CÁC CẦU KHUẨN GÂY BỆNH
I.Câu trả lời ngắn:
1. Các anh chị kể 3 loại hình thể cầu khuẩn gram (+) gây bệnh chính mà các anh chị học:
A. Tụ cầu B. Liên cầu C. Phế cầu
2. Anh chị kể 2 loại kháng nguyên của tụ cầu:
A. kháng nguyên polysaccharid B. kháng nguyên protein A ở bề mặt
3. Nêu 2 tiêu chuẩn chính dùng để xác định tụ cầu gây bệnh :
A. lên men đường mannit B. tạo thành coagulase
4. Hai tiêu chuẩn ít quan trọng, phụ thêm để chẩn đoán tụ cầu gây bệnh là:
A. tan máu B. sắc tố vàng
5. Nguồn tụ cầu ở trong thiên nhiên là ……A……. Sự lây nhiễm từ người này sang người khác là do ……B……. hoặc qua không khí.
A. người B. tiếp xúc
6. Liên cầu gây 3 loại tan máu:
A. tan máu a B. tan máu b C. tan máu g
7. Cấu trúc kháng nguyên của liên cầu như sau:
A. kháng nguyên vỏ axit hyaluronic B. kháng nguyên carbohydrat C đặc hiệu nhóm
C. kháng nguyên M đặc hiệu typ D. phẩm vật T
8. Liên cầu tan máu beta tạo thành 2 loại dung huyết tố:
A. Streptolysin O B. Streptolysin S
9. Cho ví dụ 3 men do liên cầu tiết ra:
A. Streptokinase B. Streptodornase C. Hyaluronidase
10. Liên cầu chia thành 4 nhóm là:
A. Liên cầu tan máu B. Liên cầu viridans
C. Liên cầu ruột D. Liên cầu lactic
11. Hai biến chứng quan trọng của nhiễm trùng liên cầu A là:
A. Viêm cầu thận cấp B. Thấp khớp cấp
12. Kể 2 loại cầu khuẩn gram (-) các anh chị học:
A. Não mô cầu B. Lậu cầu
13. Não mô cầu có 2 kháng nguyên là:
A. Kháng nguyên vỏ B. Kháng nguyên vách
14. Nêu 2 phản ứng dùng để phân biệt phế cầu với liên cầu :
A. Muối mật B. Optoclin
15. Định type phage của tụ cầu có giá trị về …….A……. hoặc / và …….B……
A. dịch tễ học B. chẩn đoán
16. Tụ cầu tạo thành 4 loại …….A……..là a ,b,g,d, đây là các phẩm vật bản chất ……B……gây tan máu khác nhau ở hồng cầu động vật khác nhau.
A. hemolysin B. protein
17. Một số chủng tụ cầu tạo ra ……A……..(nó đề kháng với nhiệt độ và men ở ruột) và chịu trách nhiệm trong bệnh sinh của……..B……do tụ cầu.
A. độc tố ruột B. ngộ độc thức ăn
18. Tất cả các chủng S. aureus đều sản xuất …..A……., nó là yếu tố quan trọng để……..B……..tụ cầu gây bệnh.
A. coagulase B. phân biệt
19. Ở môi trường …….A…….những chủng liên cầu nhóm……có vỏ tạo nên những khuẩn lạc ……B……
