Hội chứng nhiễm trùng

Chào bạn, nếu bạn là sinh viên Y Khoa đã, đang hoặc sắp đi thực hành lâm sàng tại bệnh viện thì không nên bỏ qua Khóa học kiến thức lâm sàng nội khoa này nhé! Đây là khóa học chất lượng được đánh giá cao bởi khoảng 400 thành viên đăng ký là các sinh viên Y Khoa trên khắp cả nước và các bác sĩ nội khoa.

HỘI CHỨNG NHIỄM TRÙNG

Mục tiêu

1.Nêu được những điều cần thiết khi hỏi bệnh sử một bệnh nhân nhiễm trùng.

2.Áp dụng vào thực hành khám thực thể một bệnh nhân có nhiễm trùng.

3.Chỉ định các xét nghiệm cần làm ở bênh nhân nhiễm trùng.

4.Phát hiện được hội chững ác tính của những bệnh nhiễm trùng.

Như các bệnh lý khác, với những bệnh lý nhiễm trùng để có một chẩn đoán chính xác cần phải thực hiện đầy đủ theo trình tự: Hỏi bệnh sử, khám thực thể và những xét nghiệm cận lâm sàng.

I. HỎI BỆNH SỬ

Trong bệnh lý nhiễm trùng, hỏi bệnh cần phải tỉ mỉ, toàn diện, đặc biệt lưu ý đến 4 điểm sau:

  1. Những triệu chứng nào làm cho người bệnh khó chịu phải đi khám bệnh ?

Những triệu chứng này có thể thuộc hệ hô hấp, tiêu hoá, thần kinh, tiết niệu hay những triệu chứng toàn thân. Trong số những triệu chứng toàn thân có 3 biểu hiện thường gặp và có giá trị trong bệnh nhiễm trùng là:

– Sốt : Là triệu chứng chính khiến bệnh nhân có hội chứng nhiễm trùng đến khám bệnh, cần theo dỏi nhiệt độ nhiều lần để ghi nhận biểu đồ nhiệt độ nhằm phát hiện các dạng sốt.

– Rét run: Thường là dấu khởi đầu của bệnh lý nhiễm trùng, rét run chỉ thường thấy trong những sốt khởi đầu đột ngột. Nếu rét run tái diễn nhiều lần cần phải nghĩ đến chẩn đoán nhiễm trùng huyết.

– Đổ mồ hôi: Xuất hiện khi thận nhiệt giảm. Trong lúc sốt, đổ mồ hôi nhiều có thể hướng đến một số chẩn đoán: bệnh Hodgkin, Brucellose …

  1. Tiền sử cá nhân

Đặc biệt là tiền sử nhiễm trùng

Phần lớn những bệnh lý nhiễm trùng đều có tính miễn dịch như trong bệnh sởi, có thể vĩnh viễn hoặc chỉ ngắn hạn, như bệnh lao hoặc những bệnh do tụ cầu sau khi được chữa lành vài tháng, hoặc vài năm có thể bị bệnh trở lại nếu có sự xâm nhập của vi trùng mới.

  1. Tiêm chủng

Tùy loại tiêm chủng có thể cho miễn dịch vĩnh viễn (như vaccin uốn ván) hoặc chỉ cho miễn dịch tạm thời.

  1. Đường vào của nhiễm trùng

Cần phải được nghiên cứu cẩn thận

4.1. Truyền bệnh bằng đường tiêu hoá (sò, ốc …) da, niêm mạc, mắt

4.2.Truyền bệnh giữa người với người

Người thân, người xung quanh của bệnh nhân vừa mắc bệnh, hoặc bệnh nhân vừa sống ở vùng dịch tể trở về.

4.3.Truyềnbệnh từ súc vật: Tiếp xúc với chuột trong bệnh xoắn khuẩn (Leptospirose), với mèo trong bệnh Lympho-Reticulose.

KHÁM THỰC THỂ

Cần khám đầy đủ, toàn diện nhưng đặc biệt lưu ý đến khám da, niêm mạc thật kỹ.

