Điện tâm đồ

Chào bạn, nếu bạn là sinh viên Y Khoa đã, đang hoặc sắp đi thực hành lâm sàng tại bệnh viện thì không nên bỏ qua Khóa học kiến thức lâm sàng nội khoa này nhé! Đây là khóa học chất lượng được đánh giá cao bởi khoảng 400 thành viên đăng ký là các sinh viên Y Khoa trên khắp cả nước và các bác sĩ nội khoa.

Nguyên lý điện tâm đồ

Định nghĩa

Điện tâm đồ là một đường cong ghi lại các biến thiên dòng điện do tim phát ra khi hoạt động co bóp.

Điện thế hoạt động của tế bào tim

Hai yếu tố quan trọng tạo nên điện thế hoạt động là sự chênh lệch nồng độ ion Na+, K+, Ca++… giữa bên trong với bên ngoài tế bào và tính thấm chọn lọc của màng tế bào cơ tim đối với các ion. Điện thế hoạt động diễn ra qua các giai đoạn sau:

Khi tế bào nghỉ ngơi

Tế bào cơ tim (bao gồm các sợi cơ co bóp và các tế bào thuộc hệ thống dẫn truyền) ở trạng thái phân cực với điện thế phía ngoài màng dương hơn so với phía trong màng tế bào, điện thế này bắt nguồn từ sự chênh lệch nồng độ của các ion Na+, K+, Ca++ và các ion khác ở dịch trong và ngoài màng tế bào. Do vậy, nếu ta đặt hai điện cực ở mặt trong và mặt ngoài màng tế bào tim, ta sẽ thu được một hiệu điện thế qua màng lúc nghỉ khoảng – 90 mV.

Khi tế bào hoạt động

Khi có tác nhân kích thích làm hiệu điện thế qua màng giảm tới mức khoảng – 60 mV sẽ khởi động điện thế hoạt động. Màng tế bào tim trở nên tăng tính thấm chọn lọc với Na+ (bình thường nồng độ Na+ ở ngoài tế bào lớn gấp 10 lần bên trong, khoảng 142 mmol/L) và Na+ ồ ạt thấm vào trong tế bào, làm cho phía ngoài màng bớt dương hơn so với phía trong do mất ion dương, hiệu điện thế qua màng hạ nhanh xuống 0 mV và còn “nảy quá đà” trở nên dương khoảng 20 mV, có nghĩa là điện thế trong màng thậm chí trở nên dương hơn 20 mV so với bên ngoài màng.

Hiện tượng mất điện thế dương bên ngoài màng tế bào như trên gọi là hiện tượng khử cực, tương ứng với pha 0 trên sơ đồ đường cong điện thế hoạt động.

Tiếp theo giai đoạn khử cực là giai đoạn tái cực, bao gồm tái cực chậm (pha 1,2), tái cực nhanh (pha 3) và trạng thái phân cực (pha 4). Trong giai đoạn này, Na+ vào chậm dần và ngừng hẳn, K+ bắt đầu ra ngoài cho đến khi thăng bằng điện thế qua màng được thiết lập lại, có nghĩa là hiệu điện thế qua màng trở về mức – 90 mV.

Hiện tượng khử cực chậm tâm trương ở pha 4

Ở sợi cơ tại tâm nhĩ và tâm thất, trạng thái phân cực (pha 4) sẽ được duy trì cho

đến khi có một kích thích từ bên ngoài đến làm hạ hiệu điện thế qua màng tới

ngưỡng (- 60 mV) để khởi động điện thế hoạt động với các giai đoạn như đã mô tả.

Học Tốt – Mơ Nhiều – Yêu Say Đắm 3

thái nghỉ, tế bào tự khử cực. Na+ xâm nhập dần dần vào trong tế bào làm tăng dần điện thế trong màng (tức hạ dần hiệu điện thế qua màng), đó là sự khử cực chậm

tâm trương, một đặc trưng của tế bào tự động. Khi hiệu điện thế qua màng hạ tới

ngưỡng (- 60 mV) sẽ tự khởi động một điện thế hoạt động thay vì nhờ một kích

thích bên ngoài như ở sợi co bóp. Tần số tạo ra những điện thế hoạt động phụ thuộc vào tốc độ khử cực chậm tâm trương ở pha 4. Bình thường, tế bào tự động của nút xoang có tốc độ khử cực chậm tâm trương nhanh nhất nên khi điện thế trong màng của các nơi khác chưa tăng đến ngưỡng để tạo ra một điện thế hoạt động thì xung động từ nút xoang đã tới xóa những xung động đang hình thành từ các nơi đó, và do vậy nó chỉ huy nhịp đập của tim.