A. thạch máu B. A C. lầy nhầy
20 Kháng nguyên …….A………được dùng để chia liên cầu tan máu thành nhiều nhóm huyết thanh từ…..B……đến…….C……….
A. carbohydrat C B. A C. O
21. Căn cứ vào kháng nguyên ……A…….người ta chia……..B…….thành nhiều type, trong đó type 12 gây bệnh rất nghiêm trọng.
A. M B. liên cầu A
22. Trong các trường hợp …..A………người ta có thể xác định hiệu giá ASO trong máu bệnh nhân bằng phản ứng …….B……..
A. như thấp khớp cấp B. ASO
23. Phế cầu là cầu khuẩn …..A……., hình ngọn nến, xếp…B……, 2 đầu giống nhau nhìn vào nhau tạo thành hình số 8.
A. gram dương B. thành đôi
24. Dựa vào kháng nguyên vỏ polysaccharid phế cầu được chia thành …A…..huyết thanh.
A. 85 typ
II. Câu hỏi đúng sai:
25. Người ta chẩn đoán sớm viêm màng não mủ do não mô cầu bằng xác định kháng nguyên vỏ của vi khuẩn này trong dịch não tủy. (Đ)
26. Ngoài gây tổn thương chủ yếu ở cơ quan sinh dục, lậu cầu còn gây viêm khớp cấp. (Đ)
27. Phế cầu gây nhiễm khuẩn chủ yếu như viêm xoang, viêm tai, viêm kết mạc mắt. (S)
28. Thử nghiệm để phân biệt phế cầu và liên cầu là bacitracin và optochin. (S)
29. Các biến chứng của nhiễm liên cầu nhóm A xuất hiện khoảng 15 ngày sau khi nhiễm liên cầu. (Đ)
30. Liên cầu D là thành phần khuẩn chí bình thường ở ruột. (Đ)
31. Liên cầu tan máu b nhóm A là thành phần khuẩn chí đường hô hấp, gây bệnh khi xâm nhập van tim bất thường. (S)
Mới:
32. Hai tính chất quan trọng ở tụ cầu gây bệnh là
A. lên men đường mannit B. tạo thành coagulase
33. Hai tính chất quan trọng thường dùng để phân biệt tụ cầu gây bệnh
A. coagulase B. catalase
34. Não mô cầu thường sống ở vùng….A….không gây nên triệu chứng, ở trạng thái này gọi là…….B…..
A. tị hầu B. trạng thái người lành mang trùng
35. Dựa vào kháng nguyên……A………. , phế cầu được chia thành …B….huyết thanh
A. vỏ polysaccharid B. 85 typ
36. Một số chủng tụ cầu sinh ra ……(A)……, nó đề kháng với nhiệt độ cũng như tác động của enzym ở ruột, là nguyên nhân chính gây……..(B)……
A. độc tố ruột B. ngộ độc thức ăn
(Đ-S)
37. Khả năng gây bệnh của tụ cầu là do vi khuẩn phát triển và lan tràn rộng rãi trong mô cũng như tạo thành nhiều độc tố và enzym.
38. Độc tố sinh đỏ của liên cầu được tạo thành lúc vi khuẩn bị xâm nhiễm bởi một phage độc lực.
39. Phế cầu là một tác nhân thường gây viêm màng não mủ ở người lớn và trẻ em.
???. Nguyên tương của vi khuẩn ở trạng thái ……(A)…….chứa những hạt hình cầu đường kính 18nm gọi là…….(B)……
III. Câu hỏi ghép:
Các dữ kiện mang chữ A, B, C, D, E….sẽ được ghép với các câu dưới đây để có thông tin đúng, mỗi chữ chỉ dùng một lần hoặc không dùng lần nào cả.
