỦ / VIÊM TAI GIỮA CẤP) VIÊM VÀ XUẤT TIẾT (VTG KHÔNG NUNG MỦ / VTG XUẤT TIẾT) NGUYÊN NHÂN VI KHUẨN GÂY BỆNH CHỈ PHÂN LẬP ĐƯỢC TỪ DỊCH TAI GIỮA TRONG 65–75% TH VTG 3 TÁC NHÂN CHÍNH THƯỜNG GÂY VIÊM TAI GIỮA LÀ: ▪ S. PNEUMONIAE (KHOẢNG 40%) ▪ HAEMOPHILUS INFLUENZAE KHÔNG ĐỊNH TYPE (KHOẢNG 25–30%) ▪ MORAXELLA CATARRHALIS (KHOẢNG 10–15%) 5% TÁC NHÂN GÂY BỆNH CÒN LẠI LÀ: ▪ LIÊN CẦU A ▪ S. AUREUS VÀ CÁC VI KHUẨN GRAM ÂM THƯỜNG GÂY VTG Ở SƠ SINH VÀ NHŨ NHI NHỎ NHẬP VIỆN CÁC VIRUS HÔ HẤP (NHẤT LÀ RHINOVIRUS VÀ RSV) CŨNG ĐƯỢC TÌM THẤY ĐƠN ĐỘC HOẶC PHỐI HỢP VỚI CÁC VI KHUẨN GÂY BỆNH TRONG DỊCH TIẾT TAI GIỮA Ở NHỮNG TRẺ BỊ VTGC CHƯA RÕ VIRUS ĐƠN THUẦN CÓ THỂ GÂY VTGC HAY KHÔNG DỊCH TỄ HỌC NHIỀU YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG: TUỔI (GIẢM RÕ SAU 2 TUỔI) GIỚI (NAM > NỮ) DI TRUYỀN ĐIỀU KIỆN KINH TẾ – XÃ HỘI (NGHÈO ĐÓI, CHỔ Ở ĐÔNG ĐÚC, ĐIỀU KIỆN VỆ SINH KÉM, SUY DINH DƯỠNG, KHÔNG TIẾP CẬN ĐƯỢC CÁC DỊCH VỤ Y TẾ) BÚ MẸ KHÓI THUỐC LÁ MỨC ĐỘ TIẾP XÚC VỚI TRẺ KHÁC DỊ ỨNG MÙA (LẠNH) DỊ TẬT BẨM SINH (TẬT HỞ HÀM, DỊ DẠNG SỌ-MẶT, HỘI CHỨNG DOWN) CHỦNG PHẾ CẦU (CHỈ GIẢM 6 – 8% TỶ LỆ MỚI MẮC VTG) LÂM SÀNG CÓ THỂ SỐT KÈM CÁC DẤU HIỆU NKHH TRÊN ĐAU TAI CHẢY MỦ TAI (KHI MÀNG NHĨ THỦNG) NGHE KÉM (KHÓ PHÁT HIỆN NẾU TRẺ CHỈ BỊ VTGC MỘT BÊN, HOẶC BỊ NHẸ, NHẤT LÀ Ở TRẺ NHỎ) TRẺ LỚN CÓ THỂ CÓ CẢM GIÁC KHÓ CHỊU HOẶC NẶNG TRONG TAI KHÁM TAI VỚI ĐÈN SOI TAI CÓ BƠM HƠI THẤY MÀNG NHĨ SUNG HUYẾT, MỜ ĐỤC, PHỒNG RA VÀ KÉM DI ĐỘNG. CHẨN ĐOÁN TIÊU CHUẨN CHẨN ĐOÁN VTGC (THEO TIỂU BAN XỬ TRÍ VIÊM TAI GIỮA CẤP – VIỆN HÀN LÂM NHI KHOA HOA KỲ/ VIỆN HÀN LÂM BÁC SĨ GIA ĐÌNH HOA KỲ 2004): (1) BỆNH KHỞI PHÁT CẤP. (2) CÓ BẤT KỲ DẤU HIỆU NÀO TRONG SỐ CÁC DẤU HIỆU XUẤT TIẾT TAI GIỮA SAU: MÀNG NHĨ PHỒNG. MÀNG NHĨ KÉM HOẶC KHÔNG DI ĐỘNG. MỨC HƠI-DỊCH SAU MÀNG NHĨ. CHẢY DỊCH, MỦ TAI. (3) DẤU HIỆU VIÊM TAI GIỮA: MÀNG NHĨ ĐỎ RÕ, HOẶC ĐAU TAI RÕ (RẤT KHÓ CHỊU Ở TAI LÀM CẢN TRỞ HOẠT ĐỘNG BÌNH THƯỜNG HOẶC GIẤC NGỦ) ĐIỀU