Khám bệnh nhân bỏng điện

Chào bạn, nếu bạn là sinh viên Y Khoa đã, đang hoặc sắp đi thực hành lâm sàng tại bệnh viện thì không nên bỏ qua Khóa học kiến thức lâm sàng nội khoa này nhé! Đây là khóa học chất lượng được đánh giá cao bởi khoảng 400 thành viên đăng ký là các sinh viên Y Khoa trên khắp cả nước và các bác sĩ nội khoa.

KHÁM BỆNH NHÂN BỎNG – Bỏng điện.

Hiệu điện thế của dòng điện:

< 1000 V thì nguy cơ choáng thấp

> 1000 V thì nguy cơ choáng cao( với các biểu hiện: rung thất ,ngừng hô hấp)

Nhiệt lượng:

Tính theo công thức

Q(calo) = 0,24IR2t

Phụ thuộc nhiều vào điện trở: trong cơ thể thì mạch máu,thần kinh có R cao,xương thì R thấp => tùy theo R mà vùng đó sẻ bị bỏng nặng hay nhẹ và tùy theo TIME tiếp xúc có đủ để dòng điện tác động đến vùng đó hay không(độ sâu) => Mức độ bỏng

Nhiệt lượng thường cao nhất ở điểm vào và điểm ra

Nguy hiểm nhất là trường hợp : dòng điện vào tay phải và ra chân trái ( vì đi qua tim)

Trong bỏng điện thì hay ngã trên cao xuống nên thường kèm các tổn thương:

Chấn thương sọ não

Chấn thương bụng ( kín hoặc hở)

Gãy xương

Chấn thương cột sống

Khám kỉ để không bỏ sót các tổn thương kèm theo nhất là các tổn thương de dọa tính mạng

Theo tuổi của viện bỏng quốc gia

Theo cm2 : dùng tờ giấy bóng có chia ô nhỏ ( 1 ô ~ 1 cm2), ướm lên vùng bỏng => xác định S bỏng

S da theo tuổi ( sách ngoại cơ sở)

Trong bỏng điện cần phân biệt 2 dạng:

Bỏng do điện chập phóng ra hồ quang điện : Bỏng tương tự bỏng nhiệt

Bỏng do dòng điện chạy qua người : bỏng sâu,nhiều nhất ở điểm vào và điểm ra

Chẩn đoán độ sâu:

Dựa vào nguyên nhân và thời gian tiếp xúc ( bỏng điện thường bỏng sâu)

Dựa vào khám lâm sàng:

Độ 1: vùng bỏng đỏ, sưng rộp ( bỏng bức xạ mặt trời)

Độ 2: vùng bỏng bọng nước với vòm mỏng, cắt ra thấy đáy màu hồng

Độ 3: vùng bỏng bọng nước với vòm dày, cắt ra thấy đáy tím hoặc trắng

Độ 4 và 5: hoại tử khô hay ướt

Dựa vào diễn tiến của vết bỏng

Độ 1: lành sau 3 ngày

Độ 2: lành sau 8 -14 ngày

Độ 3: Nông: lành sau 18 -25 ngày

Độ 4 và 5: phải ghép da

Chú ý: vết thương bỏng mà khi liền có rối loạn sắc tố thì bỏng độ 2 trở lên

trẻ em : nếu có mạch nhanh, huyết áp hạ, bỏng > 10-15% thì có nguy cơ shock bỏng

Nghiệm pháp 4 ống đối với bệnh nhân bỏng nặng mới vào viện:

Sonde tiểu

Ống thở Oxy

Sonde dạ dày

Cathete truyền dịch( bù lại V tuần hoàn)

Chỉ số FRANK G để tiên lượng shock bỏng:

< 20% đơn vị : không shock

30-55 đv: 44% shock

56-120 đv: 80% shock

>120đv: 100% shock

CÁCH TÍNH:

-1% bỏng nông ~ 1 đơn vị ; 1% bỏng sâu ~ 3 đơn vị

Số đơn vị = (% S bỏng chung – %S bỏng sâu)×1 + %S bỏng sâu × 3

VD: Một BN bỏng lửa với %S bỏng chung 62% ( bỏng nông + sâu) và %S bỏng sâu là 18%

Số đơn vị = (62-18)×1+ 18×3 = 98 đv

Đăng ký nhận thông báo
Thông báo về
guest
0 Bình luận
Inline Feedbacks
Xem tất cả các bình luận
You cannot copy content of this page
Copy link
Powered by Social Snap