YKHOA247.com xin gửi đến bạn đọc slide bài giảng Giải phẫu đáy chậu phúc mạc chậu hông. Các bạn có thể xem online tại file bên dưới.
ĐÁY CHẬU VÀ HOÀNH CHẬU HÔNG Mục tiêu bài giảng 1. Xác định vị trí, giới hạn sự phân chia và chức năng của đáy chậu. 2. Mô tả các lớp mạc, cơ của đáy chậu trước và đáy chậu sau 3. Mô tả hoành chậu hông. I. Đáy chậu Là thành dưới của ổ bụng, nếu nhìn từ dưới lên thấy có hình tứ giác: âènh trước là khớp mu, phía sau là xương cụt, hai bên là ụ ngồi. Giới hạn hai bên, ở trước là ngành ngồi mu, ở sau là dây chằng cùng ụ ngồi. Một đường thẳng nối liền hai ụ ngồi chia hình tứ giác trên làm hai phần: Phần trước gọi là tam giác niệu dục, phần sau gọi là tam giác hậu môn. Đáy châu chia hai phần : tam giác niệu dục ở trước và tam giác hậu môn ở sau. Hình 8. 1 . Phân vùng đáy chậu 1. Tam giác niệu dục 2. Tam giác hậu môn 3. Ụ ngồi 1. Tam giác niệu dục Ở nam giới, từ nông đến sâu có các cấu trúc: Mạc đáy chậu nông nằm ở mặt nông của các tạng cương, bờ sau dính liền với mạc hoành niệu dục dưới. Mạc hoành niệu dục dưới nằm ở mặt nông của hoành niệu dục. Hai maûc trên bờ sau dính với nhau mở ra phía trước giới hạn một khoảng gọi là khoang đáy chậu nông chứa phần sau của tạng cương, cơ hành xốp, cơ ngồi hang, cơ ngang đáy chậu nông, mạch máu, thần kinh bìu. 1.1. Cơ ngồi hang Nguyên uỷ ở mặt trong ngành ngồi, bám tận xung quanh vật hang, khi co thì ép tĩnh mạch mu dương vật sâu gây nên hiện tượng cương. 2 Chương 8. Đáy chậu- phúc mạc 1.2. Cơ hành xốp Nguyên uỷ trung tâm gân đáy chậu, bám tận ở hành xốp, một số sợi vòng ở mặt lưng vật xốp nối bên đối diện tạo thành một đai ở mu vật xốp tác dụng là cương dương vật, tống các giọt nước tiểu hay tinh dịch cuối cùng. 1.3. Cơ ngang đáy chậu nông Nguyên uỷ ngành ngồi, bám tận trung tâm gan đáy chậu, có nhiệm vụ cố định gân này. 1.4. Khoang đáy chậu sâu Cấu tạo chủ yếu bởi hoành niệu dục mà mặt trên và dưới dược che phủ bởi mạc hoành niệu dục trên và dưới gồm có hai cơ: – Cơ thắt niệu đạo: nguyên uỷ ở mặt trong ngành dưới xương mu, bám tận ở đường giữa. – Cơ ngang đáy chậu sâu: nguyên uỷ từ ngành xương ngồi, bám tận trung gán đáy chậu, trong cơ này có tuyến hành niệu đạo. Hầu hết các cơ này được chi phối bởi các sợi của thần kinh thẹn. Hình 8. 2 .. Đáy chậu ở nam giới 1. Vật xốp 2. Cơ ngồi hang 3. Cơ hành xốp 4. Mạc hoành niệu dục dưới 5. Cơ ngang đáy chậu nông 6. Cơ thắt ngoài hậu môn 7. Cơ nâng hậu môn 8. Cơ mông lớn 9. Cơ ngang đáy chậu sâu 10. Tuyến hánh niệu đạo 11. Trung tâm gân đáy chậu Ở nữ giới tương tự như nam giới, tuy nhiên có âm đạo đi qua, tách cơ hành xốp và cơ này trở thành cơ khít âm đạo, đồng thời làm yếu đi khá nhiều cơ ngang sâu đáy chậu. Hành xốp trở thành tiền đình nằm ở phía dưới của thành âm đạo là một tạng cương và tuyến hành niệu đạo trở thành tuyến tiền đình lớn. 2. Trung tâm gân đáy chậu 3 Chương 8. Đáy chậu- phúc mạc Nằm ở trung điểm đường nối hậu môn âm đạo, hầu hết các cơ đều bám ở đây được xem là chìa khoá để mở toang đáy chậu, đặc biệt quan trọng ở nữ giới có nhiệm vụ nâng đỡ gián tiếp tử cung, hay bị tổn thương khi sinh. Hình 8. 