ỐNG DẪN LƯU KEHR
Có thể đặt bên cạnh đường mật hoặc trong đường mật (dẫn lưu Kerh)
Mục đích của việc dẫn lưu Kerh?
Theo dõi hiện tượng dò bục ở đường mật chỗ khâu nối, tình trạng lưu thông đường mật (nguy cơ sót sỏi, chit hẹp cơ vòng gây tắc nghẽn..), qua đó lợi dụng đường vào qua dẫn lưu Kehr để can thiệp sau mổ (chụp đường mật kiểm tra, lấy sỏi qua nội soi bằng đường hầm do Kehr tạo ra..)
Theo dõi lượng dịch mật bình thường. 500-700ml dịch mật.
Lượng dịch mật qua Kehr giảm trong trường hợp:
Đường mật lưu thông tốt , dịch mật chảy xuống ruột
mật chảy vào phúc mạc gây viêm phúc mạc mật → bệnh nhân đau bụng nhiều
Tắc nghẽn một nhánh của dẫn lưu Kehr → biểu hiện triệu chứng của hội chứng tắc mật
Sau 14 ngày thì có thể rút dẫn lưu vì cần phải có đủ thời gian dể tạo đường hầm
Trước khi rút vài giờ phải kẹp thử dẫn lưu, chỉ định rút khi kẹp Kehr bệnh nhân không đau bụng (chứng tỏ có lưu thông tốt phía dưới) và lượng dịch qua sonde giảm xuống còn 300-400ml. Trong trường hợp Kẹp sonde bệnh nhân thấy đau bụng thì chụp đường mật cản quang qua Kehr để xác định vị trí tắc nghẽn trong đường mật
Lưu ý: sau khi rút sonde vẫn có nguy cơ xảy ra tai biến (vàng da, viêm đường mật, có thể do sỏi từ trên những hạ phân thuỳ cao rơi xuống hoặc do máu không đông rơi xuống cơ vòng Oddi gây tắc do vậy cần để bệnh nhân ở lại trong bệnh viện theo dõi trong vòng 12- 24h.
Khi bệnh nhân tái lập lưu thông ruột, ăn trở lại thì dịch mật bình thường trở lại .Và sau 10-14 ngày, nếu đường hầm hết dò thì nó tự bít lại .
Khi tiến hành mổ gan thì hai biến chứng thường gặp nhất xảy ra là dò mật và chảy máu
Không đặt sonde trong trường hợp nào?
Mổ lần đầu
Sỏi đơn giản
Cơ vòng oddi có chit hẹp
Thành mật trơn láng
YKHOA247.com thành lập với mục đích chia sẻ kiến thức Y Khoa.
Mọi thông tin trên trang web chỉ mang tính chất tham khảo, bạn đọc không nên tự chẩn đoán và điều trị cho mình.