Hướng dẫn đo đường huyết cá nhân

Chào bạn, nếu bạn là sinh viên Y Khoa đã, đang hoặc sắp đi thực hành lâm sàng tại bệnh viện thì không nên bỏ qua Khóa học kiến thức lâm sàng nội khoa này nhé! Đây là khóa học chất lượng được đánh giá cao bởi khoảng 400 thành viên đăng ký là các sinh viên Y Khoa trên khắp cả nước và các bác sĩ nội khoa.

PHÂN LOẠI BỆNH THÁO ĐƯỜNG

Đái tháo đường type 1: Là một bệnh tự miễn, thường xảy ra ở người trẻ, chiếm khoảng 5-10% số người bệnh, do tế bào tuyến tuỵ bị phá huỷ không sản xuất ra insulin nên việc điều trị là phải bắt buộc tiêm insulin suốt đời.

Các triệu chứng khá rầm rộ như:

  • Ăn nhiều
  • Khát nhiều
  • Tiểu nhiều
  • Sụt cân nhiều và nhanh, mệt mỏi, yếu sức

Đái tháo đường type 2: Phổ biến nhất, chiếm 90-95% các trường hợp liên quan đến yếu tố di truyền, thừa cân, béo phì, ít vận động…

Các triệu chứng của đái tháo đường biểu hiện không đầy đủ và không rõ ràng. Bệnh thường diễn tiến thầm lặng, tình cờ phát hiện khi đi khám sức khoẻ, hay người bệnh đi khám vì các biến chứng của bệnh như cao huyết áp, loét chân, vết thương lâu lành, mắt nhìn mờ…

Đái tháo đường thai kỳ: Thường được phát hiện vào quý 2 và 3 thai kỳ. Bệnh này chiếm khoảng 2% số người mang thai và thường khỏi sau khi sinh. Tuy nhiên 50% trong số thai phụ này sẽ phát triển thành đái tháo đường trong vòng 10- 15 năm sau đó.

Các dạng khác: Hiếm gặp như do bệnh lý nội tiết, tổn thương tuỵ, do dùng thuốc…

TIÊU CHUẨN CHẨN ĐOÁN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG

Tiêu chuẩn mới chẩn đoán Đái tháo đường theo khuyến cáo Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ 2010 (American Diabetes Association = ADA)

Chẩn đoán dựa vào 1 trong 4 tiêu chuẩn sau:

  • HbA1c ≥ 6.5 %

Thường trong hồng cầu ở máu có chất vận chuyển oxy gọi là hemoglobin (Hb), chất này có đặc tính kết hợp tự nhiên với đường glucose một cách bền vững, khi đó gọi là HbA1c.

Nồng độ HbA1c tỷ lệ thuận với nồng độ đường glucose trong máu nhưng không bị ảnh hưởng nhất thời của dao động đường máu các ngày khác nhau, không bị ảnh hưởng của vận động đột xuất, của sự nhịn ăn và sự ăn uống chất đường gần đây (có thể làm xét nghiệm này sau ăn). Đời sống hồng cầu trung bình là 120 ngày nên nồng độ HbA1c đóng vai trò như là bộ nhớ về nồng độ đường suốt 3 tháng trước đó (Nói một cách khác nồng độ HbA1c phản ánh mức đường trung bình trong vòng 3 tháng). Cách đánh giá kết quả HbA1c (cần phải làm liên tiếp ở cùng 1 phòng xét nghiệm để dễ so sánh). Giá trị bình thƯờng HbA1c <5,7%.

Tuy nhiên xét nghiệm HbA1c để chẩn đoán bệnh đái tháo đường có thể không thích hợp trong một số tình huống nhất định, ví dụ như xuất huyết nặng, mang thai, và thiếu máu (trong những tình huống như thế tốc độ sản xuất hồng cầu cao hơn bình thường, và vì thế kết quả HbA1c sẽ không chính xác).

  • Đường huyết đói ≥ 126mg/dl (7.0mmol/l)

Đường huyết đói được định nghĩa là đường huyết khi đo ở thời điểm nhịn đói ít nhất 8 giờ (≥ 2 lần thử).

Giá trị bình thƯờng đƯờng huyết lúc đói là < 100mg/dl (<5,6mmol/L)

  • Đường huyết 2 giờ ≥ 200mg/dl (11.1mmol/l) khi làm test dung nạp Glucose

Test dung nạp glucose nên thực hiện theo mô tả của Tổ chức Y Tế thế giới (WHO = World Health Organization), sử dụng dung dịch 75g glucose ( ≥ 2 lần thử).

Giá trị bình thƯờng là <140mg/dl (<7,8mmol/L).

  • Bệnh nhân có triệu chứng cổ điển của tăng đường huyết hay tăng đường huyết trầm trọng kèm theo xét nghiệm đường huyết ngẫu nhiên ≥ 200mg/dl (11.1mmol/l)
Hiệp hội cũng đưa ra nhóm có nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường:
  • Rối loạn đường huyết đói: 100 – 125 mg/dl (5,6 – 6,9 mmol/l)
  • Rối loạn dung nạp glucose: 140 – 199mg/dl ( 7,8 – 11mmol/l)
  • HbA1c: 5,7 – 6,4%

Tiêu chí thử đƯờng huyết ở các đối tƯợng không triệu chứng

Phát hiện sớm bệnh đái tháo đường type 2 có thể làm giảm gánh nặng của bệnh và các biến chứng. Năm 1998, WHO đã đưa ra tiêu chí tầm soát bệnh đái tháo đường ở một số đối tượng nguy cơ và năm 2010 ADA bổ sung thêm tiêu chí tầm soát ở đối tượng có HbA1c > 5,7%.