3 . Đáy chậu ở nữ giới 1. Cơ hành xốp 2. Mạc hoành niệu dục dưới 3. Cơ ngang đáy chậu nông 4. Cơ thắt ngoài hậu môn 5. Cơ nâng hậu môn 6. Cơ hành xốp 7. Cơ ngang đáy chậu sâu 8. Trung tâm gân đáy chậu 3. Tam giác hậu môn Có một cơ là cơ thắt ngoài hậu môn gồm có ba phần: – Phần sâu bọc xung quanh phần trên ống hậu môn. – Phần giữa đi từ xương cụt, bọc hai bên ống hậu môn để bám tận vào trung tâm gân đáy chậu. – Phần dưới đi vòng quanh lổ hậu môn. Cơ này có nhiệm vụ là co thắt hậu môn tạo sự đi cầu chủ động. Hố ngồi trực tràng: Trên một thiết đồ đứng dọc có hình tam giác. Đáy là da, thành trong là cơ nâng hậu môn, thành ngoài là cơ bịt trong và mạc cơ bịt trong, phía sau thông với hố bên kia ở sau hậu môn, phía trước có một ngách chen giữa hoành niệu dục và cơ nâng hậu môn. Trong hố có chứa mạch máu vaì thần kinh, mỡ nên rất bị nhiểm trùng. II. Hoành chậu hông Là lớp sâu nhất, gồm hai cơ: – Cơ nâng hậu môn. – Cơ cụt. 4 Chương 8. Đáy chậu- phúc mạc Hình 4. Hoành chậu ở nữ (nhìn từ dưới) 1. Cơ ngang đáy chậu sâu 2. Phần mu cụt và mu trực tràng của cơ nâng hậu môn 3. Cơ thắt ngoài hậu môn 4. Phần chậu cụt 5. Cơ cụt 6. Dây chằng cùng – ụ ngồi 7. Mạc cơ bịt trong 8. Cơ ngang đáy chậu nông 1. Cơ nâng hậu môn Tạo nên một sàn cơ ở đáy chậu, qua đó có các lổ để cho niệu đạo, hậu môn, âm đạo ở nữ giới đi qua. Người ta chia cơ này thành 3 phần: – Cơ mu cụt: đi từ mặt sau thân xương mu và cung gân của cơ nâng hậu môn các sợi cơ đến bám tận vào các cấu trúc đi qua hoành chậu ( niệu đạo, âm đạo…) hay vào dây chằng hậu môn cụt. – Cơ mu trực tràng: đi từ khớp mu các sợi cơ chạy ra sau vòng lấy hậu môn để nối tiếp với cơ bên đối diện, tạo nên một đai ở phía sau ống hậu môn có nhiệm vụ duy trì góc bình thường của ống hậu môn – trực trang. – Cơ chậu cụt: có nguyên uỷ ở cung gân và gai ngồi, bám tận ở dây chăng hậu môn cụt và xương cụt. 2. Cơ cụt Có thể là một tấm cân, hình nan quạt đi từ gai ngồi đến xương cụt. Thần kinh vận động cho hai cơ này phát sinh từ nhánh trước S3 và S4. Phần trước cơ nâng hậu môn được chi phối bởi dây nhánh đáy chậu của dây thần kinh thẹn. Chức năng của hoành chậu là nâng đỡ các tạng ở trong ổ bụng, làm tăng áp lực trong ổ bụng trong các hoạt động đi tiểu, đi cầu,…, kiểm soát sự đi tiểu và đi cầu. 5 Chương 8. Đáy chậu- phúc mạc Hình 8. 