TRỊ THỜI GIAN ĐIỀU TRỊ KHÁNG SINH THƯỜNG LÀ 10 NGÀY AMOXICILLIN 80–90 MG/KG/NGÀY NẾU DỊ ỨNG VỚI PENICILLIN TYPE I (NỔI MỀ ĐAY HOẶC PHẢN VỆ): SỬ DỤNG CLINDAMYCIN NẾU DỊ ỨNG VỚI PENICILLIN KHÔNG TYPE I: SỬ DỤNG CEFTRIAXONE 3 NGÀY XỬ TRÍ ĐAU TAI: – ACETAMINOPHEN, IBUPROFEN (HIỆU QUẢ VỚI ĐAU TAI NHẸ HOẶC VỪA) – CHƯỜM ẤM HOẶC CHƯỜM LẠNH TẠI CHỖ – THUỐC GIẢM ĐAU TẠI CHỖ: BENZOCAINE (AURALGAN®) – MỞ MÀNG NHĨ BIẾN CHỨNG BIẾN CHỨNG VÙNG XƯƠNG THÁI DƯƠNG: VIÊM DA, THỦNG MÀNG NHĨ, VIÊM TAI GIỮA MỦ MẠN TÍNH, VIÊM XƯƠNG CHŨM, ĐIẾC, LIỆT DÂY THẦN KINH MẶT, HÌNH THÀNH CHOLESTEATOMA, VÀ VIÊM MÊ LỘ. BIẾN CHỨNG NỘI SỌ: ▪ VIÊM MÀNG NÃO ▪ ÁP-XE NGOÀI VÀ DƯỚI MÀNG CỨNG ▪ VIÊM NÃO KHU TRÚ ▪ ÁP-XE NÃO ▪ NÃO ÚNG THỦY DO TAI THUẬT NGỮ “CROUP” ĐỀ CẬP ĐẾN MỘT NHÓM GỒM NHIỀU BỆNH NHIỄM TRÙNG CẤP KHÁC NHAU ĐẶC TRƯNG BỞI: HO ÔNG ỔNG, CÓ THỂ KÈM THEO KHÀN TIẾNG, THỞ RÍT KỲ HÍT VÀO VÀ SUY HÔ HẤP. VIÊM THANH QUẢN CẤP, VIÊM THANH KHÍ QUẢN CẤP, VIÊM THANH KHÍ PHẾ QUẢN CẤP (CROUP) NGUYÊN NHÂN & DỊCH TỄ (75%) PARAINFLUENZA VIRUS (TYPE 1, 2, VÀ 3) INFLUENZA VIRUS A (CÓ THỂ NẶNG) VÀ B, ADENOVIRUS, RSV, SỞI MYCOPLASMA PNEUMONIAE (THƯỜNG NHẸ) 3 THÁNG – 5 TUỔI (2 TUỔI*) TRẺ TRAI THƯỜNG GẶP HƠN TRẺ GÁI CUỐI THU ĐẦU ĐÔNG / QUANH NĂM THƯỜNG TÁI PHÁT TRONG NHÓM 3 – 6 TUỔI 15% BỆNH NHI CÓ TIỀN SỬ GIA ĐÌNH BỊ CROUP LÂM SÀNG VIÊM LONG HÔ HẤP TRÊN TRƯỚC ĐÓ. SỐT HOẶC KHÔNG HO ÔNG ỔNG RẤT ĐIỂN HÌNH, KHÀN TIẾNG VÀ THỞ RÍT KỲ HÍT VÀO THƯỜNG NẶNG LÊN VỀ ĐÊM, KHI TRẺ KÍCH THÍCH HOẶC KHÓC THÍCH NGỒI HOẶC ĐƯỢC BẾ THẲNG TẦN SỐ THỞ TĂNG NHẸ. MỨC ĐỘ SUY HÔ HẤP THAY ĐỔI TÙY THEO TRẺ TRƯỜNG HỢP NẶNG RẤT KHÓ PHÂN BIỆT VỚI VIÊM NẮP THANH QUẢN CẤP PHÂN ĐỘ KHÓ THỞ THANH QUẢN ĐỘ I: CHỈ KHÀN TIẾNG, THỞ RÍT KHI KHÓC. ĐỘ IIA: THỞ RÍT KHI NẰM YÊN. ĐỘ IIB: TRIỆU CHỨNG IIA KÈM KHÓ THỞ, THỞ NHANH, RÚT LÕM LỒNG NGỰC. ĐỘ III: TRIỆU CHỨNG IIB KÈM VẬT VÃ, KÍCH THÍCH HOẶC TÍM TÁI. BIẾN CHỨNG (15%): VIÊM TAI GIỮA CẤP, VIÊM TIỂU PHẾ QUẢN CẤP, VIÊM PHỔI