Các đối tượng cần tầm soát bệnh đái tháo đường bao gồm:

  • Mọi đối tượng ≥ 45 tuổi, đặc biệt khi BMI ≥ 25kg/m2, lập lại mỗi 3 năm nếu tầm soát âm tính.

Các đối tượng sau được tầm soát ở tuổi trẻ hơn và lập lại gần hơn:

  • Ít vận động.
  • Gia đình có trực hệ gần bị đái tháo đường.
  • Là thành viên của sắc dân có nguy cơ cao.
  • Nữ sinh con > 4kg/ hoặc có đái tháo đường thai kỳ.
  • Tăng huyết áp ( HA ≥ 140/90 mmHg).
  • HDL < 35mg/dl và hoặc Triglycerid > 250mg/dl.
  • Lần thử trước có rối loạn đường huyết đói và hoặc có rối loạn dung nạp glucose.
  • HbA1c > 5,7%.
  • Phụ nữ có hội chứng buồng trứng đa nang.
  • Gia đình có tiền sử bệnh mạch vành.

KỸ THUẬT ĐO ĐƯỜNG HUYẾT CÁ NHÂN

Máy đo đường huyết cá nhân là dụng cụ cần thiết khi muốn biết kết quả tức thời, gọn nhẹ, dễ sử dụng, đồng thời rất hữu ích cho bệnh nhân đái tháo đường có thể tự kiểm soát bệnh của mình được tốt hơn

Chuẩn bị vật dụng trƯớc khi đo đƯờng huyết:

Máy đo đường huyết

Que thử đường huyết còn trong hạn sử dụng Dụng cụ lấy máu và kim mới, vô khuẩn Bông gòn

Sổ tay ghi chép kết quả và liều Insulin chích (nếu có sử dụng)

word image 221

Hình 1: Dụng cụ đo đường huyết cá nhân tại giường

Chuẩn bị thủ thuật:

Giải thích cho bệnh nhân, yêu cầu bệnh nhân rửa tay sạch sẽ bằng nước ấm, lau khô.

Người thực hiện (nếu bệnh nhân không tự làm) cũng phải rửa tay sạch

word image 222

Hình 2: Rửa tay trước thủ thuật

Lấy dụng cụ lấy máu, gắn kim vào. Kim lấy máu chỉ được sử dụng một lần, mỗi lần đo phải dùng một kim chích máu mới. Không bao giờ dùng chung kim với người khác.

Tuỳ theo độ dày của da, xoay dụng cụ lấy máu để chọn độ đâm sâu

word image 223

Hình 3: Lắp kim vào

Lấy que thử ra khỏi bao bì, que phải được dùng ngay, đưa đầu que thử có mã vạch vào cổng que thử, đẩy que thử vào cho đến khi không vào sâu được nữa. Máy đo tự động ở chế độ mở, kiểm tra mã số hiển thị trên máy có trùng với hộp đựng que thử không. Nếu không phù hợp thì kết quả sẽ

không đúng

word image 224

Hình 4: Kiểm tra mã số que thử

word image 225

Thực hiện thủ thuật:

Trên màn hình của máy hiển thị hình giọt máu, báo hiệu rằng máy đo đang sẵn sàng để phết máu lên que thử đường máu. Dùng dụng cụ lấy máu để lấy máu, nên cho giọt máu tròn đầy.

Máy sẽ hiển thị kết quả sau vài giây

Hình 5: Lấy máu thử đường

Vài chú ý về cách lấy máu:

  • Rửa tay sạch bằng nước ấm trước khi lấy máu
  • Không cần thiết phải lau tay bằng cồn trước khi lấy máu
  • Lấy máu ở cạnh bên ngón tay sẽ ít gây đau và cho giọt máu tốt nhất
  • Vuốt nhẹ nhàng ngón tay từ trong ra đầu ngón, không nặn máu mạnh ở đầu ngón tay

Sau thủ thuật:

Dùng bông gòn giữ chặt nơi lấy máu cho đến khi hết chảy máu

Lấy kim ra, bỏ kim và que thử vào thùng rác y tế (màu vàng)

Dọn dẹp dụng cụ, lau khô máy

word image 226

Hình 6: Bỏ kim và que thử vào thùng rác y tế

Ghi chép kết quả đường huyết vào sổ tay cá nhân, nếu có sử dụng insulin nên ghi liều sử dụng để bản thân bệnh nhân hay nhân viên y tế có thể theo dõi đường huyết, xử trí kịp thời nếu tình trạng báo động word image 227

Hình 7: Sổ tay ghi chép kết quả

Đăng ký nhận thông báo
Thông báo về
guest
0 Bình luận
Inline Feedbacks
Xem tất cả các bình luận
You cannot copy content of this page
Copy link
Powered by Social Snap