4 . Hoành chậu ở nữ (nhìn từ trên) 1. Phần mu cụt và mu trực tràng của cơ nâng hậu môn 2. Phần chậu cụt 3. Cơ cụt 4. Xương cụt 7. Cơ và mạc cơ bịt trong 6 Chương 8. Đáy chậu- phúc mạc PHÚC MẠC VÀ PHÂN KHU Ổ BỤNG Mục tiêu bài giảng 1. Định nghĩa được phúc mạc. 2. Phân biệt các lá phúc mạc, ổ phúc mạc, các loại tạng liên quan với phúc mạc, các ngách, các nếp, các hố, các túi cùng phúc mạc. 3. Mô tả được mạc nối nhỏ, mạc nối lớn, phân khu ổ bụng. I. Đại cương Phúc mạc là một màng thanh mạc, lót mặt sâu của thành bụng, mặt dưới của cơ hoành và bao bọc các tạng trong ổ phúc mạc thuộc ống tiêu hoá, là một màng tương tự như màng phổi hay màng ngoài tim. 1. Phúc mạc thành và phúc mạc tạng Phúc mạc thành là lá phúc mạc lót ở mặt sâu của thành bụng. Phúc mạc tạng là lá phúc mạc bao bọc mặt ngoài các tạng. Hai lá này liên tiếp với nhau tạo nên mạc treo, mạc dính và mạc chằng (là phần phúc mạc nối cơ quan với thành bụng). Mạc nối là phần phúc mạc nối hai cơ quan trong ổ bụng. Giữa hai lá của các mạc thường có mạch máu và thần kinh đi vào các tạng. 2. Ổ bụng và ổ phúc mạc – Ổ bụng được giới hạn bởi thành bụng, cơ hoành và đáy chậu, chứa các tạng và ổ phúc mạc. – Ổ phúc mạc là một khoang ảo vì thể tích các tạng gần bằng thể tích ổ bụng, được xem là một khoang nằm giữa hai lá phúc mạc thành và phúc mạc tạng tương tự như khoang màng phổi. Khi dịch tích tụ ở trong khoang này thì được gọi là bụng báng. Ở phụ nữ, ổ phúc mạc không phải là một khoang kín, mà thông thương với môi trường bên ngoài qua lỗ bụng của vòi tử cung. 3. Tạng trong phúc mạc, tạng ngoài phúc mạc, tạng bị thành hoá, tạng dưới thanh mạc Tạng trong phúc mạc là tạng được phúc mạc bao bọc gần hết chu vi và di động. Ví dụ: dạ dày, hỗng tràng, hồi tràng… Tạng ngoài phúc mạc là các tạng thuộc hệ tiết niệu – sinh dục, nằm trong ổ bụng nhưng ngoài ổ phúc mạc và chỉ được phúc mạc che phủ một phần nhỏ. Tạng bị thành hoá là các tạng có nguồn gốc phôi thai nằm trong ổ phúc mạc, nhưng trong quá trình phát triển thì nó bị dính vào phúc mạc thành và được xem như tạng ngoài phúc mạc: tá tràng, tuỵ… Tạng dưới thanh mạc như túi mật, ruột thừa là tạng trong phúc mạc, nhưng thanh mạc dễ bóc tách, nhất là khi bị viêm nhiễm. Tạng trong ổ phúc mạc: buồng trứng được xem là một tạng trong ổ phúc mạc duy nhất, được bao bọc một phần bởi phúc mạc nối dài với mạc treo buồng trứng, phần còn lại liên quan trực tiếp với ổ phúc mạc, nhờ vậy trứng mới rụng được trong ổ phúc mạc. 4. Các cấu trúc khác – Túi cùng là một ngách do phúc mạc lách giữa các tạng ở chậu hông, là những chổ thấp nhất của ổ phúc mạc khi đứng: túi cùng bàng quang – tử cung, sinh dục – trực tràng… – Ngách là một ngách phúc mạc giữa các tạng nhưng không phải là túi cùng. Ngách dưới gan, ngách gan thận, ngách dưới hoành, ngách trên tá tràng trên… Các quai ruột có thể lọt qua các ngách này gây