CẬN LÂM SÀNG PHIM CHỤP CỔ THẲNG DẤU HIỆU “NÓC NHÀ THỜ” (STEEPLE SIGN) CHỈ ĐỊNH NHẬP VIỆN KHI TRẺ CÓ MỘT TRONG NHỮNG BIỂU HIỆN SAU: THỞ RÍT NGÀY CÀNG TĂNG THỞ RÍT LÚC NGHỈ NẶNG SUY HÔ HẤP THIẾU KHÍ TÍM GIẢM TRI GIÁC ĂN UỐNG KÉM CHẨN ĐOÁN PHÂN BIỆT VIÊM NẮP THANH QUẢN CẤP. VIÊM THANH QUẢN NHIỄM KHUẨN CẤP. VIÊM THANH QUẢN CO THẮT. DỊ VẬT ĐƯỜNG THỞ. ÁP-XE THÀNH SAU HỌNG VÀ ÁP-XE QUANH AMIĐAN. PHÙ MẠCH DƯỚI THANH QUẢN. ĐIỀU TRỊ LÀM THÔNG ĐƯỜNG THỞ PHUN SƯƠNG RACEMIC EPINEPHRINE – NẾU KHÔNG CÓ RACEMIC EPINEPHRINE, CÓ THỂ SỬ DỤNG L-EPINEPHRINE VỚI HIỆU QUẢ TƯƠNG ĐƯƠNG (LIỀU 5 ML DUNG DỊCH 0,1%) – THẬN TRỌNG Ở TRẺ CÓ NHỊP TIM NHANH, TỨ CHỨNG FALLOT, HAY TẮC NGHẼN ĐƯỜNG RA TÂM THẤT CORTICOSTEROID: DEXAMETHASONE UỐNG VỚI LIỀU DUY NHẤT 0,6 MG/KG (KHÔNG NÊN DÙNG KHI TRẺ CROUP + THUỶ ĐẬU / LAO) VIÊM NẮP THANH QUẢN CẤP NGUYÊN NHÂN, DỊCH TỄ LÂM SÀNG CẬN LÂM SÀNG BIẾN CHỨNG CHẨN ĐOÁN PHÂN BIỆT ĐIỀU TRỊ DỰ PHÒNG NGUYÊN NHÂN TRƯỚC KHI CÓ VACCINE: VNTQC DO H. INFLUENZA TYPE B THƯỜNG GẶP Ở TRẺ 2 – 4 TUỔI (MẶC DÙ BỆNH CÓ THỂ XẢY RA Ở TRẺ NHŨ NHI HOẶC Ở TRẺ ĐẾN 7 TUỔI) TỪ KHI CÓ VACCINE HIB: – STREPTOCOCCUS PYOGENES – STREPTOCOCCUS PNEUMONIAE – STAPHYLOCOCCUS AUREUS LÂM SÀNG SỐT CAO VÀ ĐAU HỌNG XUẤT HIỆN ĐỘT NGỘT Ở MỘT TRẺ TRƯỚC ĐÓ KHỎE MẠNH. TRONG VÀI GIỜ, BỆNH NHI BẮT ĐẦU CÓ BIỂU HIỆN NHIỄM ĐỘC, KHÓ NUỐT VÀ KHÓ THỞ: ĐÙN NƯỚC BỌT VÀ CỔ THƯỜNG NGỮA HẲN RA SAU, THÍCH NGỒI GẬP NGƯỜI RA TRƯỚC CHỐNG TAY LÊN GIƯỜNG, NGỮA CẰM VÀ HÁ MIỆNG. THỞ RÍT LÀ DẤU HIỆU MUỘN. SUY HÔ HẤP TỪ VỪA ĐẾN NẶNG: VỚI THỞ RÍT THÌ HÍT VÀO HOẶC CẢ 2 THÌ, PHẬP PHỒNG CÁNH MŨI, CO KÉO HÕM TRÊN ỨC, CÁC KHOẢNG LIÊN SƯỜN VÀ RÚT LÕM LỒNG NGỰC. VÙNG NẮP THANH QUẢN SƯNG ĐỎ, Ứ NHIỀU CHẤT NHẦY VÀ ĐỜM GIÃI. DẦN DẦN, THỞ RÍT VÀ ÂM THỞ GIẢM RỒI BỆNH NHI RƠI VÀO TÌNH TRẠNG MỆT LÃ. TRẺ VẬT VÃ, SAU ĐÓ TÍM TÁI, HÔN MÊ, RỒI TỬ VONG. CẦN TRÁNH CÁC BIỆN PHÁP CAN THIỆP LÀM CHO TRẺ KÍCH THÍCH NHƯ XẺ TĨNH MẠCH, ĐẶT ĐƯỜNG TRUYỀN TĨNH MẠCH, ĐẶT TRẺ NẰM