SỎI HỆ TIẾT NIỆU
Phân loại:
loại thường gặp
-Sỏi thận:
o Sỏi đài thận (lớn, nhỏ). o Sỏi bể thận.
o Sỏi đài_bể thận.
o Sỏi trong nhu thận (hiếm gặp).
-Sỏi niệu quản.
Biến chứng:
-Tắc nghẽn => ứ nước.
-Nhiễm trùng => ứ mủ.
Đây cũng là 2 nguyên nhân thường gây suy thận trong ngoại khoa.
Cơ năng:
Đau quặn thận: .
Điển hình: gặp trong sỏi niệu quản, cơ chế: do tắc nghẽn cấp. o Không điển hình (đau TL, đau hông): sỏi đài_bể thận.
Sỏi đài thận thường triệu chứng không rõ.
Chẩn đoán phân biệt:
Đau quặn gan.
Đau bụng cấp (do tắc ruột, viêm tuỵ cấp…).
Phân biệt vị trí: đau hố chậu Phải ( ruột thừa viêm, viêm phần phụ…), đau hạ sườn P.
Đái máu:
Đái ra hồng cầu.
Thường xảy ra ở đường tiết niệu trên, sau cơn đau quặn thận: máu tươi, toàn bãi.
Nguyên nhân:
Thận: chấn thương, lao thận, u thận… o Niệu quản.
o Bàng quang.
Chẩn đoán phân biệt:
Đái ra huyết sắc tố: → tan máu cấp tính, gan không tổng hợp Hem từ Bil.
sốt rét ác tính, truyền nhầm nhóm máu, HC bị vùi lấp, bầm dập nhiều.
Uống thuốc → rifampicine
Đái sắc tố mật, muối mật: tắc mật.
Chảy máu niệu đạo: máu chảy không hoà lẫn nước tiểu mà tạo thành từng giọt máu tươi, thường gặp do chấn thương
Đái đục:
Nguyên nhân: nhiễm trùng.
Đục là do xác bạch cầu và xác vi khuẩn.
Phân biệt: đái dưỡng chấp (do bạch mạch đi dọc theo niệu quản bị dò vào đường bài xuất nước tiểu, gặp trong bệnh giun chỉ).
Thiểu niệu, vô niệu: gặp trong 4 trường hợp
Sỏi thận 2 bên.
Sỏi niệu quản (NQ) 2 bên.
1 bên sỏi NQ, 1 bên sỏi thận.
Sỏi thận hoặc sỏi niệu quản 1 bên trên bệnh nhân chỉ còn 1 thận, 1 niệu quản ( do bẩm sinh hoặc đã cắt bỏ ).
Vô niệu do sỏi tiết niệu:
Là biến chứng của sỏi thận, sỏi niệu quản phức tạp.
Là hình thái suy thận cấp sau thận do tắc nghẽn đường tiết niệu.
Chẩn đoán phân biệt:
Vô niệu trước thận: tụt huyết áp (chấn thương, sốc, nhiễm khuẩn), liên
quan với sự giảm khối lượng tuần hoàn.
Vô niệu do thận: viêm cầu thận, ống thận do ngộ độc, truyền máu hồng
cầu vùi lấp.
Thầy không lí giải trường hợp sỏi NQ 1 bên, do hiện tượng co thắt phản ứng => vô niệu.
Thầy chỉ nói khi còn 1 thận thì nước tiểu vẫn được bài xuất trong giới hạn bình thường.
IV. Thực thể:
Phát hiện thận lớn: chạm thận, bập bềnh thận.
Phát hiện thận ứ mủ: rung thận (viêm thận bể thận cấp, viêm tấy quanh thận)
CLS:
1. Siêu âm:
– Phát hiện sỏi đường tiết niệu ( cản quang và không cản quang ) qua bóng lưng. – Xác định vị trí của sỏi, từ đó biết được đường đi của sỏi sau khi siêu âm lân 2. – Khảo sát đài thận, bể thận giãn.
* Đánh giá mức độ ứ nước của thận nhờ siêu âm (LS không đánh giá được), dựa vào 2 tiêu chuẩn:
Sự biến mất của đài thận.
Độ dày của nhu mô thận giảm.
2. X quang:
Không chuẩn bị (ASP):
Vị trí, kích thước ( lấy cột sống TL làm hệ quy chiếu), hình dạng, số lượng
của sỏi cản quang.
Bóng thận lớn hay không.
Chuẩn bị:
UIV:
Phát hiện cả sỏi cản quang và không cản quang.
Đánh giá chức năng mối thận.
Khảo sát hình thái thận.
Ví dụ: có sỏi trong tiểu khung kết hợp với hình ảnh đài thận lồi trên UIV => sỏi của hệ tiết niệu (đài thận lõm ≡ bình thường => sỏi nằm trong cơ quan khác).
+ UPR: chụp niệu quản_bể thận ngược dòng timg nguyên nhân gây tắc nghẽn.
Thận đồ: giúp đánh giá % chức năng còn lại của thận.
3. định lượng ure, creatinin máu.
CHỈ ĐỊNH VÀ CHỐNG CHỈ ĐỊNH TRONG TÁN SỎI NIỆU QUẢN
Chỉ định:
Kích thước sỏi: 6 – 10 mm (tốt nhất).
Viên sỏi ≤ 5mm: chỉ tán khi o Bệnh nhân đau nhiều.
o Điều trị nội khoa không có kết quả.
o Siêu âm, UIV thấy đài, bể thận và niệu quản giãn nhiều.
Viên sỏi nhỏ nhưng không ra được có thể là do có cản trở dưới viên sỏi:
Hẹp lỗ niệu quản.
Đoạn niệu quản trong thành bàng quang.
Hoặc có polip trong niệu quản.
Sỏi > 10mm và cản quang nhiều thường rắn, tán rất khó và thời gian tán kéo dài => tốt nhất nên phấu thuật vì viên sỏi lớn dễ tìm, dễ lấy, nhanh.
Vị trí viên sỏi:
1/3 dưới và 1/3 giữa là tốt nhất.
1/3 trên
Khó tiếp cận.
Khó tỳ giữ viên sỏi lên thành niệu quản. o Viên sỏi dễ bị bật lên thận.
Chức năng thận: bình thường.
Không nhiễm trùng đường tiết niệu, hoặc sau điều trị khỏi hoàn toàn => cần thiết.
Niệu đạo không hẹp: đưa được máy soi niệu quản và máy soi bàng quang dễ dàng
Chống chỉ định:
Nhiễm khuẩn đường tiết niệu.
Suy thận nặng.
Hẹp đường tiết niệu dưới.
Rối loạn đông máu.
Viên sỏi > 10mm: có tính chất tương đối – vị trí sỏi dễ tiếp cận, sỏi mềm dễ tán, kinh nghiệm của phẫu thuật viên.
YKHOA247.com thành lập với mục đích chia sẻ kiến thức Y Khoa.
Mọi thông tin trên trang web chỉ mang tính chất tham khảo, bạn đọc không nên tự chẩn đoán và điều trị cho mình.