nên những thoát vị bên trong và thường dẫn đến tắt ruột do nghẹt. – Hố do phúc mạc thành lót ở chỗ lõm của thành bụng: Hố bẹn ngoài, hố bẹn trong… – Nếp là do phúc mạc bị đội lên bởi mạch máu hay dây chằng ở mặt trong của thành bụng: Nếp rốn ngoài, nếp rốn trong. II. Cấu tạo và chức năng phúc mạc 7 Chương 8. Đáy chậu- phúc mạc 1. Cấu tạo Bề mặt của phúc mạc được cấu tạo bởi lớp tế bào thượng bì hình vảy nên phúc mạc luôn luôn trơn láng, ngoài ra các tế bào này còn tiết dịch giúp phúc mạc luôn ẩm ướt. Nhờ đó mà các tạng trượt lên nhau một cách dễ dàng. Khi bị viêm nhiễm hay tổn thương phúc mạc thì các tạng hay bị dính. Lớp trong thì được cấu tạo bởi mô sợi liên kết nên phúc mạc chắc và đàn hồi, vì vậy khâu nối ở các tạng có phúc mạc dễ hơn ở các tạng không có phúc mạc. 2. Kích thước của phúc mạc Diện tích của phúc mạc bằng diện tích da của cơ thể nên khả năng hấp thụ và trao đổi rất nhanh, người ta ứng dụng để thẩm phân phúc mạc… Tuy nhiên khi bị viêm nhiễm thì chất độc cũng hấp thụ nhanh và nếu nó phù nề tạo nên một khoang dịch thứ ba của cơ thể gây rối loạn nước và điện giải nghiêm trọng. 3. Mạch máu và thần kinh – Mạch máu: Phúc mạc được nuôi dưỡng từ các nhánh của các tạng hay thành bụng. Hệ thống bạch huyết của phúc mạc nằm dưới thanh mạc và phong phú nhất là ở phúc mạc thành nên khả năng hấp thụ ở đây rất mạnh. – Thần kinh: Gồm những sợi vận mạch và cảm giác, cảm giác của phúc mạc tạng được dẫn truyền bởi đường cảm tạng, như vậy cảm giác ở đây mơ hồ, khó định vị và có những vùng tương ứng ở bề mặt cơ thể theo tiết đoạn thần kinh tương ứng. Ví dụ: Trường hợp ruột thừa viêm, đường dẫn truyền cảm tạng tương ứng với tiết đoạn tuỷ gai D 10 cho nên cơn đau đầu tiên của ruột thừa viêm thường ở vùng quanh rốn là vùng da chi phối bởi dây thần kinh gian sườn 10. Trong lúc đó cảm giác của phúc mạc thành được dẫn truyền bởi đường cảm giác cơ thể, phát sinh từ các sợi của thần kinh thành bụng cho nên cảm giác ở đây rõ ràng và cơ thể có phản ứng chống đỡ bằng hiện tượng co cơ gọi là co cứng thành bụng là triệu chứng quan trọng nhất của viêm phúc mạc… 4. Chức năng của phúc mạc – Tăng cường sự vững chắc của các tạng. – Giúp các tạng trượt lên nhau một cách dễ dàng. – Chống nhiễm trùng, khu trú ổ nhiễm trùng. – Ngoài ra còn có chức năng dự trữ mỡ. III. Mạc nối lớn và mạc nối nhỏ 1. Mạc nối nhỏ Có nguồn gốc từ vách ngang đi từ gan đến dạ dày và tá tràng, tạo thành thành trước tiền đình túi mạc nối, gồm có hai lá trước và sau, hai lá này liên tiếp ở bờ phải của nó tạo thành bờ tự do của mạc nối nhỏ bao bọc lấy cuống gan. Phía trên mạc nối nhỏ bám vào cơ hoành, rãnh dây chằng tĩnh mạch của gan và cửa gan, phía dưới bám vào thực quản, bờ cong vị nhỏ, 2 -3 cm đầu tiên của tá tràng. 