  1.      Khám da

Khám cẩn thận từng phần, không quên da đầu. Khám da để tìm những hồng ban, những vết nhiễm trùng, nang nhiễm trùng, nốt nhiễm trùng, nhọt mủ, đinh râu, hậu bối và các vết sẹo.

  1. Khám niêm mạc

Khám niêm mạc vùng miệng có thể mang lại nhiều giá trị.

– Mặt trong má: Dấu Koplick

– Lưỡi: Viêm lưỡi trong bệnh tinh hồng nhiệt (Scarlatine), viêm lưỡi do dùng thuốc kháng sinh.

– Hầu, họng: Đỏ trong viêm họng

  1. Khám mô dưới da

Tìm những vùng nung mủ dưới da.

  1. Khám bụng

Rất có giá trị trong sốt thương hàn (dấu óc ách hố chậu phải),  khám bụng cũng có giá trị trong các nguyên nhân nhiễm trùng khác.

  1. Khám phổi

Phải được khám một cách có hệ thống vì những bệnh nhiễm trùng có thể khởi nguồn từ phổi, mặt khác sau khi nhiễm khuẩn huyết, đặc biệt là tụ cầu vàng, tiêu điểm thứ phát ở phổi là thường gặp.

  1. Khám tim mạch

Phải được thăm khám hàng ngày vì có thương tổn tim mạch là một bệnh cảnh nặng (hội chứng ác tính). Có hai khả năng xảy ra khi kết hợp những thương tổn ở tim và sốt:

– Nếu xuất hiện sốt ở bệnh nhân có sẵn bệnh van tim phải nghĩ ngay lập tức đến chẩn đoán bệnh Osler.

– Trong giai đoạn nhiễm trùng huyết, nếu xuất hiện một tiếng thổi bệnh lý ở tim hướng tới chẩn đoán viêm nội tâm mạc cấp.

  1. Khám hệ thần kinh

Ở một bệnh nhân có sốt, khám thần kinh phải lưu ý khảo sát:

– Nếu có hội chứng màng não thì phải có chỉ định chọc dịch não tuỷ.

– Liệt vận động kiểu ngoại biên gợi ý chẩn đoán viêm tuỷ.

III. KHÁM XÉT CẬN LÂM SÀNG

Nói chung có 2 nhóm khám xét chính:

– Xét nghiệm để phát hiện vi khuẩn gây bệnh đó là loại xét nghiệm vi trùng học.

– Xét nghiệm để phát hiện những thay đổi thể dịch và tế bào xuất hiện khi nhiễm trùng, đó là những xét nghiệm về huyết học, huyết thanh học về phản ứng da.

  1. Xét nghiệm vi trùng học

Tuỳ theo định hướng trên lâm sàng để quyết định lấy bệnh phẩm làm xét nghiệm vi trùng học.

1.1. Cấy máu

Lưu ý cấy máu khi chưa dùng kháng sinh là tốt nhất, vi khuẩn có thể mọc sau 72 giờ. Kết quả cấy máu sẽ cho chẩn đoán chắc chắn vi trùng gây bệnh, mặt khác có thể làm kháng sinh đồ giúp cho điều trị tốt hơn.

Cấy các bệnh phẩm

Tuỳ theo cơ quan gợi ý nhiễm khuẫn có thể lấy mủ ở nhọt, ở họng, đàm, nước tiểu, phân, dịch não tuỷ.

Bệnh phẩm được cấy để tìm vi khuẩn gây bệnh, cũng có thể soi tươi nhuộm gram  cho một gợi ý sớm về vi khuẩn gây bệnh.

  1. Xét nghiệm huyết học

Làm xét nghiệm công thức máu, đặc biệt là công thức bạch cầu, tìm ký sinh trùng sốt rét, xét nghiệm tốc độ lắng máu.

  1. Xét nghiệm huyết thanh học

Trong các bệnh nhiễm trùng, bắt đầu từ tuần thứ hai hoặc tuần thứ ba sẽ xuất hiện trong huyết thanh của bệnh nhân những kháng thể, vì vậy có thể dựa vào định lượng lượng kháng thể này để chẩn đoán bệnh.

