Thuốc kháng tiết – kháng acid trong điều trị chống viêm loét dạ dày

Chào bạn, nếu bạn là sinh viên Y Khoa đã, đang hoặc sắp đi thực hành lâm sàng tại bệnh viện thì không nên bỏ qua Khóa học kiến thức lâm sàng nội khoa này nhé! Đây là khóa học chất lượng được đánh giá cao bởi khoảng 400 thành viên đăng ký là các sinh viên Y Khoa trên khắp cả nước và các bác sĩ nội khoa.

YKHOA247.com xin giới thiệu slide bài giảng dược lý Thuốc kháng tiết – kháng acid trong điều trị chống viêm loét dạ dày. Bạn đọc có thể xem online tại file bên dưới.


KHÁNG ACID & CHỐNG LOÉT TIÊU HÓA Biên soạn: Bs.Phạm Thị Ngọc Điệp Biên tập : Trần Quốc Quang TÀI LIỆU LƯU HÀNH NỘI BỘ – 2015 NỘI DUNG 1. Bệnh viêm loét dạ dày tá tràng 2. Điều trị viêm loét dạ dày tá tràng 3. Thuốc kháng acid và chống loét đường tiêu hóa trong danh mục thuốc DOMESCO 4. Phân nhóm 5. Tác dụng điều trị cụ thể 6. Hình ảnh sản phẩm 7. Câu hỏi BỆNH LOÉT DẠ DÀY TÁ TRÀNG ĐỊNH NGHĨA: Loét dạ dày hành tá tràng được định nghĩa là: “thương tổn của lớp niêm mạc xuyên qua lớp cơ niêm xuống đên lớp cơ” CƠ CHẾ GÂY BỆNH: Do sự mất cân bằng giữa yếu tố bảo vệ và yếu tố gây loét Yếu tố bảo vệ: -Chất nhầy mucin -Hệ thống mạch máu nuôi dạ dày -Muối kiềm Yếu tố gây loét -Acid HCl, Pepsin -VK H.pylori -Thuốc chống viêm không steroid NGUYÊN NHÂN: Hai nhóm nguyên nhân chính: – Nhiễm vi trùng Helicobacter pylori – Do sử dụng các thuốc: + NSAIDs, + Ức chế COX-2, + Aspirin… BỆNH LOÉT DẠ DÀY TÁ TRÀNG CHẨN ĐOÁN: Triệu chứng lâm sàng: – Đau bụng vùng thượng vị có tính chất chu kì Cận lâm sàng: – Nội soi dạ dày là tiêu chuẩn vàng trong chẩn đoán – XQuang dạ dày có cản quang -Tìm kháng nguyên HP trong phân -Test hơi thở tìm HP BỆNH LOÉT DẠ DÀY TÁ TRÀNG BỆNH LOÉT DẠ DÀY TÁ TRÀNG Phân loại viêm dạ dày theo hệ thống Sysney Sytem Qua hình ảnh nội soi có 7 týp viêm dạ dày sau: + Viêm dạ dày xung huyết + Viêm dạ dày trợt phẳng + Viêm dạ dày trợt lồi + Viêm dạ dày teo + Viêm dạ dày xuất huyết + Viêm dạ dày phì đại + Viêm dạ dày trào ngược dịch mật BỆNH LOÉT DẠ DÀY TÁ TRÀNG MỤC TIÊU ĐIỀU TRỊ: LÀM LIỀN Ổ LOÉT – GIẢM ĐAU – NGĂN NGỪA BIẾN CHỨNG DO LOÉT NGUYÊN TẮC ĐIỀU TRỊ: – Không dùng phối hợp các thuốc cùng cơ chế – Điều trị nội khoa là chủ yếu – Nếu ổ loét nghi ung thư hóa: sau 1 tháng nội soi sinh thiết lại, nếu ổ loét không đỡ nên điều trị ngoại khoa – Thời gian điều trị: 4-8 tuần/đợt điều trị. Có thể kéo dài tùy theo kết quả điều trị – Kiểm tra nội soi lại sau điều trị BỆNH LOÉT DẠ DÀY TÁ TRÀNG BỆNH LOÉT DẠ DÀY TÁ TRÀNG Thay đổi lối sống: Chế độ ăn uống, nghỉ ngơi: – Tạo môi trường đệm trong dạ dày: chia bữa ăn ra làm nhiều bữa nhỏ, ăn nhẹ, ăn lỏng, bữa ăn cuối nên trước ngủ 3 giờ -Tránh hoạt hóa acid mật : giảm chất béo – Uống sữa tốt vì có khả năng trung hòa acid nhanh – Tránh các yếu tố làm tổn thương dạ dày: rượu bia, thuốc lá, thuốc kháng viêm… – Ăn uống nghỉ ngơi đúng