NGỮA HOẶC KHÁM HỌNG, CHO ĐẾN KHI ĐƯỜNG THỞ ĐƯỢC GIẢI QUYẾT THÔNG SUỐT. LÂM SÀNG BIẾN CHỨNG VIÊM PHỔI VIÊM HẠCH CỔ VIÊM TAI GIỮA VIÊM MÀNG NÃO VIÊM KHỚP NHIỄM TRÙNG TRÀN KHÍ TRUNG THẤT HOẶC TRÀN KHÍ MÀNG PHỔI (DO MỞ KHÍ QUẢN) CHẨN ĐOÁN PHÂN BIỆT VNTQC Croup Viêm nắp thanh quản cấp Viêm thanh quản nhiễm khuẩn cấp Bạch hầu Áp-xe thành sau họng Tác nhân gây bệnh chính Parainfluenza 1-3 virus Influenza virus Adenovirus RSV H. influenzae Streptococcus S. aureus Moraxella catarrhalis H. influenzae C.diphtheria Phối hợp S. aureus, Streptococcus, H. influenzae, vi khuẩn kỵ khí Tuổi 3 tháng – 5 tuổi, cao điểm 2 tuổi 2-7 tuổi 6 tháng – 8 tuổi Mọi lứa tuổi < 6 tuổi Croup Viêm nắp thanh quản cấp Viêm thanh quản nhiễm khuẩn cấp Bạch hầu Áp-xe thành sau họng Tỷ lệ mắc Thường gặp Hiếm gặp Hiếm gặp Hiếm gặp nếu chủng ngừa Ít gặp Khởi phát Từ từ, thường xảy ra sau NKHH trên Nhanh Chậm, đột nhiên diễn tiến xấu Chậm Từ từ Lâm sàng Sốt nhẹ Không nhiễm độc Ho ông ổng Thở rít Khàn tiếng Kích thích Sốt cao Đau họng nhiều Ít ho ông ổng Nhiễm độc Thở rít nhẹ Đùn nước bọt Khó nuốt Ngồi chống tay Sốt cao Nhiễm độc Ho lanh lảnh Thở rít Khàn tiếng Đau cổ Sặc Sốt Nhiễm độc Thở rít Đau họng Hôi miệng Viêm hạch cổ Dấu cổ bò Sốt Đau họng Đau và cứng cổ (đặc biệt khi ngữa) Khó nuốt Ít gặp thở rít Đùn nước bọt Thành sau họng phồng Nội soi Niêm mạc đỏ đậm Phù nề dưới thanh môn Nắp thanh quản phù nề, đỏ rực hoặc tái Sụn phễu phù nề Niêm mạc đỏ đậm Có thể loét Nhiều dịch tiết đặc quánh Phù nề dưới thanh môn Màng giả dính màu xám ở họng ĐIỀU TRỊ THIẾT LẬP NGAY ĐƯỜNG THỞ NHÂN TẠO CHO TRẺ TẠI ĐƠN VỊ ĐIỀU TRỊ TÍCH CỰC HOẶC TRONG PHÒNG MỔ THỞ OXY TRÊN ĐƯỜNG ĐẾN PHÒNG ĐẶT NKQ CHO NGAY KHÁNG SINH: CEFTRIAXONE (100 MG/KG/24GIỜ CHIA 2 LẦN) / CEFOTAXIME (100 MG/KG/24GIỜCHIA 3-4 LẦN) / AMPICILLIN/SULBACTAM (UNASYN®) (100–200 MG AMPICILLIN/KG/24 GIỜ CHIA 3-4 LẦN) DUY TRÌ TRONG 7-10 NGÀY VIÊM PHẾ QUẢN CẤP NGUYÊN NHÂN, DỊCH TỄ LÂM