Quản lý ngoại trú bệnh nhân suy tim mạn tính
Xác định chẩn đoán suy tim.
Chẩn đoán nguyên nhân và đánh giá mức độ nặng của suy tim. Kiểm soát hoặc loại bỏ yếu tố thúc đẩy suy tim mất bù.
Cách tiếp cận phối hợp trong điều trị suy tim (suy tim là một hội chứng phức tạp cần sự tham gia của nhiều chuyên gia chăm sóc sức khỏe bao gồm: Bác sĩ đa khoa, bác sĩ tim mạch, bác sĩ phẫu thuật tim mạch, điều dưỡng chăm sóc bệnh nhân suy tim, phục hồi chức năng tim mạch, chuyên gia d i nh dưỡng, tâm thần và rối loạn tình dục ).
Giáo dục b ệ nh nhân và người nhà bệnh nhân. Theo dõi tiến triển và quản lý bệnh nhân suy tim.
Mục tiêu điều trị Giảm tỷ lệ tử vong
Giảm tỷ lệ nhập viện : Cải thiện chất lượng cuộc sống bằng cải thiện triệu chứng, tăng khả năng gắng sức, giảm t ỷ lệ tái nhập viện và chăm sóc giảm nhẹ suy tim giai đoạn cuối .
Dự phòng : (1) K iểm soát các yếu tố nguy cơ có thể dẫn đến hoặc đóng góp vào
sự phát triển của suy tim, ví dụ tăng huyết áp, đái tháo đường, béo phì ; (2) N găn cản
tổn thương cơ tim tiến triển, tái cấu trúc cơ tim và tái phát triệu chứng ở bệnh nhân suy tim.
Bảng 10.5: Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị suy tim cấp và suy tim mạn tính (theo ESC 2008)
Chủ đề giáo dục | Kỹ năng và thói quen tự chăm sóc |
1. Định nghĩa và nguyên nhân của suy tim | – Hiểu được nguyên nhân của suy tim và vì sao xuất hiện các triệu chứng |
2. Triệu chứng và dấu hiệu của suy tim | Theo dõi và ghi nhận các triệu chứng và dấu hiệu
Ghi theo dõi cân nặng hàng ngày và phát hiện tình trạng tăng cân nhanh Hiểu cách thức và biết khi nào cần thông báo cho bác sĩ điều trị – Sử dụng linh hoạt liều lợi tiểu nếu có thể |
3. Điều trị nội khoa | – Hiểu chỉ định, liều, và tác dụng phụ của mỗi thuốc điều trị
– Ghi nhận tác dụng phụ phổ biến của mỗi thuốc |
4. Phân tầng nguy cơ | Hiểu được tầm quan trọng của việc bỏ thuốc lá
Theo dõi huyết áp nếu có tăng huyết áp Duy trì kiểm soát đường huyết nếu bệnh nhân có đái tháo đường Tránh béo phì |
5. Chế độ ăn | Hạn chế muối nếu được chỉ định
Tránh đưa vào cơ thể quá nhiều dịch Hạn chế tối đa sử dụng rượu bia Theo dõi và tránh tình trạng thiếu dinh dưỡng |
6. Tập luyện thể lực | – Cảm thấy an tâm và thoải mái về hoạt động thể lực
-Hiểu biết lợi ích của rèn luyện thể lực -Duy trì các bài tập thể lực thường xuyên |
7. Hoạt động tình dục | -Thảo luận các vấn đề tình dục với chuyên gia
-Đánh giá lại nhu cầu ham muốn tình dục và hiểu được các vấn đề về tình dục cụ thể |
8. Tiêm phòng | -Tiêm phòng cúm hàng năm
-Tiêm phòng phế cầu mỗi 5 năm |
9. Rối loạn giấc ngủ và
nhịp thở |
Hướng dẫn các biện pháp dự phòng như giảm cân ở bệnh nhân béo phì, cai thuốc lá, bỏ rượu
Can thiệp điều trị nếu cần |
10. Tuân thủ điều trị | Hiểu được tầm quan trọng của tuân thủ chế độ điều trị
Thúc đẩy việc duy trì tuân thủ điều trị |
11. Rối loạn tâm thần | Nhận thức được các triệu chứng suy nhược và rối loạn tâm lý là phổ biến ở bệnh nhân suy tim và vai trò quan trọng của hỗ trợ xã hội
Can thiệp điều trị nếu cần |
12. Tiên lượng | Nhận thức được các yếu tố tiên lượng và đưa ra những quyết định thiết thực
Tìm kiếm sự hỗ trợ về mặt tâm lý nếu có thể |
Hình 10.3: Sơ đồ hướng dẫn điều trị bệnh nhân suy tim có triệu chứng với chức năng tâm thu thất trái giảm (theo ESC2016)
ARNI: thuốc ức chế thụ thể/Neprilysin, CRT: liệu pháp tái đồng bộ cơ tim, ICD: cấy máy phá rung tự động, H-ISDN: hydralazine và isosorbide dinitrate, ƯCMC/ƯCTT: thuốc ức chế men chuyển/ thuốc ức chế thụ thể.
YKHOA247.com thành lập với mục đích chia sẻ kiến thức Y Khoa.
Mọi thông tin trên trang web chỉ mang tính chất tham khảo, bạn đọc không nên tự chẩn đoán và điều trị cho mình.