A. S. aureus B. S. epidermidis C. Liên cầu tan máu A D. Phế cầu E. Liên cầu ruột F. Liên cầu viridans G. N. gonorrhoea H. N. meningitidis I. liên cầu lactic K. N. mucosa
1.vi khuẩn này là khuẩn chí ở đường tiêu hóa, nó có thể gây nhiễm khuẩn huyết, nhiễm trùng đường tiểu.(E)
2. có thể gây nhiễm khuẩn máu mà đường vào do đật catheter mạch máu, hoặc dụng cụ mạch máu hoặc van tim nhân tạo.(B)
3. lây truyền qua tiếp xúc sinh dục, gây nhiễm trùng hệ sinh dục ở nam và nữ.(G)
4. có thể gây tan máu, không phát triển ở nhiệt độ 45 oC, là vi khuẩn không gây bệnh.(I)
4. gây viêm phổi thùy ở người, nhạy cảm với penicillin.(D)
5. Một số typ huyết thanh A,B của vi khuẩn này có thể tạo ra enterotoxin và gây ngộ độc thức ăn.(A)
6. Không có cacbohydrat C đặc hiệu nhóm, là tác nhân gây viêm nội tâm mạc bán cấp ở bệnh nhân có bệnh van tim.(F)
7. Có thể phân biệt với các vi khuẩn khác nhóm bằng thử nghiệm nhạy cảm bacitracin.(C)
8. Vi khuẩn này gây viêm màng não thành dịch, ngoài ra còn gây nhiễm khuẩn huyết mãn.(H)
9. Là loại cầu khuẩn hoại sinh không gây bệnh.(K)
IV. Câu hỏi 1/5:
1. Các cầu khuẩn sinh mủ:
a. đều gram (+) b. đều gram (-) trừ tụ cầu .
c. đều có oxidase d. đều gram (+) trừ Neisseria.
e. đếu có catalase.
2. Tụ cầu :
a. chỉ có ở cơ thể người. b. chỉ có ở cơ thể động vật
c. là thành viên ở khuẩn chí da hoặc niêm mạc tỵ hầu người.
d. chỉ có trong bụi, không khí và thực phẩm. e. không gây bệnh cho người.
3. Staphylococcus :
a. không di động. b. là trực khuẩn gram (+) .
c. di động. d. có tan máu kiểu anpha.
e. đòi hỏi các yếu tố phát triển X và V.
5. Staphylococcus aureus :
a. không có Catalase. b. lên men đường Mannit.
c. không gây các nhiễm trùng ở da. d. chủ yếu gây viêm niệu đạo cấp.
e. có kháng nguyên H.
6. Staphylococcus aureus :
a.có nội độc tố bản chất là lipopolysaccarit. b. có Streptolysin O.
c. thử nghiệm Optochin (+) . d. có Coagulaza.
e. có độc tố ruột dễ bị hủy bởi nhiệt và bị enzym ở ruột phá hủy.
7. Staphylococcus aureus tạo sắc tố tốt trên môi trường đặc:
a. ở 370C. b. ở 200C. c. ở 450C. d. ở 280C. e. ở 100C
8. Hyaluronidase của các chủng Staphylococcus aureus :
a. giúp cho vi khuẩn chống lại hiện tượng thực bào. b. gây nên typ tan máu bêta.
c. gây hoại tử da tại chổ. d. tạo điều kiện cho vi khuẩn lan tràn sâu rộng vào các mô
e. làm vỡ cục máu thành những mảnh nhỏ.
9. Độc tố ruột:
a. có ở tất cả các chủng tụ cầu .
b. chỉ có ở các chủng Staphylococcus epidermidis.
c. có ở chủng tụ cầu đề kháng với penicillin.
d. chỉ có ở các chủng Staphylococcus saprophyticus
e. do một số chủng Staphylococcus aureus tạo thành.
10. Độc tố ruột của tụ cầu :
a. là loại độc tố dễ bị hủy bởi nhiệt. b. là một loại nội độc tố.
c. nó bị enzym ở ruột phá hủy.
d. nó chịu nhiệt độ 1000C /30 phút và không bị enzym ở ruột tác dụng.
e. là nhân tố giết chết bạch cầu.
11. Một vài loại hemolysin của tụ cầu :
a.gây nên typ tan máu anpha. b. làm vỡ cục máu thành những mảnh nhỏ.
c. gây hoại tử da tại chổ d.bản chất là lypoprotein.
e.gây ra hiện tượng nhiễm khuẩn nhiều nơi.
12. Tụ cầu thường xuyên gây nên:
a. nhọt đầu đinh, chốc lở. b. viêm phổi – màng phổi.
c. viêm tủy xương. d. viêm màng ngoài tim, viêm màng não.
e. các câu trên đều đúng.