giờ – Tránh thức khuya, tránh stress BỆNH LOÉT DD-TT DO H.PYLORI Mục tiêu điều trị: Dựa vào cơ chế bệnh sinh có sự kết hợp các tiêu chí điều trị sau: -Làm giảm tiết acid HCl và pepsin (giảm yếu tố tấn công) -Dùng các thuốc có tác dụng bảo vệ niêm mạc (tăng cường yếu tố bảo vệ) -Dùng thuốc tiệt trừ H.P (điều trị nguyên nhân) BỆNH LOÉT DD-TT DO H.PYLORI Điều kiện để tiệt trừ H.Pylori thành công: • Ức chế toan thật tốt (dùng thuốc ức chế bơm proton liều chuẩn) •Cần phối hợp từ hai kháng sinh trở lên •Kháng sinh có tính chất hợp đồng và độ nhạy cảm với Hp cao •Khả năng kháng thuốc ít •Ít gây tổn thương gan hoặc thận •Kháng sinh chịu đựng được ở môi trường acid. BỆNH LOÉT DD-TT DO H.PYLORI Theo Đồng thuận Châu Á Thái Bình Dương (2009), Maastricht III Consensus Report (2007) và American College of Gastoenterology Guideline (2007) Phác đồ diệt trừ Helicobacter Pylori như sau: Tên phác đồ Thời gian Cách sử dụng Phác đồ 3 thuốc 7 – 14 ngày PPI+ A+ C Phác đồ 3 thuốc có Levofloxacin 10 ngày PPI+ A+ L Phác đồ nối tiếp 10 ngày 5 ngày PPI +A, sau đó 5 ngày PPI + C + Ti Phác đồ 4 thuốc không có Bismuth 10 ngày PPI+ A+ C + M/Ti Phác đồ 4 thuốc có Bismuth 14 ngày PPI + M + Te + B Ghi chú: PPI: thuốc ức chế bơm Proton, A: Amoxicillin, L: Levofloxacin, Te: Tetracycline, Ti: Tinidazol, C: Clarithromycine, M: Metronidazol, B: Bismuth BỆNH LOÉT DD-TT DO H.PYLORI Theo Đồng thuận Châu Á Thái Bình Dương (2009), Maastricht III Consensus Report (2007) và American College of Gastoenterology Guideline (2007) Liều dùng Kháng sinh A 1000 mg × 2 lần/ngày B 240 mg × 4 lần/ngày C 500 mg × 2 lần/ngày L 250 – 500 mg × 2 lần/ngày Te 500 mg × 2-3 lần/ngày Ti 500 mg × 2 lần/ngày M 500 mg × 2-3 lần/ngày PPI Rabeprazol 20 mg × 2 lần/ngày Esomeprazol 20 mg × 2 lần/ngày Omeprazol 20 mg × 2 lần/ngày Pantoprazol 40 mg × 2 lần/ngày Lansoprazol 30 mg × 2 lần/ngày Ghi chú: PPI: thuốc ức chế bơm Proton, A: Amoxicillin, L: Levofloxacin, Te: Tetracycline, Ti: Tinidazol, C: Clarithromycine, M: Metronidazol, B: Bismuth BỆNH LOÉT DẠ DÀY TÁ TRÀNG Nhóm thuốc điều trị loét DD – TT trong danh muc của DOMESCO STT NHÓM THUỐC ĐIỀU TRỊ HOẠT CHẤT BIỆT DƯỢC 1 Nhóm thuốc kháng acid 2 Nhóm ức chế thụ thể H2 Ranitidin 300 mg Ranitidin 3 Nhóm bảo vệ niêm mạc dạ dày 4 Nhóm ức chế bơm proton Lansoprazole 30 mg Lansoprazol 30 mg (A1*) 5 Omeprazol 20 mg Omeprazol 20 mg (A1*) 6 Pantoprazol 40 mg Pantoprazol 40 mg (A1*) 7 Nhóm diệt H.pylori Clarithromycin 250 mg Tinidazol 500 mg Omeprazol 20 mg Dorokit (A1*) NHÓM ỨC THỤ THỂ H2 Điều trị cụ thể STT THUỐC ĐIỀU TRỊ TÁC DỤNG ĐIỂU TRỊ GHI CHÚ 1. Ranitidin -Điều trị loét tá tràng, loét dạ dày lành tính. -Loét sau phẫu thuật -Bệnh trào ngược thực quản -Hội chứng Zollinger- Ellison -Phòng chảy máu ở bệnh dạ dày ruột, loét do stress ở người bệnh năng, phòng chảy máu tái phát ở người bệnh loét dạ dày tá tràng có xuất