SÀNG CHẨN ĐOÁN CHẨN ĐOÁN PHÂN BIỆT BIẾN CHỨNG ĐIỀU TRỊ NGUYÊN NHÂN & DỊCH TỄ THƯỜNG GẶP Ở TRẺ NHỎ VÀ TRẺ TRAI, NHẤT LÀ TRẺ < 6 TUỔI NHỮNG TÁC NHÂN THƯỜNG GÂY VIÊM PHẾ QUẢN CẤP: RSV, INFLUENZA VIRUS A VÀ B, PARAINFLUENZA VIRUS (ĐẶC BIỆT LÀ TYPE 3), ADENOVIRUS, RHINOVIRUS, VÀ PARAMYXOVIRUS (KỂ CẢ LOẠI VIRUS MỚI ĐƯỢC PHÂN LẬP GẦN ĐÂY METAPNEUMOVIRUS) THƯỜNG GẶP VÀO MÙA THU-ĐÔNG (RIÊNG ADENOVIRUS VÀ RHINOVIRUS CÓ THỂ KHÔNG XẢY RA THEO MÙA) MẶC DÙ ÍT GẶP HƠN VIRUS RẤT NHIỀU NHƯNG STREPTOCOCCUS PNEUMONIAE, S. AUREUS, H. INFLUENZAE, MYCOPLASMA PNEUMONIAE, BORDETELLA PERTUSSIS VÀ C. DIPHTHERIAE (Ở TRẺ CHƯA CÓ MIỄN DỊCH), MYCOBACTERIUM TUBERCULOSIS (Ở TRẺ SỐNG TRONG VÙNG DỊCH TỄ) CŨNG CÓ THỂ GÂY VIÊM PHẾ QUẢN LÂM SÀNG KHỞI ĐẦU VỚI VIÊM HÔ HẤP TRÊN (VIÊM MŨI) SAU ĐÓ HO KHAN TĂNG DẦN, THƯỜNG LÀ VÀO NGÀY THỨ 3-4 SAU VIÊM HÔ HẤP TRÊN HO KHAN DỮ DỘI KHÔNG CÓ ĐÀM LÀM TRẺ ĐAU RÁT VÙNG SAU XƯƠNG ỨC HOẶC ĐAU RAN CẢ LỒNG NGỰC TRẺ CÓ THỂ CÓ SÒ SÈ NHẸ SAU VÀI NGÀY, HO BẮT ĐẦU CÓ ĐÀM (TRONG → VÀNG). SAU 5-10 NGÀY: ĐÀM LỎNG DẦN, RỒI HO CŨNG GIẢM TỪ TỪ TRONG ĐA SỐ TRƯỜNG HỢP, BỆNH THƯỜNG KÉO DÀI TRONG 2 TUẦN (TỐI ĐA 4 TUẦN) THƯỜNG CÓ VIÊM MŨI, VIÊM MŨI HỌNG HAY VIÊM KẾT MẠC ĐI KÈM TRONG GIAI ĐOẠN ĐẦU, NGHE PHỔI THƯỜNG KHÔNG PHÁT HIỆN GÌ ĐẶC BIỆT. VỀ SAU NGHE PHỔI CÓ THỂ CÓ ÂM THỞ THÔ, RẢI RÁC RAN ẨM VỪA HẠT VÀ RAN NGÁY BIẾN CHỨNG: VIÊM TAI GIỮA, VIÊM XOANG, VIÊM PHỔI PHÒNG BỆNH NKHHCT CHƯƠNG TRÌNH XỬ TRÍ LỒNG GHÉP TRẺ BỆNH (IMCI) QUỐC GIA GIÁO DỤC CHO CÁC BÀ MẸ CÓ CON DƯỚI 5 TUỔI: – KIẾN THỨC VỀ CHĂM SÓC TRẺ KHỎE. – BIẾT LÚC NÀO CẦN ĐƯA TRẺ ĐẾN CƠ SỞ Y TẾ KHI TRẺ BỊ NKHHCT. – BIẾT LỢI ÍCH CỦA VIỆC TIÊM CHỦNG (ĐẶC BIỆT LÀ TIÊM CHỦNG LAO, BH-HG-UV, SỞI). – BIẾT LỢI ÍCH CỦA SỮA MẸ. – BIẾT TÁC HẠI CỦA KHÓI, BỤI, ĐẶC BIỆT LÀ KHÓI THUỐC LÁ.

Đăng ký nhận thông báo
Thông báo về
guest
0 Bình luận
Inline Feedbacks
Xem tất cả các bình luận
You cannot copy content of this page
Copy link
Powered by Social Snap