13. Nhiễm khuẩn huyết do tụ cầu :
a. thường gặp ở bệnh nhân đã uống kháng sinh có hoạt phổ rộng.
b. là một chứng bệnh thường gặp ở bệnh viện, ở những người sức đề kháng giảm sút.
c. có các dấu hiệu như nôn mữa, ỉa chảy, không sốt, mau bình phục.
d. thường do các chủng tụ cầu có độc tố ruột gây nên.
e. thường do các chủng Staphylococcus epidermidis gây nên.
14. Ngộ độc thức ăn và viêm ruột cấp tính:
a. do các chủng S. saprophiticus gây nên.
b. do các chủng tụ cầu không sinh độc tố ruột gây ra.
c. do các chủng S. epidermidis gây nên.
d. do các chủng tụ cầu có độc tố ruột gây nên.
e. do tụ cầu có các dấu hiệu như bệnh lỵ trực khuẩn
15. Tụ cầu được xem như là Staphylococcus aureus dưạ vào tiêu chuẩn sau:
a. lên men glucoza, có catalase. b. có tan máu, có độc tố ruột .
c. tạo săc tố vàng, có penicillinaza. d. có coagulaza, lên men đường manit.
e. có leucocidin và gây hoại tử da.
16. S. epidermidisvà S. saprophiticus có thể:
a. gây các bệnh ngoaì da như chốc lỡ, nhọt đầu đinh…
b. gây nhiễm khuẩn đường tiết niệu, nhiểm khuẩn trong phẩu thuật tim, mạch….
c. gây ngộ độc thức ăn. d. gây viêm ruột cấp tính.
e. tạo thành coagulaza.
17. Sự lây nhiễm tụ cầu từ người này sang người khác :
a. là qua đường sinh dục. b. qua đường rau thai.
c. là do tiếp xúc hoặc qua không khí. d. qua tuyến sữa.
e. qua vết đốt của côn trùng môi giới.
18. Staphylococcus aureus có tính chất sau:
a. có thể sống ở môi trường nồng độ NaCl cao(9%).
b. bị ly giải bởi mật hoặc muối mật.
c. có kháng nguyên C đặc hiệu nhóm.
d. mọc được ở môi trường chứa 40% muối mật.
e. tạo vỏ axit hyaluronic.
19. Trong điều trị các bệnh do tụ cầu gây nên cần phải dựa vào kết quả làm kháng sinh đồ vì :
a. tụ cầu có nhiều loại hemolysin.
b. tụ cầu thường gây nên các chứng bệnh nặng.
c. sự nhiễm trùng tụ cầu xãy ra ở những cơ thể sức đề kháng giảm sút.
d. nhiều chủng tụ cầu đề kháng với nhiều loại kháng sinh nhất là penicillin.
e. các bệnh do tụ cầu gây nên chưa có vaccine.
20. Liên cầu :
a. là cầu khuẩn gram (-) . b. có oxidase.
c. là cầu khuẩn gram (+) . d. có catalase. e. sinh nha bào.
21. Liên cầu :
a. có coagulaza. b.không di động, không tạo nha bào.
c. bị ly giải bởi mật hoặc muối mật.
d. nhạy cảm với optochin. e. có vỏ Polysaccharid.
22.Ở thạch máu liên cầu có thể:
a.có 3 type tan máu: anpha, beta, gama. b.tạo sắc tố vàng.
c. di động. d. tạo vỏ polypepetit.
e. có khuẩn lạc dạng R.
23. Lancefield dựa vào đâu để chia liên cầu tan máu thành nhiều nhóm huyết thanh từ A đến O: (câu c ® e)
a. dựa vào kháng nguyên của vỏ axit hyaluronic.
b. dựa vào khả năng nhạy cảm với bacitracin.
c. dựa vào kháng nguyên carbohydrat C ở vách tế bào.
d. dựa vào kháng nguyên M. e. dựa vào phẩm vật T.