Sau khi hình thành, dòng điện tim được lan truyền từ tế bào này đến tế bào khác và ra bề mặt cơ thể. Nếu ta đặt 2 điện cực khác nhau ở bề mặt cơ thể và nối với bộ phận khuếch đại tín hiệu của máy điện tâm đồ, ta sẽ ghi được các sóng điện tâm đồ. Cũng cần lưu ý rằng, tim là một khối cơ rỗng cấu thành bởi hàng triệu triệu tế bào, với 4 buồng có cấu trúc dày mỏng khác nhau, vì thế dòng điện hoạt động của tim sẽ biến thiên phức tạp hơn ở mỗi tế bào tim như đã trình bày ở trên.

word image 24

Hình 3.1: Điện thế hoạt động và các kênh Na + , Ca 2+ , K +

Trình tự khử cực của nhĩ và thất

Khi nút xoang phát ra một kích thích, xung động sẽ tỏa ra khắp cơ nhĩ. Nhĩ phải (ở gần nút xoang) sẽ khử cực trước, rồi đến vách liên nhĩ và cuối cùng là nhĩ trái. Quá trình khử cực tâm nhĩ được thể hiện trên điện tâm đồ bằng một sóng P.

Xung động sau đó lan truyền tới nút nhĩ thất, bó His, qua bó nhánh trái và phải rồi tỏa vào hệ thống lưới Purkinje tới các cơ của tâm thất trái và phải, để khử cực 2 tâm thất một cách đồng bộ. Kết quả của quá trình khử cực này thu được phức bộ QRS trên điện tâm đồ bề mặt.

Kết thúc quá trình khử cực thất, quá trình tái cực thất sau đó thể hiện bằng đoạn ST và sóng T trên điện tâm đồ.

word image 25

Hình 3.2: Quá trình khử cực của nhĩ và thất

Phương pháp ghi điện tâm đồ và các chuyển đạo

Chuẩn bị bệnh nhân

Bệnh nhân nằm ngửa, thẳng người trên mặt giường, thoải mái.

Mắc các điện cực vào các vị trí cổ tay, cổ chân hai bên và vùng trước tim theo quy

ước.

Mười hai chuyển đạo điện tâm đồ thông dụng (12-lead ECG)

12 chuyển đạo thông dụng bao gồm 6 chuyển đạo ngoại biên (DI, DII, DIII, aVR, aVL, aVF) và 6 chuyển đạo trước tim (V1, V2, V3, V4, V5, V6). Hướng của các vector của mỗi chuyển đạo được thể hiện ở Hình 3.3.

Nguyên tắc hình thành sóng điện tâm đồ: Khi tim khử cực hoặc tái cực sẽ hình thành vector điện tim, vector điện tim này nếu cùng hướng với vector của chuyển đạo nào sẽ ghi được 1 sóng dươn g ở chuyển đạo đó, nếu ngược hướng sẽ ghi được 1 sóng âm .

word image 26

Hình 3.3: 6 chuyển đạo ngoại biên

“khảo sát” dòng điện tim trên mặt phẳng thẳng đứng hay mặt phẳng trán (frontal plane); 6 chuyển đạo trước tim “khảo sát” dòng điện tim trên mặt phẳng ngang (horizontal plane).

Cách mắc 6 chuyển đạo ngoại biên:

Bản cực nối với dây đỏ đặt tại vị trí cổ tay phải. Bản cực nối với dây vàng đặt tại vị trí cổ tay trái. Bản cực nối với dây xanh đặt tại vị trí cổ chân trái.

Bản cực nối với dây đen (dây đất chống nhiễu) đặt tại vị trí cổ chân phải.

word image 27

Hình 3.4: Sơ đồ 3 chuyể n đạo lưỡng cực ngoại biên

word image 28

Hình 3.5: Sơ đồ 3 ch uyển đ ạo đơn cực ngoại biên.

Cách mắc 6 chuyển đạo trước tim:

Bản cực V1: Khoang liên sườn IV, cạnh bờ ức phải. Bản cực V2: Khoang liên sườn IV, cạnh bờ ức trái. Bản cực V3: Nằm giữa V2 và V4.

Bản cực V4: Khoang liên sườn V, đường giữa đòn trái. Bản cực V5: Khoang liên sườn V, đường nách trước.

V6: Khoang liên sườn V, đường nách giữa.

word image 29

Hình 3.6: Sơ đồ 6 chu yển đạo trước tim

Cách ghi điện tâm đồ

Test chuẩn máy: Chiều cao test 10 mm, tương ứng dòng điện 1 mV.

