Chẩn đoán và điều trị đau thần kinh tọa theo đông y

Chào bạn, nếu bạn là sinh viên Y Khoa đã, đang hoặc sắp đi thực hành lâm sàng tại bệnh viện thì không nên bỏ qua Khóa học kiến thức lâm sàng nội khoa này nhé! Đây là khóa học chất lượng được đánh giá cao bởi khoảng 400 thành viên đăng ký là các sinh viên Y Khoa trên khắp cả nước và các bác sĩ nội khoa.

ĐAU THẦN KINH TOẠ

  1. ĐẠI CƯƠNG

Đau dây Thần kinh toạ là một hội chứng thần kinh có đặc điểm chủ yếu là đau dọc theo lộ trình của dây thần kinh toạ và các nhánh của nó, nguyên nhân thường do bệnh lý dĩa đệm ở cột sống thắt lưng. Theo YHCT, hội chứng đau dây thần kinh toạ được mô tả trong bệnh danh Toạ cốt phong, thuộc phạm trù của chứng Tý hoặc Thống

  1. TIÊU CHUẨN CHẨN ĐOÁN

Đau từ thắt lưng xuống mông, xuống mặt sau hoặc mặt ngoài đùi, xuống mặt sau hoặc ngoài cẳng chân, xuống bàn chân hoặt gót chân, có thể kèm tê buốt, tê rần dọc theo đường thần kinh toạ

Có thể dương tính các nghiệm pháp sau:

Nghiệm pháp lassegue (+)

Thống điểm Valeix (+)

Dấu ấn chuông (+)

Dấu teo cơ (cơ mông, cơ tứ đầu đùi, cơ bắp chân)

  1. CẬN LÂM SÀNG: XQ , MRI
  2. CÁC THỂ LÂM SÀNG:

1/ Đau thần kinh toạ do lạnh: ( Thể Phong Hàn Thấp Tý – Khí huyết ứ trệ)

Do ngoại tà (Phong-Hàn-Thấp) gây bệnh, thường tác động vào kinh Túc Thái dương Bàng quang, kinh Túc Thiếu dương Đởm, kinh Túc Thái âm Tỳ ảnh hưởng đến lưu thông khí huyết, bị bế tắc, gây đau, Mạch phù, rêu lưỡi trắng

2/ Đau thần kinh toạ do thoái hoá cột sống gây chèn ép: (Thể Phong-Hàn-Thấp Tý- Can Thận âm hư)

Đau thần kinh toạ do các bất thường cột sống thắt lưng cũng như thoái hoá các khớp đốt sống, các dị tật bẩm sinh

  1. ĐIỀU TRỊ

BÀI THUỐC THANG: Có thể gia giảm vị thuốc và liều lượng

1/Thể Phong Hàn Thấp-Khí huyết ứ trệ:

* Bài thuốc:

Rễ lá lốt Thiên niên kiện cẩu tích Quế chi Chỉ xác

Trần bì Ngưu tất Xuyên khung phòng phong

Tang ký sinh Tế tân Đan sâm Độc hoạt

2/ Thể Phong Hàn Thấp – Can Thận Âm hư:

* Bài thuốc:

Thục địa Cẩu tích Tục đoạn Tang ký sinh

Ngưu tất Đảng sâm Ý dĩ Bạch truật

Hoài sơn Tỳ giải Hà thủ ô

THUỐC THÀNH PHẨM: Sử dụng thành phần công thức sau:

Cao xương hỗn hợp, Cao qui bản, Hoàng bá, Tri mẫu, Trần bì, Bạch thược , Can khương , Thục địa

-Nếu can thận âm hư: có thể phối hợp với công thức: Độc hoạt, Phòng phong, Tang ký sinh, Tần giao, Bạch thược, Ngưu tất, Sinh địa, Cam thảo, Đỗ trọng, Tế tân, Quế nhục, Nhân sâm, Đương quy, Xuyên khung.

-Nếu khí huyết ứ trệ: Có thể phối hợp với công thức:Thiên niên kiện, Thổ phục linh, Phòng kỷ, Hy thiêm , Hà thủ ô đỏ, Thương nhĩ tử, Huyết giác, tá dược vừa đủ.

ĐIỆN CHÂM, CỨU, GIÁC HƠI:

Ngày một lần hoặc cách ngày một lần.

Liệu trình điều trị: 1 đến 2 tháng , ngưng châm 1 tuần , sau đó tiếp tục liệu trình 2

Các công thức huyệt có thể gia giảm

1/ Thể Phong Hàn Thấp-Khí huyết ứ trệ:

Đại trường du Thừa phù Uỷ trung Thừa sơn

Trật biên Dương lăng tuyền Côn lôn

Hoàn khiêu Giải khê

2/ Thể Phong Hàn Thấp – Can Thận Âm hư:

Giáp tích Thận du Đại trường du Thứ liêu

Hoàn khiêu Trật biên Dương lăng tuyền Huyết hải

Uỷ trung Thừa sơn côn lôn Giải khê

  • THỦY CHÂM: mỗi ngày hoặc cách ngày.

1/ Cerebrolysin 5ml x 01 ống hoặc Becozyme 2ml x 01 ống

2/ Dodecavit (B12 10.000 µg) 2ml x 01 ống

3/ Novocain 3% 2ml x 01 ống

Huyệt:

Thận du Đại trường du Hoàn khiêu

Trật biên Dương lăng tuyền

  1. TÀI LIỆU THAM KHẢO
  • Bài giảng Y Học Cổ Truyền , tập 2, Bộ môn YHCT Trường ĐHYK Hà Nội
  • Bệnh học và điều trị Nội khoa – PGS TS Nguyễn Thị Bay
  • Châm cứu chữa bệnh – GS TSKH Nguyễn Tài Thu
Đăng ký nhận thông báo
Thông báo về
guest
0 Bình luận
Inline Feedbacks
Xem tất cả các bình luận
You cannot copy content of this page
Copy link
Powered by Social Snap