Chắc hẳn các bạn sinh viên Y đã từng gặp rất nhiều kết quả siêu âm tim rồi. Rất nhiều bệnh nhân từ mọi khoa, thận, hô hấp, cơ xương khớp, tiêu hóa…. và đặc biệt là tim mạch là khỏi nói rồi, nằm khoa này mà không cho siêu âm tim mới lạ.
Các bạn có biết những người làm siêu âm tim và đọc kết quả siêu âm tim thường có nhiều kinh nghiệm và mất cả mấy năm học để có thể đọc được. Đa số các bác sĩ lâm sàng cũng có thể làm siêu âm tim, họ có một cái lợi hơn các bác sĩ cận lâm sàng bình thường là chỉ nhìn kết quả rồi chẩn đoán.
Bác sĩ lâm sàng tim mạch mà giỏi siêu âm tim thì chắc chắn chẩn đoán bệnh tim mạch sẽ chính xác nhiều hơn. Cái đó là không thể chối cãi.
Còn với các bạn sinh viên thì sao ? Mình nói thật với các bạn, các bạn đừng quá chú trọng vào xét nghiệm siêu âm tim này. Các bạn còn có nhiều cái để học hơn và tập trung vào cái đó đi.
Nhưng khi đi lâm sàng các bạn cũng nên biết một chút, một vài thông số cơ bản trên kết quả siêu âm tim. Chứ vô lẽ nhìn rồi chỉ biết chép thôi à.
Mình nói thật Y3 Y4 Y5 Y6 chẳng hiểu sâu về siêu âm tim được đâu ? Các bạn nên biết học những cái cơ bản, những thứ mà giúp ích được cho bệnh án của bạn.
Hiện tại mình không có nhiều thời gian nên không thể chia sẻ kiến thức cho các bạn được. Mảng siêu âm tim cần kinh nghiệm. Chia sẻ thì nói không biết đâu cho hết. Mình sẽ đưa ra một số file siêu âm tim cho các bạn dùng tạm. Các bạn nên biết chắt lọc những gì cần thiết nhé, bởi vì các bạn không phải chuyên gia và thường đi lâm sàng vài tuần là nhảy khoa liên tục.
Lời khuyên của mình là tốt nhất, khi cầm kết quả siêu âm tim hãy hỏi bác sĩ lâm sàng và tiếp theo là chụp nó về nghiên cứu các thông số cơ bản, sau đó hãy tìm hiểu sau nếu có đam mê và thời gian rảnh.
MỘT SỐ KIẾN THỨC CƠ BẢN:
Một kết quả siêu âm tim thường là:
1) Loại siêu âm tim: Ở đây là TM tức còn gọi là M mode
Siêu âm tim kiểu TM, lát cắt trục dọc cạnh ức trái, sát đầu tận cùng van hai lá, đo được đường kính thất trái cuối tâm trương (LVIDd), đường kính thất trái cuối tâm thu (LVIDs), qua đó tính chức năng tâm thu thất trái (EF). Ngoài ra còn đo được kích thước thất phải, độ dày của thành thất trái ở tâm trương (IVSd và LVPWd) và tâm thu (IVSs và LVPWs).
2: Mô tả kết quả
Mức độ hở van: ….
PAPs – thông số rất quan trọng, phản ánh áp lực tâm thu ĐMP (PAPs), s là systolic
Siêu âm tim Doppler (Doppler echocardiography): Có thể đo các trị số về vận tốc dòng máu ở các vị trí khác nhau trong buồng tim. Ví dụ, có thể phát hiện dòng chảy bất thường ở lá van bị tổn thương. Nó cũng có thể đánh giá các van tim hoạt động như thế nào.
Siêu âm tim một chiều: Thăm dò các thành phần giải phẫu của tim bởi một chùm siêu âm duy nhất.
Siêu âm 2 chiều: Thấy được những nhát cắt về mặt giải phẫu của tim. Hình ảnh thấy được gần giống như giải phẫu thực của nó do sự quét nhanh từ đầu dò của nhiều chùm siêu âm và do tác dụng tồn lưu ánh sáng trên màn hình.
