Nhiễm trùng tiết niệu – chẩn đoán và điều trị

Chào bạn, nếu bạn là sinh viên Y Khoa đã, đang hoặc sắp đi thực hành lâm sàng tại bệnh viện thì không nên bỏ qua Khóa học kiến thức lâm sàng nội khoa này nhé! Đây là khóa học chất lượng được đánh giá cao bởi khoảng 400 thành viên đăng ký là các sinh viên Y Khoa trên khắp cả nước và các bác sĩ nội khoa.

NHIỄM TRÙNG HỆ NIỆU

  1. ĐẠI CƯƠNG

Nhiễm trùng hệ tiết niệu là tình trạng vi trùng xâm nhập vào đường tiết niệu. Gọi là nhiễm trùng tiểu dưới khi vi khuẩn ảnh hưởng đến niệu đạo, bàng quang, tiền liệt tuyến, nhiễm trùng tiểu trên khi bị nhiễm trùng đài bể thận và nhu mô thận

Nhiễm trùng tiết niệu (NTTN) là một bệnh lý rất thường gặp, đặc biệt ở phụ nữ. Khoảng 30% phụ nữ có ít nhất 1 đợt NTTN trong cuộc đời

Phân loại:

Nhiễm trùng tiểu trên: viêm thận bể thận cấp

Nhiễm trùng tiểu dưới: viêm bàng quang, viêm tiền liệt tuyến cấp

  1. CHẨN ĐOÁN

Viêm thận bể thận cấp:

Tức là viêm thận kẽ cấp do nguyên nhân nhiễm trùng.

Triệu chứng lâm sàng:

Khởi phát đột ngột

Sốt cao (trên 38,50C ) kèm rét run

Đau lưng thường 1 bên,có thể có đau quặn thận

Ấn hố thắt lưng đau

Các triệu chứng của viêm bàng quang không hằng định(tiểu khó,tiểu buốt rát,đau trên xương mu)viêm bàng quang có thể có trước sốt

Có thể có triệu chứng không điển hình : Sốt đơn độc, nhiễm trùng niệu sốt nhẹ nhưng không đau lưng, cần phải làm xét nghiệm que thử nước tiểu có hệ thống

Phải tìm các dấu chứng nặng của bệnh đặc biệt là Shock nhiễm trùng

Cận lâm sàng

-Các xét nghiệm sinh học

Tế bào – vi trùng nước tiểu, cấy nước tiểu và làm kháng sinh đồ: được lựa chọn thực hiện trước tiên

Cấy máu (2 hoặc 3 lần): làm hệ thống, dương tính thường phát hiện cùng loại vi khuẩn ở cấy nước tiểu

Công thức máu: tăng bạch cầu (tăng bạch cầu đa nhân trung tính)

CRP tăng

Creatinin máu: bình thường ở viêm cầu thận cấp một bên không biến chứng

-Các xét nghiệm hình thái học:

Chụp bụng không chuẩn bị: tìm sỏi

Siêu âm hệ tiết niệu:để phát hiện sỏi,ứ nước.Khi có ứ nước ở bệnh nhân sốt cao cần phải dẫn lưu nước tiểu cấp cứu vì nguy cơ cao của Shock nhiễm trùng

Scanner thận

Là xét nghiêm tốt nhất để chuẩn đoán viêm thận bể thận cấp

Chỉ định chụp CT scaner :Sốt kéo dài, rét run,đau thắt lưng,công thức máu có bạch cầu tăng cao, viêm thận – bể thận tái phát

( CT Scanner để tìm các bất thường của hệ niệu) khi nghi ngờ Abces thận

+Chụp bàng quang-niệu quản ngược dòng (ở nam giới,trẻ nhỏ,ở phụ nữ có 2 đợt viêm thận bể thận cũng có thể dùng)để tìm trào ngược bẩm sinh bàng quang – niệu quản.

Viêm bàng quang:

Triệu chứng lâm sàng:

Gặp 10% ở bệnh nhân 20-60 tuổi.

  • Triệu chứng lâm sàng:
  • Tiểu buốt rát
  • Tiểu láu
  • Rối loạn nước tiểu
  • Tức và đau trên xương mu
  • Đôi khi tiểu máu
  • Không có sốt, nhiều khi nhiễm trùng không triệu chứng

Cận lâm sàng:

-Que thử nước tiểu(nhạy trên 98%,là xét nghiệm quan trọng)

-Tế bào –vi trùng niệu:không quan trọng trong lần đầu,phải làm trong trường hợp lâm sàng không đáp ứng hoặc tái phát nhiều lần(sau lần thứ 2 trở đi)

Viêm tiền liệt tuyến cấp:

Triệu chứng lâm sàng

-Sốt nhẹ

-Rét run

-Triệu chứng của viêm bàng quang

-Thăm trực tràng:tiền liệt tuyến căng và đau

Khi có bí tiểu hoàn toàn do viêm tiền liệt tuyến: chống chỉ định Sonde tiểu, phải dẫn lưu nước tiểu trên xương mu

Cận lâm sàng

+Tế bào-vi trùng nước tiểu:bạch cầu niệu và vi trùng niệu

+Siêu âm tuyến tiền liệt

  1. ĐIỀU TRỊ

Viêm thận bể thận cấp

Cần chỉ định kháng sinh diệt khuẩn, chọn loại tập trung cao ở chủ mô thận và thải chủ yếu qua đường niệu dưới dạng có hoạt tính

Các thuốc thường dùng:

Aminoglycoside:Gentamycine 3mg/kg/ngày

Cotrimazole:6mg/kg/ngày

Nitrofurantoine:50mg x 4-5 viên/ngày

Fluoroquinolone:

Norfloxacine 400mg x2 lần/ngày

Ofloxacine 200mg x 2 lần/ngày

Ciprofloxacine 500mg x 2l lần/ngày

Pefloxacine 400mg x 2 lần/ngày

Các Cephalosporine thế hệ 2: Cefoxitine,Cefamandole,Cefuroxine….điều trị nhiễm trùng hệ tiết niệu có phối hợp nhiễm vi khuẩn kỵ khí

Các Cephalosporine thế hệ 3:Ceftrixone,Ceftazidine,Cefotaxime….liều lượng trung bình 2-4 g/ngày ở người lớn,có tác dụng tốt đối với Pseudomonas Aeruginosa và các loại vi khuẩn gram âm khác

Ở bệnh nhân nữ trẻ VTBT thường được điều trị với:

  • Hoặc là đơn trị liệu :dùng 1 loại trong 3 nhóm sau:

Fluoroquinoline

Cortimoxalone

Cephalosporine thế hệ II hoặc III

  • Hoặc kết hợp 2 thuốc : phối hợp các thuốc đã nêu ở trên(hay dùng là Cephalosporine thế hệ 3) với Aminozide trong 3 ngày đầu

-Sau khi có kết quả kháng sinh đồ,liệu pháp kháng sinh có thể thay đổi theo phổ kháng sinh,có thể dùng đường uống

-Thời gian điều trị cho thể điển hình ở phụ nữ trẻ là 15-21 ngày

-Trường hợp yếu tố nặng:

  • Điều trị phối hợp 2 kháng sinh ngay
  • Thời gian dùng 2 kháng sinh :3-5 ngày
  • Tổng thời gian điều trị :21 ngày

-Cần xét nghiệm tế bào-vi trùng niệu 48 giờ sau khi ngưng kháng sinh

Các trường hợp đặc biệt

Có tắc nghẽn:nguy cơ Shock nhiễm trùng rất cao,cần dẫn lưu nước tiểu cấp cứu

Đái tháo đường: thường viêm thận bể thận cấp nặng hay có biến chứng (hoại tử nhú,áp xe thận) trường hợp này điều trị 6 tuần

Có thai: dễ bị viêm thận bể thận cấp,thường gặp bên phải hơn bên trái, chẩn đoán hình ảnh chỉ làm được siêu âm, điều trị chỉ có 1 loại kháng sinh sử dụng được trong thai kỳ là nhóm Beta Lactamin (Aminosides và Bactrim ở 3 tháng cuối )

Người già : thường là biến chứng của việc đặt sonde tiểu, dễ gây nhiễm trùng huyết

Áp xe thận:hiếm gặp, chẩn đoán nhờ siêu âm, scanner, điều trị thường phải dẫn lưu qua da

Viêm bàng quang:

-Điều trị:có thể áp dụng liệu pháp kháng sinh ngắn ngày: với liều duy nhất hoặc trong 3 ngày, liệu pháp này có lợi điểm là bệnh nhân dễ chấp nhận, dung nạp tốt, kinh tế.

Cũng có thể điều trị dài ngày hơn 7-10 ngày

Phụ nữ có thai

Nam giới

Đái tháo đường

Giảm miễn dịch

Có tiền sử bệnh hệ tiết niệu.Trẻ con

Các loại thuốc uống thường dùng

Fluoroquinolone

Cotrimoxazole (trên 90% vi khuẩn nhạy cảm)

Tropetamol fosfomycine (Monuril) chỉ dùng trong điều trị ngắn ngày

Các biện pháp đơn giản được dùng phối hợp

+Uống nhiều nước

+Vệ sinh bộ phận sinh dục ngoài hàng ngày

+Đi tiểu sau khi quan hệ

+Khám phụ khoa phối hợp

Viêm tiền liệt tuyến cấp:

-Điều trị ngay ,không chờ kết quả tế bào-vi trùng niệu

-Kháng sinh:dùng như trong viêm thận bể thận

-Thể thông thường :Điều trị bằng đường uống:Fluoroquinolone là lựa chọn hàng đầu

-Thể nặng(nhiễm trùng huyết,Abces)

+Khởi đầu bằng kháng sinh đường tiêm cho đến khi giảm triệu chứng nhiễm trùng

+Sau đó gối đầu 3 ngày với Fluoroquinolone hoặc Cotrimoxazole uống

-Thời gian điều trị: 3-6 tuần

-Làm lại xét nghiệm tế bào – vi trùng niệu sau điều trị

Dùng kháng sinh dự phòng sau can thiệp:sinh thiết tiền liệt tuyến qua ngã trực tràng hoặc sau nội soi

-Trường hợp viêm tiền liệt tuyến trên một u xơ tiền liệt tuyến:trước tiên phải điều trị viêm tiền liệt tuyến,nếu có chỉ định phẫu thuật thì phải thực hiện sau khi điều trị nhiễm trùng ổn định

Tài liệu tham khảo:

Brenner and Rector (2014), The Kidney. 10th edition

Comprehensive Clinical Nephrology 5th Edition

Harrison’s Principles of Internal Medicine 18th edition

Washington Manual of Medical Therapeutics. 35th Edition

Phạm Văn Bùi, Sinh lý bệnh – Các bệnh lý thận – niệu . Nhà xuất bản y học.

Trần Thị Bích Hương, Trương Văn Việt, Phạm Thị Chài (2002). Thận học căn bản. Bệnh viện Chợ Rẫy.

Võ Tam (2008), Bệnh học thận, Đại học y dược Huế.

Trần Văn Chất (2008). Bệnh thận. Bệnh viện Bạch Mai. Nhà xuất bản y học

Đăng ký nhận thông báo
Thông báo về
guest
0 Bình luận
Inline Feedbacks
Xem tất cả các bình luận
You cannot copy content of this page
Copy link
Powered by Social Snap