huyết. -Dự phòng trước khi gây mê toàn thân ở người bệnh có nguy cơ hít phải acid, đặc biệt ở người bệnh mang thai đang chuyển dạ. -Điều trị triệu chứng khó tiêu Làm giảm 90% acid dịch vị tiết ra sau khi uống một liều điều trị. Có tác dụng làm lành nhanh vết loét DD-TT,ngăn chặn bệnh tái phát NHÓM ỨC CHẾ BƠM PROTON Điều trị cụ thể STT THUỐC ĐIỀU TRỊ TÁC DỤNG ĐIỂU TRỊ GHI CHÚ 2. Lansoprazol -Điều trị cấp và điều trị duy trì viêm thực quản có trợt loét ở người bệnh có viêm loét dạ dày thực quản. -Loét dạ dày tá tràng cấp -Các chứng tăng tiết toan bệnh lý. Ức chế dạ dày tiết acid cơ bản và khi bị kích thích do bất kỳ tác nhân kích thích nào. 3. Omeprazol -Trào ngược dạ dày thực quản -Loét dạ dày tá tràng -Hội chứng Zollinger- Ellison Ức chế sự tiết acid của dạ dày do ức chế có hồi phục hệ enzym hydro – kali adenosin triphosphat (còn gọi là bơm proton) ở tế bào viền của dạ dày Điều trị cụ thể STT THUỐC ĐIỀU TRỊ TÁC DỤNG ĐIỂU TRỊ GHI CHÚ 4. Pantoprazol -Loét dạ dày tá tràng -Trào ngược dạ dày thực quản -Dự phòng loét dạ dày tá tràng do dùng thuốc chống viêm không steroid -Các tình trạng tăng tiết acid bệnh lý như: hội chứng Zollinger- Ellison -Ngăn cản bước cuối cùng của sự bài tiết acid vào lòng dạ dày. – Có tác dụng ức chế dạ dày tiết acid cơ bản và khi bị kích thích do bất kỳ tác nhân kích thích nào. NHÓM ỨC CHẾ BƠM PROTON NHÓM DIỆT VI KHUẨN HELICOBACTER PYLORI Điều trị cụ thể STT THUỐC ĐIỀU TRỊ TÁC DỤNG ĐIỂU TRỊ GHI CHÚ 4. Dorokit -Diệt vi khuẩn Helicobacter pylori trong bệnh viêm dạ dày mạn tính, bệnh loét dạ dày và tá tràng. Điều trị cụ thể THUỐC LIỀU LƯỢNG (Người lớn) GHI CHÚ Nhóm ức chế thụ thể histamin H2 Ranitidin 300 mg 150 – 300 mg Thời gian điều trị 4 – 8 tuần Nhóm ức chế bơm proton Lansoprazol 30 mg 15 – 30 mg Tăng tiết toan khác( HC Zollinger- Ellison) 60 mg/lần/ngày Thời gian điều trị 4 – 8 tuần Giảm liều cho người có bệnh gan nặng, không vượt quá 30mg/ngày Omeprazol 20 mg 20 – 40 mg Ngày một lần Thời gian điều trị: Trào ngược dạ dày thực quản: 4 – 8 tuần Loét dạ dày: 8 tuần Loét tá tràng: 4 tuần THUỐC ĐIỀU TRỊ THUỐC ĐIỀU TRỊ Điều trị cụ thể THUỐC LIỀU LƯỢNG (Người lớn) GHI CHÚ Nhóm ức chế bơm proton Pantoprazol 40 mg 40 mg. Ngày uống 1 lần HC Zollinger- Ellison: liều bắt đầu 80 mg/lần/ngày. Sau đó điều chỉnh theo đáp ứng của người bệnh. Có thể tăng liều đến: 240 mg/ngày.(người lớn tuổi liều tối đa 40mg/ngày) Thời gian điều trị: Trào ngược dạ dày thực quản: 4 – 8 tuần hoặc hơn Loét dạ dày lành tính 4 – 6 tuần Loét tá tràng 2 – 4 tuần Nhóm diệt vi khuẩn Helicobacter pylori Dorokit Clarithromycin 250 mg Tinidazol 500 mg Omeprazol 20 mg Uống 1 viên Clarithromycin, 1 viên Tinidazol, 1 viên Omeprazol vào buổi sáng và buổi tối trong ngày Điều trị theo phác đồ NHÓM ỨC CHẾ THỤ THỂ H2 -Ranitidin 300 mg -Hộp 3 vỉ × 10 viên -Dạng bào chế: viên bao phim -Giá có VAT: 18.450 đ -Danh mục