8 Chương 8. Đáy chậu- phúc mạc Hình 8. 5 . Mạc nối nhỏ và mạc nối lớn 1. Mạc nối nhỏ 2. Dây chằng gan tá tràng 3. Mạc nối lớn 4. Bờ cong vị nhỏ 5. Bờ cong vị lớn Hình 8. 6 . Túi mạc nối. 1. Mạc nối nhỏ (đã cắt) 2. Thân tụy 3. Dây chằng tròn gan 4. Túi mật 5. Dây chằng gan tá tràng 2. Mạc nối lớn Do sự phát triển xuống dưới của túi mạc nối tạo thành, đi từ bờ cong vị lớn phủ lấy mặt trước quai ruột như một tạp đề, sau đó quặt lên trên vòng phía trên kết tràng ngang và dính với mạc treo kết tràng ngang đi đến thành bụng sau bao bọc tá tràng, tuỵ tạng cuối cùng dính vào cơ hoành. Mạc nối lớn là một hàng rào ngăn cản vi trùng, thường khu trú các ổ nhiễm trùng. IV. Phân khu ổ bụng 9 Chương 8. Đáy chậu- phúc mạc Các nếp phúc mạc chia ổ phúc mạc thành nhiều khu, nhờ vậy mà các ổ nhiểm trùng lan toả chậm Các mạc nối chia ổ phúc mạc thành hai khu: – Túi mạc nối. – Phần còn lại là ổ phúc mạc lớn. Mạc treo kết tràng ngang nằm như một gác lững chia ổ bụng thành hai tầng: – Tầng trên ổ bụng chứa gan, lách, dạ dày, các ổ mủ ở tầng này gọi là áp xe dưới cơ hoành. Tầng trên ổ bụng được chia thành hai ô: + Ô dưới hoành phải gồm có hai ngách: Ngách dưới hoành và ngách dưới gan. + Ô dưới hoành trái. – Tầng dưới ổ bụng chia làm hai ô phải và trái bởi mạc treo ruột, mặt phải của mạc treo ruột tiếp tuyến với thành ruột trong khi mặt trái thì tạo thành góc vuông. Kết tràng lên và kết tràng xuống tạo với thành bụng hai rãnh kết tràng thông thương giữa tầng trên ổ bụng với hố chậu. – Mạc treo đại tràng sigma giống như một nắp đậy chậu hông. Hình 8. 7 .Ổ phúc mạc (tầng dưới mạc treo kết tràng ngang) 1. Mạc nối lớn 2. Kết tràng ngang 3. Mạc treo kết tràng ngang 4. Góc tá hỗng tràng 5. Mạc treo ruột 6. Kết tràng xích ma 7. Đoạn cuối hồi tràng 10 Chương 8. Đáy chậu- phúc mạc Câu hỏi ôn tập 1. Xác định vị trí, giới hạn, sự phân chia và chức năng của đáy chậu. 2. Mô tả cấu tạo của tam giác niệu dục nam giới 3. Mô tả cấu tạo tam giác niệu dục nữ giới. 4. Mô tả cấu tạo tam giác hậu môn. 5. Mô tả hoành chậu hông. 6. Định nghĩa được phúc mạc và chức năng phúc mạc. 7. Phân biệt các lá phúc mạc, ổ phúc mạc và ổ bụng, mạc treo mạc chằng và mạc nối. 8. Thế nào là tạng trong phúc mạc, tạng bị thành hóa, tạng ngoài phúc mạc, tạng trong ổ phúc mạc, tạng dưới thanh mạc. 9. Thế nào là ngách, nếp, hố, túi cùng phúc mạc. 10. Mô tả được mạc nối nhỏ, mạc nối lớn, và phân khu ổ bụng 11 Chương 8. Đáy chậu- phúc mạc Tài liệu tham khảo 1. Nguyễn Quang Quyền. Bài giảng giải phẫu học. Tập II. Nhà xuất bản Y học 1993. 2. Abrahams,&Nbspsandy C. Marks,&nbspRalph T. Hutchings. McMinn's Color Atlas of Human Anatomy . Peter H. Publisher: Mosby, 2002. 3. Barry Bogin, M.A., Ph.D. Human Growth and Development. Copyright © 2002 Elsevier inc. 4. Elaine N. Marieb, Katja Hoehn. Human Anatomy & Physiology, 7th Ed, Benjamin Cummings. 