Tốc độ giấy chạy bình thường 25 mm/s.

Ghi các chuyển đạo DI, DII, DIII, aVR, aVL, aVF, V1, V2, V2, V3, V4, V5, V6, một số loại máy điện tâm đồ có thể ghi đồng thời 12 chuyển đạo (máy điện tâm đồ 12 cần). Mỗi chuyển đạo ghi 4 – 5 phức bộ nhịp tim, trong trường hợp có rối loạn nhịp tim có thể cần ghi dài hơn.

Trong một số trường hợp có thể cần phải ghi chuyển đạo V7, V8, V9 hoặc các chuyển đạo tim phải V3R, V4R, V5R, V6R. (Ví dụ: Trong trường hợp nhồi máu cơ tim thất phải, nhồi máu cơ tim nghi do động mạch mũ…).

word image 30 word image 31

Hình 3.7: Cách mắc chuyển đạo tim phải và chuyển đạo V7 V8 V9

Học Tốt – Mơ Nhiều – Yêu Say Đắm 7

Đặc điểm điện tâm đồ bình thường

word image 32

Hình 3.8: Một bản ghi điện tâm đồ bình thường

Sóng P

Là hoạt động điện của tâm nhĩ, là kết quả khử cực của tâm nhĩ phải và tâm nhĩ trái.

Hình dáng kiểu hình vòm. Chiều cao từ 0,5 đến 2,0 mm .

Chiều rộng từ 0,05 đến 0,11 giây , trung bình 0,08 giây.

Khi chủ nhịp là nhịp xoang, sóng P xoang sẽ (+) ở DI, DII, aVF, V5 V6; Sóng P xoang (-) ở aVR và P xoang có thể (+/-) ở DIII, aVL.

Trong các rối loạn nhịp nhĩ, chủ nhịp không phải nhịp xoang, hình dạng sóng P sẽ thay đổi và không còn các tính chất giống sóng P xoang như trên.

Đoạn PQ (hoặc PR)

Là thời gian dẫn truyền xung động từ nhĩ xuống thất.

Đo từ khởi đầu sóng P đến khởi đầu của phức bộ QRS (có thể là sóng Q hoặc sóng R).

Thời gian bình thường từ 0,12 đến 0,20 giây .

Phức bộ QRS

Thời gian QRS bình thường từ 0,05 đến 0,10 giây, trung bình 0,07 giây.

Sóng Q bình thường có chiều sâu <1 – 2 mm, rộng < 0,03 giây, thể hiện sự khử cực bình thường của vách liên thất.

Sóng R cao không quá 22 mm, nhọn, thanh mảnh, đối xứng.

Sóng S đứng sau sóng R, sâu không quá 6 mm.

Các chuyển đạo trước tim phải V1, V2: Có dạng rS, tỷ lệ r/S < 1, sóng r cao < 7 mm và sóng S sâu < 25 mm.

Các chuyển đạo chuyển tiếp V3, V4: Có dạng RS, tỷ lệ R/S = 1.

Các chuyển đạo trước tim trái V5, V6: Có dạng Rs, tỷ lệ R/s >1, sóng R cao < 25 mm và sóng s sâu < 7 mm. Đôi khi xuất hiện sóng q có chiều sâu 1 – 2 mm, rộng < 0,03 giây.

Đoạn ST

Bắt đầu điểm J là điểm kết thúc của phức bộ QRS, cho đến bắt đầu chân lên sóng T, dài khoảng 0,08 giây.

Bình thường ST nằm trùng với đường đẳng điện, và liền với sóng T. Đôi khi không phân định được ranh giới rõ ràng giữa đoạn ST và sóng T.

Sóng T

Sóng T âm ở aVR, và dương ở các chuyển đạo còn lại. Hình dáng sóng T cao hơn P, đứng sau sóng R, không đối xứng , sườn lên thoai thoải, sườn xuống dốc.

Chiều cao sóng T thường dưới 1/3 chiều cao sóng R đứng trước nó.

Đoạn QT

Được tính từ khởi đầu phức bộ QRS cho đến hết sóng T.

Đây là thời gian tâm thu điện học của thất, bao gồm quá trình khử cực và tái cực thất.

Thời gian bình thường từ 0,36 đến 0,40 giây.

Đăng ký nhận thông báo
Thông báo về
guest
0 Bình luận
Inline Feedbacks
Xem tất cả các bình luận
You cannot copy content of this page
Copy link
Powered by Social Snap