Câu hỏi lâm sàng về suy thận mạn và hội chứng thận hư

Chào bạn, nếu bạn là sinh viên Y Khoa đã, đang hoặc sắp đi thực hành lâm sàng tại bệnh viện thì không nên bỏ qua Khóa học kiến thức lâm sàng nội khoa này nhé! Đây là khóa học chất lượng được đánh giá cao bởi khoảng 400 thành viên đăng ký là các sinh viên Y Khoa trên khắp cả nước và các bác sĩ nội khoa.

YKHOA247.com

Câu 1) Nguyên nhân gây THA ở bệnh nhân STM ?

Nhắc lại định nghĩa suy thận và cấu tạo,chức năng bộ máy cận tiểu cầu:

Suy thận là trạng thái suy giảm chức năng của thận, bao gồm chức năng bài tiết lượng nước dư thừa trong cơ thể và bài tiết chất độc trong cơ thể do quá trình trao đổi chất gây ra, và (kéo theo) sự suy giảm chức năng sản xuất một vài hormon do thận sản xuất.

Bộ máy cận tiểu cầu nằm ở khu vực: ống lượn xa tiếp giáp với đm đến, đm đi và 1 phần của tiểu cầu.

Gồm 3 loại tb: Tb Maculadensa (ống lượn xa) -> nhận cảm đồng thời chế tiết các chất đổ vào mạch máu và nước tiểu

SUY THẬN MẠN TÍNH

Giảm tiết EPO Lọc máu chu kì

Ứ đọng các chất độc chuyển hóa: Nito phi protein, các hợp chất của guanine, muối urat…

Giảm kích thích sinh hồng cầu

Ức chế tủy xương

Giảm tuổi thọ HC

Chán ăn, buồn nôn, nôn

THIẾU MÁU MẠN TÍNH

Tb cận tiểu cầu (tb hạt) -> chứa renin không hoạt động. Tb cận tiểu cầu nằm nhiều xung quanh đm, đặc biệt đm đến.

Tb Lacis -> chức năng thực bào.

-Nên khi giảm lượng máu đến lọc ở thận dẫn tới suy thận.Việc này làm cho giảm lượng Ion Na+ và Cl- đến tế bào maculadensa(tế bào nhận cảm) làm hoạt hóa hệ RAA như sau:

Tế bào maculadensa hoạt hóa tế bào cận tiểu cầu hình thành renin hoạt động. Renin phân cắt Angiotensinogen(sản xuất ở gan) thành Angiotensin 1,cái này tiếp tục nhờ enzyme ACE(angiotensin converting enzyme) sản xuất ở phổi chuyển hóa thành angiotensin 2.Chất này đến kích thích thụ cảm thể AT1 ở động mạch đi làm tế bào nội mô ở đây tiết ra NO đồng thời enzyme ACE hoạt hóa bradykinin cũng kích thích tb nội mô tiết NO làm co mạch. Dẫn đến tăng huyết áp tâm trương.

Thứ 2: khi angiotensin kích thích vào receptor AT1 thì receptor này cũng kích thích tuyến thượng thận giải phóng Aldosteron làm tăng tái hấp thu Na+ kéo theo nước ở OLX làm tăng huyết áp tâm thu do tăng thể tích tuần hoàn.

Việc này làm tăng cả tần số tim,dày cơ tim cũng như giãn cơ tim,tăng áp lực mạch máu thận dẫn đến xơ hóa mạch thận,càng làm giảm lượng máu đến thận(vòng xoắn bệnh lý)

GIẢI THÍCH TĂNG HUYẾT ÁP ĐƠN GIẢN DỰA VÀO GIẢM LỌC CẦU THẬN = > KÍCH HOẠT RAA HOẠT ĐỘNG QUÁ MỨC.

lam sang than



Câu 2) Nguyên nhân suy tim ở bệnh nhân suy thận mạn ?

-Ứ muối + nước =>Tăng KL tuần hoàn => Tăng tiền gánh

-THA= >Tăng hậu gánh

DẪN ĐẾN SUY TIM (Sau một time dài )

Câu 3) Tại sao viêm màng ngoài tim trong suy thận mạn ?

Tăng ure máu gây nên ứ đọng ure và các chất đồng phân,sản phẩm chuyển hóa của nó ở màng ngoài tim gây kích thích các mediator viêm (Các tế bào trung mô của lớp màng trong tiết ra liên tục prostaglandin E, eicosanoids, prostacyclin (PGI2), các bổ thể (C3, C4, CH5)) gây nên tình trạng viêm vô khuẩn ở MNT

Câu 4) Hội chứng thận hư có thể nhầm vào khoa nào ?

Lâm sàng của HCTH là phù: phù toàn thân, tiến triển nhanh

=> Có thể nhầm vào khoa:

=> Nội tiêu hóa: Tràn dịch màng bụng

Nội hô hấp: Tràn dịch màng phổi (khó thở)

Nội tim mạch: tràn dịch màng ngoài tim,suy tim(phù chi dưới)

Ngoại tiết niệu: Tràn dịch màng tinh hoàn

Câu 5) Giải thích tại sao lại có trụ hạt, trụ bạch cầu ?

– Trụ hình trong nước tiểu là các hạt cấu trúc hình trụ thấy trong nước tiểu.

Bản chất: Protein do tb ống thận bị tổn thương tiết ra gặp môi trường acid trong nước tiểu thì đóng khuôn lại tại ống thận rồi theo nước tiểu đi ra ngoài.

Protein huyết tương lọt qua màng lọc.

– Trụ hạt: Xác tb biểu mô ống thận -> Viêm cầu thận mạn, suy thận cấp
– Trụ bạch cầu: xác tb bạch cầu -> viêm bể thận – thận cấp, mạn

Tham gia Group Vui Học Y để cùng trao đổi kiến thức y khoa các bạn nhé.

Bài viết được đăng bởi: https://www.ykhoa247.com/
Đăng ký nhận thông báo
Thông báo về
guest
0 Bình luận
Inline Feedbacks
Xem tất cả các bình luận
You cannot copy content of this page
Copy link
Powered by Social Snap