24. Kháng nguyên vỏ axit hyaluronic:
a. tìm thấy ở vỏ liên cầu tan máu nhóm A.
b. tìm thấy ở vỏ liên cầu tan máu nhóm B.
c. tìm thấy ở vỏ liên cầu tan máu bêta.
d. tìm thấy ở vỏ liên cầu tan máu anpha.
e. tìm thấy ở vỏ liên cầu tan máu nhóm G.
25. Dựa vào kháng nguyên protein M người ta chia liên cầu tan máu nhóm A thành nhiều type , trong đó type gây bệnh nghiêm trọng là:
a. typ 55. b. typ tan máu bêta. c. typ 12.
d. typ có độc lực cao. e. typ 22.
26. Những chủng liên cầu tạo thành nhiều protein M :
a. thường thấy ở vỏ liên cầu tan máu nhóm A.
b. thường có độc lực cao và đề kháng với thực bào.
c. thường liên quan đến độc lực của liên cầu viridans.
d. thường ít độc lực.
e. thường mọc được ở môi trường chứa 40% muối mật.
27. Liên cầu tan máu bêta :
a. tạo thành dung huyết tố anpha và dung huyết tố bêta.
b. kích động tạo thành kháng Streptolysin S.
c. tạo thành dung huyết tố gama và denta.
d. không tạo thành carbohydrat C.
e. tạo thành Streptolysin O và Streptolysin S.
28. Streptolysin O:
a. không có tính chất sinh kháng.
b. kích thích hình thành kháng thể đặc hiệu nhưng hiệu giá rất thấp nên ít sử dụng trong chẩn đoán.
c. chịu trách nhiệm về vòng tan máu ở xung quanh khuẩn lạc ở thạch máu.
d. có tính sinh kháng mạnh, nó kích động tạo thành kháng Streptolysin O.
e. có tác dụng làm tan tơ huyết.
29. Việc định lượng kháng thể antistreptolysin O (ASO)
a. có giá trị trong chẩn đoán bệnh do liên cầu tan máu bêta nhóm A gây ra.
b. có giá trị trong chẩn đoán bệnh do liên cầu viridans gây ra.
c. không có giá trị trong chẩn đoán bệnh do liên cầu gây ra.
d. cho phép chia liên cầu tan máu thành nhiều nhóm.
e. là một phương pháp để phân biệt liên cầu A với các nhóm khác.
30. Một chế phẩm chứa streptokinaza và streptodornaza được dùng để:
a. phân biệt liên cầu với các cầu khuẩn khác.
b. làm lỏng dịch ngoại tiết đặc giúp cho kháng sinh đến chỗ nhiễm trùng .
c. thủy phân chất cơ bản của mô liên kết giúp cho vi khuẩn lan tràn.
d. chẩn đoán bệnh do liên cầu gây ra.
e. chia liên cầu tan máu nhóm A thành nhiều typ.
31. Liên cầu viridans:
a. gây bệnh tinh hồng nhiệt thường gặp ở trẻ em trên 2 tuổi ở các nước ôn đới.
b. là thành phần khuẩn chí bình thường ở ruột người và động vật.
c. gây viêm màng trong tim chậm Osler, nhiễm trùng màng não hoặc đường tiểu.
d. gây ra các chứng viêm cầu thận cấp hoặc thấp khớp cấp.
e. tổng hợp cacbohydrat C đặc hiệu nhóm N.
35. Các tác nhân liên cầu nào sau đây có thể để lại các di chứng nghiêm trọng như viêm cầu thận cấp và thấp khớp cấp:
a. liên cầu A. b. liên cầu B. c. liên cầu C,G.
d. liên cầu ruột. e. liên cầu nhóm A,B,C,G và D.
36. Đặc điểm của nhiểm khuẩn liên cầu A là:
a. chúng chỉ gây bệnh lúc đến xâm nhiễm van tim không bình thường.
b. sự xuất hiện các di chứng: viêm màng não, viêm phổi.
c. thường gặp ở trẻ còn bú và người già trên 60 tuổi.
d. sự xuất hiện các di chứng: viêm cầu thận cấp, thấp khớp cấp.
e. các kháng thể ASO và ASK có khả năng bảo vệ cơ thể.