thuốc chủ yếu -Dùng cho tất cả các tuyến y tế NHÓM ỨC CHẾ BƠM PROTON -Lansoprazol 300 mg -Hộp 3 vỉ × 10 viên -Dạng bào chế: viên nang -Giá có VAT: 49.500 đ -Danh mục thuốc chủ yếu -Bệnh viện hạng đặc biệt, hạng I,II,III,IV -Omeprazol 20 mg -Hộp 3,10 vỉ × 10 viên -Dạng bào chế: viên nang -Giá có VAT: 880đ/viên -Danh mục thuốc chủ yếu -Dùng cho tất cả các tuyến y tế NHÓM ỨC CHẾ BƠM PROTON -Pantoprazol 40 mg -Hộp 2 vỉ × 7 viên -Dạng bào chế: viên nén bao phim tan trong ruột. -Giá có VAT: 32.340 đ -Danh mục thuốc chủ yếu -Bệnh viện hạng đặc biệt, I, II, III, IV. NHÓM DIỆT HELICOBACTER PYLORI DOROKIT – Clarithromycin 250 mg (2 viên bao phim) – Tinidazol 500mg (2 viên bao phim) – Omeprazol 20mg (2 viên nang) -Hộp chứa 7 hộp nhỏ × 1 vỉ × 6 viên -Giá có VAT: 27.480 đ -Danh mục thuốc chủ yếu: Dùng cho tất cả các tuyến y tế CÂU HỎI Câu 1: Loét dạ dày tá tràng là do sự mất cân bằng giữa yếu tố bảo vệ và yếu tố gây loét. Vậy yếu tố nào sao đây không phải là yếu tố bảo vệ dạ dày tá tràng: a. Chất nhầy mucin b. Hệ thống mạch máu nuôi dạ dày c. HCl d. Muối kiềm Câu 2: Các nguyên nhân nào sau đây gây nên loét dạ dày tá tràng: a. NSAIDs b. Corticoid c. Vi khuẩn H.Pylori d. Tất cả đều đúng CÂU HỎI Câu 3: Mục tiêu điều trị của bệnh viêm loét dạ dày tá tràng là gì? a. Làm liền ổ loét b. Giảm đau c. Ngăn ngừa biến chứng do loét d. Tất cả đều đúng Câu 4: Phương tiện nào là tiêu chuẩn vàng trong chẩn đoán viêm loét dạ dày tá tràng ? a. Siêu âm c. X quang b. Nội soi d. Tất cả đều sai Câu 5: Trong danh mục thuốc DOMESCO, thuốc có tác dụng tiêu diệt H.pylori trong viêm loét DD –TT: a. Ranitidin 300 mg c. Lansoprazol 30mg b. Omeprazol 20 mg d. Dorokit CÂU HỎI Câu 6: Thuốc thuộc nhóm ức chế bơm proton, ngoại trừ: a. Omeprazol 20 mg b. Lansoprazol 30 mg c. Pantoprazol 40 mg d. Ranitidin 300 mg Câu 7: Hãy kể tên các sản phẩm chiến lược của DOMESCO trong điều trị viêm loét dạ dày tá tràng. Câu 8: Cơ chế chủ yếu của nhóm ức chế bơm proton là gì? a. Bài tiết acid dịch vị vào lòng dạ dày b. Ức chế tiết acid dịch vị vào lòng dạ dày c. Ức chế cạnh tranh với Histamin ở thụ thể H2 của tế bào vách d. Tất cả đều đúng CÂU HỎI Câu 9: Cơ chế tác dụng của Ranitidin: a. Ức chế có hồi phục hệ enzym hydro- kali adenosin triphosphat ở tế bào viền của dạ dày nên có tác dụng ức chế sự tiết acid của dạ dày. b. Bài tiết acid dịch vị vào lòng dạ dày c. Ức chế cạnh tranh với Histamin ở thụ thể H2 của tế bào vách d. Tất cả đều sai Câu 10: Điều kiện để diệt trừ H.Pylori thành công: a. Ức chế toan thật tốt (dùng thuốc ức chế bơm proton liều chuẩn) b. Cần phối hợp từ 02 kháng sinh trở lên c. Kháng sinh có tính chất hợp đồng và độ nhạy cảm với H.pylori cao. d. Tất cả đều đúng.

Đăng ký nhận thông báo
Thông báo về
guest
0 Bình luận
Inline Feedbacks
Xem tất cả các bình luận
You cannot copy content of this page
Copy link
Powered by Social Snap