Ngoài ra còn siêu âm tim 3D, 4D.
Ý nghĩa các ký hiệu thường dùng trong siêu âm tim
Ý nghĩa các ký hiệu trong siêu âm tim như sau:
Ao: Động mạch chủ (Aorta)
LA: Nhĩ trái (Left Atrium)
RA: Nhĩ phải (Right Atrium)
LV: Thất trái (Left Ventricular)
RV: thất phải (Right Ventricular)
LVOT: buồng tống thất trái (left ventricular outflow tract)
RVOT: buồng tống thất phải (right ventricular outflow tract)
EF: phân suất tống máu (Ejection Fraction)
EF (teich): phân suất tống máu theo phương pháp Teicholz
IVSd: Độ dày vách liên thất kỳ tâm trương (Interventricular Septal Diastolic)
IVSs: Độ dày vách liên thất kỳ tâm thu (Interventricular Septal Systolic)
LVEDd : Đường kính thất trái tâm trương (Left Ventricular End Diastolic Dimension)
LVEDs: Đường kính thất trái tâm thu (Left Ventricular End Systolic Dimension)
LVPWd: Độ dày thành sau thất trái tâm trương (Left ventricular posterior wall diastolic)
LVPWs: Độ dày thành sau thất trái tâm thu (Left ventricular posterior wall systolic)
EDV (Teich): Thể tích cuối tâm trương theo phương pháp Teicholz (End diastolic Volume)
ESV (Teich): Thể tích cuối tâm thu theo phương pháp Teicholz ( End-systolic volume)
SV (Teich): Stroke Volume
Ann: Đường kính vòng van (Annular)
AML: Lá trước van hai lá (anterior mitral valve leaflet)
PML: Lá sau van hai lá (posterior mitral valve leaflet)
MVA: Đường kính lỗ van hai lá (mitral valve area)
PHT: Thời gian giảm nửa áp lực (Pressure half time)
TV: Van ba lá (Tricuspid Valve)
AnnTV: Đường kính vòng van ba lá (Annular Tricuspid Valve)
AV: Van động mạch chủ (Aortic Valve)
AoVA: Đường kính vòng van động mạch chủ
AoR: Đường kính xoang Valsalva
STJ: Chỗ nối xoang ống
AoA: Động mạch chủ lên
AoT: Động mạch chủ đoạn quai
AoD: Động mạch chủ xuống
AVA: Đường kính lỗ van động mạch chủ
Ý nghĩa các ký hiệu trong siêu âm tim giúp giải thích kết quả siêu âm tim có bất thường hay không, để bác sĩ có phương pháp điều trị thích hợp.
Các file để tham khảo học siêu âm tim:
DOWNLOAD: Chỉ số siêu âm tim cơ bản
Và một file nữa: File này khá chuyên sâu và đầy đủ.
File đầu tiên là file cơ bản và ngắn gọn những gì cần nhớ.
File thứ 2 đi sâu, viết hơi dài nhưng khá hay, đáng để đọc.
File cuối cùng đi sâu vào từng bệnh dành cho bạn nào thích nghiên cứu siêu âm tim.
Tất nhiên là trên lâm sàng khác lý thuyết rất nhiều, các bạn nên chấp nhận thực tế đó. Sau này bạn nào quyết định chọn chuyên khoa tim mạch ắt sẽ giỏi siêu âm tim thôi.
Đối với các bạn sinh viên thì chỉ cần thế đã.
Mình sẽ chia sẻ về siêu âm tim thêm nếu có thời gian.
VIDEO học siêu âm tim cơ bản sẽ update sau.
Chúc các bạn sinh viên học tốt.
Xem thêm chuyên mục: GIẢI ĐÁP LÂM SÀNG
YKHOA247.com thành lập với mục đích chia sẻ kiến thức Y Khoa.
Mọi thông tin trên trang web chỉ mang tính chất tham khảo, bạn đọc không nên tự chẩn đoán và điều trị cho mình.