Chữa trị đau vai gáy theo quan điểm y học cổ truyền

Chào bạn, nếu bạn là sinh viên Y Khoa đã, đang hoặc sắp đi thực hành lâm sàng tại bệnh viện thì không nên bỏ qua Khóa học kiến thức lâm sàng nội khoa này nhé! Đây là khóa học chất lượng được đánh giá cao bởi khoảng 400 thành viên đăng ký là các sinh viên Y Khoa trên khắp cả nước và các bác sĩ nội khoa.

ĐAU VAI GÁY

1. Đại cương

– Đau vai gáy là một hội chứng do nhiều nguyên nhân khác nhau dãn tới hậu quả

vai và gáy đau, thậm chí đau tê lan xuống cánh, cẳng, ngón tay.

– Hoạt động của vai gáy phụ thuộc hoạt động của cánh tay, đầu nên rất linh hoạt

và cơ động, động tác đa dạng, với biên độ khá rộng.

– Đốt sống cổ là nơi xuất lộ của thần kinh vai gáy, thần kinh cánh tay. Từ cổ VI

trở lên, mỏm ngang có lỗ động mạch đốt sống trong đó chứa động mạch đời sống chui

lên não, tạo nên hệ thống động mạch sống nền. Do vậy đau vai gáy mạn tính thường

gây chèn ép đám rối cổ, đau đám rối thần kinh cánh tay và thiểu năng tuần hoàn não.

2. Nguyên nhân và chẩn đoán đau vai gáy:

– Theo Y học hiện đại đau vai gáy thường do lạnh, gối đầu khi ngủ không ở trạng thái sinh lý động tác ngoái cổ ra sau đột ngột, những sang chấn, vi sang chấn đốt cổ.

Tình trạng viêm khớp bán nguyệt, viêm sụn viền đốt cổ, thoái hoá đốt cổ đặc biệt CV –

CVI là nguyên nhân dễ gặp trên lâm sàng, lao đốt cổ, ung thư đốt cổ, ung thư đỉnh phổi,

viêm tuỷ cổ mạn tính thoát vị đã đệm đốt cổ, chấn thương gãy vỡ đốt cổ giai đoạn đầu

cũng gây đau vai gáy nên cần chú ý phân biệt.

– Theo Y học cổ truyền cho rằng đau vai gáy là do phong hàn và huyết ứ gây tắc

nghẽn tại ba kinh Tiểu trường, Bàng quang, kinh Đậm và mạch Đốc

3.Cân lâm sàng

– Sang chấn : chụp CT hay MRI

– Thoái hóa csc: X_Quang cột sống cổ

– Thoát vị đĩa đệm: chụp CT hay MRI

4. Các thể lâm sàng:

4.1. Đau vai gáy cấp

4.1.1. Triệu chứng:

– Đau lan từ chẩm, gáy xuống vai, đau tăng khi thay đổi tư thế đầu.

– Thường xuất hiện vào sáng khi ngủ dậy hoặc ngoái đầu sau một cách đột ngột với biểu hiện cúi, ngửa, nghiêng, quay đầu đau, mặt vênh, cổ cứng, muốn nhìn ngang hoặc ngoái sau phải quay cả nửa thân trên.

– So sánh với cơ vai gáy hai bên thấy cơ bên đau gồ cao, co cứng. Ấn các huyệt

Phong trì Kiên tỉnh, Đại trữ, Thiên tông đau, hướng đau có thể lan tới huyệt Đốc du

hoặc lan tới mỏm vai cánh tay.

– Nếu đau do lạnh mạch trì, sợ lạnh, sợ gió, rêu lưỡi trắng.

– Nếu do huyết ứ, phải có sang chấn đất cổ trước đó, ví dụ khi thực hiện động tác

cổ mạnh đột ngột không sinh lý.

4.1.2. Pháp điều trị:

– khu phong, tán hàn, hành khí, hoạt huyết nếu đau vai gáy do lạnh.

– Hành khí, hoạt huyết nếu đau vai gáy do huyết ứ.

4.1.3. Điều trị bằng châm cứu:

– Các huyệt tại chỗ: Phong trì, Đại truy, Kiên tỉnh, Đại trữ, Thiên tông, Đốc du, Á

thị huyệt.

– Các huyệt ở xa: Dương lăng tuyền, Huyền chung.

– Thủ thuật: châm tả hoặc châm tả rồi ôn châm.

