Một số khái niệm trong gãy xương

Chào bạn, nếu bạn là sinh viên Y Khoa đã, đang hoặc sắp đi thực hành lâm sàng tại bệnh viện thì không nên bỏ qua Khóa học kiến thức lâm sàng nội khoa này nhé! Đây là khóa học chất lượng được đánh giá cao bởi khoảng 400 thành viên đăng ký là các sinh viên Y Khoa trên khắp cả nước và các bác sĩ nội khoa.

MỘT SỐ KHÁI NIỆM TRONG GÃY XƯƠNG

Thời gian liền xương:

Người lớn: các xương gần tim (x. đòn, x. bả vai, x. sườn, x.chậu) liền nhanh sau 3 – 4 tuần do được tưới máu tốt.

Trẻ em: xương dễ liền sau 2 – 3 tuần (tuổi chưa đi học) hoặc 4 – 6 tuần (tuổi phổ thông).

Một số xương khó liền, chậm liền do được tưới máu kém (x. thuyền, cổ xương

đùi…).

Xương được điều trị bằng phẫu thuật luôn chậm liền so với xương được điều trị bảo tồn bằng nắn bó.

3 điều kiện cần cho quá trình liền xương:

Bảo đảm khối máu tụ không bị phá vỡ.

Bảo đảm màng xương không tổn thương ( nuôi xương ).

Không nhiễm trùng.

Chậm liền xương (sau 3 tháng bất động) thường gặp trong các trường hợp:

Người có tuổi.

Người có ổ gãy bất động kém (thay bột nhiều lần, bột quá lỏng).

Người có ổ gãy được tưới máu kém.

Khớp giả (sau 6 tháng mà không liền xương)

Khớp giả thật: + Khe hở giữa 2 đầu xương hẹp

Ổ gãy không bị lủng lẳng nhưng vẫn lúc lắc được ít.

Nếu bị ở chân thì đi đau, cà nhắc.

Khớp giả lủng lẳng: khi bị mất đoạn xương, thưòng gặp trong gãy xương hở nhiều mảnh, bị nhiễm khuẩn, và mảnh xương lớn bị chết => cần mổ để chữa

Bị khớp giả => chuyên khoa điều trị riêng.

Can xương lệch: ổ gãy đã liền chắc nhưng 2 đầu xương bị lệch => hỏng khớp.

4 kiểu lệch:

Hai xương chồng lên nhau => ngắn chi.

Gập góc.

Lệch sang 1 bên.

Lệch xoay.

Can lệch ảnh hưởng tới cơ năng khi:

Ngắn chi quá 2cm.

Gập góc ≤ 300.

Xoay nhiều.

Đăng ký nhận thông báo
Thông báo về
guest
0 Bình luận
Inline Feedbacks
Xem tất cả các bình luận
You cannot copy content of this page
Copy link
Powered by Social Snap