Tắc ruột sau mổ

Chào bạn, nếu bạn là sinh viên Y Khoa đã, đang hoặc sắp đi thực hành lâm sàng tại bệnh viện thì không nên bỏ qua Khóa học kiến thức lâm sàng nội khoa này nhé! Đây là khóa học chất lượng được đánh giá cao bởi khoảng 400 thành viên đăng ký là các sinh viên Y Khoa trên khắp cả nước và các bác sĩ nội khoa.

TẮC RUỘT SAU MỔ

Câu nói rất hay của thầy Vũ để chẩn đoán tắc ruột: o ĐAU NÔN BÍ CHƯỚNG

Tất cả bệnh nhân đã từng mổ vào ổ phúc mạc đều có nguy cơ dính ruột.

Cần lưu ý khi ghi chẩn đoán

Mặc dù biết rằng tắc ruột sau mổ thường do dính ruột, nhưng không ghi chẩn

đoán là dính ruột sau mổ, cũng không ghi là tắt ruột do dính sau mổ.

Chỉ cần ghi Tắt ruột sau mổ.

Không phải dính nhiều là tắc nhiều, đôi khi chỉ cần dính 1,2 chỗ cũng gây ra tắt (do dây chằng lôi kéo hay gập góc)

Để giảm nguy cơ tắt ruột do dính, khi mổ vào ổ phúc mạc cần lưu ý những điều sau:

Giảm việc làm trầy sướt phúc mạc thành.

Mổ nội soi làm hạn chế tối đa sự trầy sướt của phúc mạc thành. o Giảm trầy sướt phúc mạc tạng:

Hạn chế việc cầm nắm, lôi kéo ruột, cũng như hạn chế việc sử dụng

gạc để lau.

Hạn chế những dị vật sót lại bằng cách súc rửa:

Nghiên cứu cũng cho thấy, việc để lại ống sonde sau mổ làm tăng nguy cơ dính ruột ở bệnh nhân sau này.

Về phía bệnh nhân:

Động viên bệnh nhân vận động sớm.

Ăn sớm.

Chỉ định điều trị trong tắc ruột sau mổ:

Ngoại khoa: áp dụng 100% cho tắc ruột quai đóng (dạng tắc ruột do xoắn ruột, hay thoát vị nghẹt).

Chẩn đoán tắc ruột quai đóng:

Tam chứng Vol Wahl trong xoắn ruột (điển hình là xoắn đại tràng xích ma)

Đau

Dữ dội, liên tục (khác với đau tắc ruột do bít là đau từng cơn) – do hiện tượng thiếu máu.

Chướng lệch => điểm đau chói tại vị trí chướng lệch đó.

Sờ thấy một quai ruột giãn căng, không di động, gõ vang, ấn vào đâu.

Đây gọi là tam chứng Vol Wahl trong xoắn ruột.

Trên phim bụng: 1 mức hơi dịch tại vị trí chướng lệch có điểm đau chói đó.

Cần chỉ định mổ trong 6 – 12h, không thì đoạn ruột sẽ hoại tử và gây nhiễm trùng, nhiễm độc.

Nội khoa: áp dụng trong tắc ruột quai mở, nhưng cần chú ý như sau:

Bệnh nhân tắc ruột quai mở được theo dõi bằng sonde dạ dày, điều trị bằng truyền dịch và kháng sinh phổ rộng (thường kết hợp cephalosporin 3 và metronidazol)/

Nhưng nếu thất bại, tức là:

Triệu chứng đau không cải thiện.

Bệnh nhân vẫn không trung tiện được.

Bụng không bớt chướng.

Câu hỏi là, đặt sonde dạ dày thì làm sao biết bệnh nhân có còn nôn hay không?

Theo dõi lượng dịch thoát ra từ sonde dạ dày:

Nếu nhiều lên: tức điều trị không đáp ứng => chuyển ngoại khoa.

Nếu ít lại: đáp ứng.

Nếu triệu chứng không nặng, cũng không giảm:

Vẫn có thể điều trị nội khoa hoặc ngoại khoa.

Lưu ý khi giải quyết tắc ruột:

Tắc ruột sau mổ chỉ tắc 1 chỗ, nhưng dính ruột sau mổ thì có thể có nhiều vị trí khác nhau, cần giải quyết hết những vị trí đó.

Nếu sau khi mổ có hiện tượng tắc ruột, thì không cần mổ chỉ cần điều trị nội khoa. → Can thiệp mổ khi tái lại nhiều lần, gây cản trở sinh hoạt.

1 số thông tin khác:

Tắc ruột do xạ trị:

Trong 1 số trường hợp bệnh nhân xạ trị ung thư, gây phỏng phúc mạc

thành => dính ruột.

1 số nghiên cứu mới đây cho thấy, để hạn chế nguy cơ tắc ruột ở bệnh nhân sau mổ: nên cho bệnh nhân nhai kẹo cao su nhiều.

Viêm tuỵ cấp do sỏi túi mật xử trí? Cắt túi mật. o Hội chứng Misozori: Tắc tĩnh mạch trên gan.

Đăng ký nhận thông báo
Thông báo về
guest
0 Bình luận
Inline Feedbacks
Xem tất cả các bình luận
You cannot copy content of this page
Copy link
Powered by Social Snap