4.1.4. Điều trị bằng xoa bóp bấm huyệt:

– Dùng các thủ thuật: xoa, bóp, day, lăn, bấm, điểm, miết, xát, đấm, phát, vờn,

chặt và vận động cổ. Tuỳ theo từng vùng huyệt mà lựa chọn thủ thuật thích hợp, tối

thiểu mỗi thủ thuật làm trong thời gian 2 phút.

4.1.5. Điều trị bằng thuốc: Có thể gia giảm vị thuốc và liều lượng

Bài 1:

Quế chi Tang chi Kê huyết đằng Ý dĩ

Sinh khương Uất kim Thiên niên kiện Bạch chỉ

Bài 2: Ma hoàng Quế chi thang gia giảm:

Ma hoàng Phòng phong Quế chi Cam thảo

Sinh khương Đại táo Bạch chỉ

4.2. Đau vai gáy mạn tính

4.2.1. Triệu chứng:

– Mỏi vai gáy kéo dài, đau âm ỉ, trở trời đau tăng kéo dài nhiều tháng, nhiều năm, xen kẽ đợt đau cấp tính với đầy đủ những triệu chứng của đau vai gáy cấp.

– Thường kèm triệu chứng của thiểu năng tuần hoàn não: đau đầu, rối loạn giấc ngủ, suy giảm trí nhớ, cốt hóa nhân cách…

– Một số không nhỏ các trường hợp có biểu hiện của đau đám rối thần kinh cánh tay: đau, tê bì cánh tay, cẳng tay, bàn ngón tay, phản xạ gân xương có thể tăng nhẹ.

– Chụp Xquang đốt cổ có giá trị chẩn đoán cao: trên phim thấy hình ảnh mỏ xương, gai xương, viêm sụt viền, viêm khớp cổ sau hoặc trượt, xẹp đất sống. Chú ý phân biệt với lao đốt cổ gây phá huỷ cung trước, ung thư đốt sống cổ phá hủy cung sau

4.2.2. Pháp điều trị: trừ phong thấp, bổ khí huyết, hoạt huyết.

4.2.3. Điều trị bằng châm cứu:

– Nếu thiên hàn nên cứu cách gừng, các mồi ngải đặt dọc theo mạch Đốc từ CI đến DI , đặc biệt cần ưu tiên huyệt Đại truy.

– Nếu hàn nhiệt không rõ ràng thì tuỳ theo đợt cấp châm tả, thời kỳ mạn tính châm bổ hoặc ôn châm.

– Huyệt vị dùng giống như thể đau vai gáy cấp.

4.2.4. Điều trị bằng xoa bóp: giống trong đau vai gáy cấp nhưng thủ thuật nhẹ nhàng hơn, thời gian kéo dài hơn.

4.2.5. Điều trị bằng thuốc: bài Quyên tý thang gia giảm:

Cam thảo Phòng phong Hoàng kỳ Đại táo

Đương quy Khuông hoạt Bạch thược Sinh khương

Khương hoàng Hà thủ ô

THỦY CHÂM:

mỗi ngày hoặc cách ngày. Chọn một số huyệt trong công thức trên:

1/ / Cerebrolysin 5ml x 01 ống hoặc Becozyme 2ml x 01 ống

2/ Dodecavit (B12 10.000 µg) 2ml x 01 ống

3/ Novocain 3% 2ml x 01 ống

THUỐC THÀNH PHẨM:

Hy thiêm , Hà thủ ô đỏ , Thương nhĩ tử, Thổ phục linh, Thiên niên kiện, Phòng kỷ, Huyết giác, tá dược vừa đủ

có thể phối hợp với : Cao xương hỗn hợp, Cao qui bản, Hoàng bá, Tri mẫu, Trần bì, Bạch thược, Can khương , Thục địa.

5. Tư vấn phòng bệnh và điều trị

– Tránh các loại hình lao động, vận động gây nguy cơ sang chấn, vi sang chấn đốt sống cổ.

– Thường xuyên xoa bóp vai gáy và tập các động tác cúi, ngửa, nghiêng, quay đầu.

– Nâng cao sức khoẻ bằng luyện tập thể dục, thể thao, dưỡng sinh hàng ngày.

– Điều trị triệt để khi mới bị lần đầu.

6. TÀI LIỆU THAM KHẢO

-Theo sách Bài giảng y học cổ truyền, tập 2, Bộ môn YHCT Trường ĐH Y Hà Nội

-Theo Bài giảng y học cổ truyền, Bộ môn YHCT Trường ĐH Y Khoa Thái Nguyên

Đăng ký nhận thông báo
Thông báo về
guest
0 Bình luận
Inline Feedbacks
Xem tất cả các bình luận
You cannot copy content of this page
Copy link
Powered by Social Snap