Tốt nhất là làm xét nghiệm hai lần, lần đầu sau 2, 3 tuần mắc bệnh, lần hai sau lần đầu 10 ngày. Nếu lượng kháng thể lần hai cao hơn lần đầu thì có giá trị chẩn đoán. Huyết thanh chẩn đoán thường được dùng trong bệnh thương hàn (phản ứng Widal )trong bệnh xoắn khuẩn Leptospirose (phản ứng Martin và Petit) trong bệnh do nhiễm liên cầu (định lượng ASLO).

  1. Phản ứng bì

Thường được dùng nhất là:

– Phản ứng bì đối với tuberculine (IDR) trong bệnh lao.

– Phản ứng Dick để chẩn đoán bệnh tinh hồng nhiệt, Scarlatine.

– Phản ứng Shick (trong bệnh bạch hầu)

– Phản ứng bì Frei (trong bệnh Nicolas Favre)

IV.HỘI CHỨNG ÁC TÍNH  CỦA NHỮNG BỆNH NHIỄM TRÙNG

  1. Nguyên nhân

Bất kỳ do vi khuẩn hay virus gì cũng đều có thể khởi phát thành hội chứng ác tính.

  1. Những yếu tố thuận lợi

Có hai yếu tố tạo thuận lợi xuất hiện hội chứng ác tính:

2.1. Những yếu tố gây bệnh nguy hiểm đặc biệt

Ví dụ: trong một vài dịch cúm, virus này có thể dẫn đến hội chứng ác tính.

2.2. Cơ địa của người bệnh: đóng một vai trò quan trọng

Người bệnh bị kiệt sức, thiếu dinh dưỡng, ít bị bệnh nhiễm trùng trước đó.

  1. Cơ chế sinh bệnh

Do gắn những độc tố của vi khuẩn hoặc của virus lên hệ thống thần kinh, đặc biệt trên hệ thần kinh thực vật.

  1. Thương tổn về mặt giải phẫu

Những thương tổn giải phẫu liên quan đến thương tổn hệ thống thần kinh, thương tổn này không phụ thuộc vào loại vi khuẩn gây bệnh. Thương tổn đặc trưng do tình trạng dãn mạch những mạch máu nội tạng và thậm chí làm vỡ mạch máu.

  1. Những triệu chứng lâm sàng

Những triệu chứng lâm sàng liên quan trực tiếp tới những thương tổn ở hệ thần kinh và những thương tổn nội tạng, hầu hết tất cả nội tạng trong cơ thể đều bị mất chức năng. Những triệu chứng chính bao gồm:

5.1. Tim mạch

Nhịp nhanh, rối loạn nhịp, hạ huyết áp.

5.2. Hô hấp

Khó thở, rối loạn nhịp

5.3. Tiêu hoá

Nôn, ỉa chảy, đau bụng, gan lớn, xuất huyết ruột.

5.4. Thần kinh

Mệt mỏi, lơ mơ, hôn mê, co giật.

5.5. Da

Da nhợt nhạt, ban xuất huyết, chấm xuất huyết, điểm nhiễm trùng.

5.6. Thận

Thiếu niệu, albumin niệu, trụ niệu, đái máu vi thể, tăng ure máu.

5.7. Máu

 Thiếu máu, tăng bạch cầu, rối loạn chức năng đông máu.

Tài liệu tham khảo

  1. Giáo trình nội cơ sơ 1, Bộ môn nội, Trường Đại Học Y Huế.
  2. Hội chứng nhiễm trùng, Triệu chứng học nội,Bộ môn nội, Trường Đại Học Y Hà Nội.
  3. 3.Maurice Bariety (1990), Maladies infectieuses et parasitaires, Sémiologie médicale, Masson, pp. 36-52.
  4. 4..Francois Aubert et Philippe Guittard (1995), Bacteriologie et Pathologie infectieuse,  l¢ essentiel médical de poche, ellipses, p.p 430 -431.

Đăng ký nhận thông báo
Thông báo về
guest
0 Bình luận
Inline Feedbacks
Xem tất cả các bình luận
You cannot copy content of this page
Copy link
Powered by Social Snap