Cơn gout cấp – chẩn đoán và điều trị

Chào bạn, nếu bạn là sinh viên Y Khoa đã, đang hoặc sắp đi thực hành lâm sàng tại bệnh viện thì không nên bỏ qua Khóa học kiến thức lâm sàng nội khoa này nhé! Đây là khóa học chất lượng được đánh giá cao bởi khoảng 400 thành viên đăng ký là các sinh viên Y Khoa trên khắp cả nước và các bác sĩ nội khoa.

CƠN VIÊM KHỚP GOUT CẤP

Đây là một bệnh lý khớp đáp ứng tốt với điều trị nhưng đòi hỏi điều trị liên tục, lâu dài và toàn diện, kết hợp ngay từ đầu giữa điều trị cắt cơn và phòng ngừa tái diễn cơn gout cấp, giữa chế độ thuốc và chế độ ăn uống sinh hoạt.

ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG CỦA BỆNH GOUT

Cơn Viêm khớp Gout cấp:

– Tính chất của cơn viêm khớp cấp: Đột ngột đau dữ dội kèm sưng tấy, nóng, đỏ, xung huyết… ở một khớp (thường gặp nhất là ngón chân I), tái đi tái lại, không đối xứng, thường xảy ra về đêm. Triệu chứng viêm khớp tăng tối đa trong 24-48 giờ và kéo dài từ 3 đến 10 ngày rồi có thể tự khỏi không để lại dấu vết gì, xen kẽ với những giai đoạn hoàn toàn yên lặng.

Có thể có sốt cao, lạnh run, cứng cổ …

Cơn viêm khớp cấp thường xảy ra sau ăn quá mức, uống rượu, gắng sức, căng thẳng, bị lạnh, nhiễm trùng, phẫu thuật…

CÁC XÉT NGHIỆM GIÚP CHẨN ĐOÁN

Acid uric máu tăng khi > 420mol/L hay > 7 mg/dL.

Acid uric niệu 24 giờ, giảm khi:

+ < 800 mg / 24 giờ với chế độ ăn bình thường.

+ < 600 mg / 24 giờ với chế độ ăn giảm protid.

Công thức máu: có thể hơi tăng số lượng bạch cầu.

Tốc độ máu lắng tăng trong đợt viêm cấp.

Các xét nghiệm và thăm dò khác: đường huyết, chức năng thận, lipid toàn phần, cholesterol, Triglyceride, HDL-C, LDL-C, siêu âm bụng tìm sỏi hệ niệu… để tìm hiểu các bệnh lý kèm theo.

Dịch khớp: Đây là một xét nghiệm rất quan trọng và rất có ý nghĩa, giúp ích cho chẩn đoán xác định bệnh và chẩn đoán phân biệt ngay từ cơn viêm khớp cấp đầu tiên, tuy nhiên đây là một xét nghiệm phải can thiệp và dịch cần được khảo sát dưới kính hiển vi đối pha, nền đen … nên thường ít được thực hiện trên thực tế điều trị.

CHẨN ĐOÁN XÁC ĐỊNH

Các dấu hiệu lâm sàng (nêu trên).

Xét nghiệm cận lâm sàng.

Tiêu chuẩn chẩn đoán năm 2000 của ILAR và OMERACT.

Có 1 trong 3 nhóm tiêu chuẩn a, b hoặc c. Trên thực tế chỉ dùng nhóm c

Có tinh thể urate đặc trưng trong dịch khớp, và / hoặc:

Tophi được chứng minh có chứa tinh thể urate bằng phương pháp hoá học hoặc kính hiển vi phân cực, và / hoặc:

Có 6 trong 12 trạng thái lâm sàng, xét nghiệm và X.quang sau:

Viêm tiến triển tối đa trong vòng 1 ngày.

Có hơn 1 cơn viêm khớp cấp.

Viêm khớp ở 1 khớp.

Đỏ vùng khớp.

Sưng, đau khớp bàn ngón chân I.

Viêm khớp bàn ngón chân I ở 1 bên.

Viêm khớp cổ chân 1 bên.

Tophi nhìn thấy được.

Tăng acid uric máu.

Sưng khớp không đối xứng.

Khuyết hình nang dưới vỏ xương, không có dấu hiệu ăn mòn xương.

Cấy vi khuẩn âm tính.

CHẨN ĐOÁN PHÂN BIỆT

Viêm khớp nhiễm trùng.

Viêm mô tế bào quanh khớp (Cellulitis).

Chấn thương khớp và quanh khớp.

Lao khớp.

Giả Gout – Pseudogout ( hay bệnh Vôi hoá sụn khớp).

Viêm khớp dạng thấp.

Viêm khớp vảy nến …

ĐIỀU TRỊ CẮT CƠN

Nguyên tắc: nhanh, mạnh, sớm, ngắn ngày.

Các loại kháng viêm không phải là Steroid (NSAIDs).

Diclofenac 75mg, tiêm bắp, ngày 2 lần.

Hoặc Meloxicam 15mg, tiêm bắp, ngày 1 lần.

Hoặc Piroxicam 20mg, tiêm bắp, ngày 1 lần. Thời gian điều trị từ 3 – 5 ngày.

Hoặc Corticosteroid (khi chống chỉ định với NSAIDs).

Tại chỗ: khi chỉ viêm một khớp.

Toàn thân (chích TM hoặc uống): khi viêm ≥ 2 khớp.

Methylprednisolon 40 mg trong 2-3 ngày đầu, sau đó giảm liều dần và cắt hẳn trong vòng 10 ngày.

Hoặc Colchicin (uống) khi chống chỉ định với Corticosteroid và NSAIDs.

Ngày đầu tiên, uống 2mg 2 – 3 lần.

Ngày thứ 2 – 3, uống 1mg 2 – 3 lần.

Sau đó 1 – 2mg mỗi ngày.

An thần, hạ sốt, nếu sốt cao.

Kiểm tra và điều trị các bệnh kèm theo nếu có (Tăng HA. Tiểu đường, bệnh lý dạ dày- tá tràng…).

Hạn chế vận động khớp.

Chuyển bệnh nhân lên khoa Nội Cơ Xương khớp.

Đăng ký nhận thông báo
Thông báo về
guest
0 Bình luận
Inline Feedbacks
Xem tất cả các bình luận
You cannot copy content of this page
Copy link
Powered by Social Snap