2006. 5. Faller. The Human Body. Copyright © 2004 Thieme. 6. Feneis. Pocket Atlas of Human Anatomy. 4th edition., © 2000 Thieme. 7. Frank H. Netter. Atlas of human anatomy Copyright © 2007 by Elsevier (Singapore). 8. Harold-Elli. Clinical Anatomy, Arevision and applied anatomy for clinical students . Seleventh Edition. 2006 Harold Ellis Published by Blackwell Publishing Ltd. 9. Henry Gray. Anatomy of the Human Body. 20 th edition. New York : Bartleby.Com, 2000. 10. J.M. Debois.The Anatomy and Clinics of Metastatic Cancer. ©2002 Kluwer Academic Publishers. 11. John E. Skandalakis, Gene L. Colborn, Thomas A. Weidman, Roger S. Foster, Jr., Andrew N. Kingsnorth, Lee J. Skandalakis, Panajiotis N. Skandalakis, Petros S. Mirilas Skandalakis' Surgical Anatomy . 2004 12. Moore, Keith L.; Dalley, Arthur F. Clinically Oriented Anatomy, 5th Edition Copyright ©2006 Lippincott Williams & Wilkins. 13. Primal Pictures Ltd, Interactive 3D Anatomy Series Complete Human Anatomy (2007). 14. Richard Drake,&nbspWayne Vogl,&nbspAdam Mitchell. Gray's Anatomy for Students, 2004. Copyright © 2007 Elsevier inc 15. Saladin. Anatomy & Physiology: The Unity of Form and Function, Third Edition . © The McGraw−Hill Companies, 2003. 16. Seeley−Stephens−Tate. Anatomy and Physiology Sixth Edition,: © The McGraw−Hill Companies, 2004. 17. Sobotta. Atlas of human anatomy. Rpotz and pabst, Editors. 12 th english Edition – translated by Anna N. Taylor 18. Susan Standring. Gray's Anatomy: The Anatomical Basis of Clinical Practice 39 ed Publisher: Churchill Livingstone, 2004. 19. The Federative Committee on Anatomical Terminology. Terminologia Anatomica, International Anatomical Terminology, George Thieme Verlag. 1998. 20. Valerie C. Scanlon, PhD. Essentials of Anatomy and Physiology. Copyright © 2007 by F. A. Davis Company. 21. Van De Graaff. Human Anatomy, Sixth Edition.. © The McGraw−Hill Companies, 2001. 22. Walter C. Hartwig Ph.D Fundamental Anatomy, 1st Edition Copyright A©2008 Lippincott Williams & Wilkins. 12 Chương 8. Đáy chậu- phúc mạc MỘT SỐ TRANG WEB TRƯỜNG Y KHOA VIỆT NAM 1. Trường Đại học Y Hà Nội 2. Trường Đại học Y Dược Huế 3. Trường Đại Học Y dược TP. Hồ Chí Minh 4. Trường Đại học Y Dược Cần Thơ MỘT SỐ TRANG WEB VỀ GIẢI PHẪU HỌC 1. Atlas of Human Anatomy 2. Atlas of Human Anatomy in Cross Section 3. Gray's Anatomy 4. Illustrated Encyclopedia of Human Anatomic Variation 5. The Columbia Virtual Body 6. WebAnatomy at Minnesota 7. Whitaker – Instant Anatomy
YKHOA247.com thành lập với mục đích chia sẻ kiến thức Y Khoa.
Mọi thông tin trên trang web chỉ mang tính chất tham khảo, bạn đọc không nên tự chẩn đoán và điều trị cho mình.