37. Một thử nghiệm để nhận biết liên cầu A là:
a. thử nghiệm bacitracin. b. thử nghiệm Neufeld.
c. thử nghiệm optochin. d. thử nghiệm catalase.
e. thử nghiệm oxidase.
38. Để định nhóm A của liên cầu tan máu bêta, có thể sử dụng :
a. thử nghiệm trung hòa enzym. b. thử nghiệm đồng ngưng kết.
c. thử nghiệm bacitracin. d. môi trường chứa 6,5% NaCl và 40% muối mật.
e. cấu trúc kháng nguyên của vỏ axit hyaluronic.
39. Trong nhiều loại kháng thể tạo thành trong đáp ứng miễn dịch với bệnh liên cầu tan máu cấp:
a. chỉ có kháng thể kháng streptolysin O có khả năng bảo vệ cơ thể.
b. chỉ có kháng thể kháng streptokinaza có khả năng bảo vệ cơ thể.
c. chỉ có kháng thể M đặc hiệu typ có khả năng che chở chống lại sự nhiễm trùng .
d. chỉ có kháng thể kháng streptohyaluronidaza có khả năng bảo vệ cơ thể.
e. không có loại kháng thể nào có khả năng che chở chống lại sự nhiễm trùng .
40. Tác nhân liên cầu nào sau đây có thể gây viêm họng, eczema nhiễm khuẩn ở trẻ em, chốc lở, viêm quầng ở người lớn.
a. liên cầu ruột. b. liên cầu viridans.
c. liên cầu lactic. d. liên cầu A. e. liên cầu O.
41. Phế cầu:
a. là trực khuẩn gram (+), đứng đôi. b. là vi khuẩn di động ,có vỏ.
c. là vi khuẩn có catalase. d. là vi khuẩn sinh nha bào.
e. là cầu khuẩn gram (+) , hình ngọn nến.
42. Phế cầu có tính chất sau:
a. bị ly giải bởi mật hoặc muối mật. b. gây tan máu bêta.
c. có kháng nguyên vỏ bản chất polypeptit. d.không gây tan máu ở thạch.
e. có oxidase.
43. Phế cầu :
a. là thành phần khuẩn chí bình thường ở ruột người.
b. mọc được ở môi trường chứa 40% muối mật.
c. đề kháng với optochin.
d. trong bệnh phẩm hay trong môi trường giàu protein thì có vỏ.
e. dễ chẩn đoán nhầm lẫn với chủng liên cầu tan máu tạo vỏ axit hyaluronic.
44. Phế cầu được xem là một tác nhân chủ yếu:
a. gây viêm đường tiết niệu. b. gây nhiễm trùng cấp tính đường hô hấp dưới.
c. gây viêm dạ dày- ruột. d. gây viêm màng trong tim cấp.
e. gây viêm đường sinh dục.
45. Phế cầu là một tác nhân thường:
a. gây các nhiễm khuẩn ngoài da.
b. đề kháng với nhiều kháng sinh .
c. gây viêm màng não mủ ở người nhất là trẻ em.
d.đòi hỏi các yếu tố phát triển X và Y.
e. gây viêm màng não nước trong ở người lớn.
46. Chẩn đoán phân biệt phế cầu với liên cầu tan máu alpha căn cứ vào:
a. thử nghiêm optochin. b. thử nghiệm bacitracin.
c. thử nghiệm catalase. d. thử nghiệm neufeld.
e. thử nghiệm optochin và neufeld.
47. Vỏ của phế cầu :
a. có khả năng cản trở tác dụng của thuốc kháng sinh .
b. được tạo thành khi vi khuẩn ở pha R.
c. là một kháng nguyên chung cho tất cả các phế cầu.
d. bản chất là polysaccarit
e. nó giống như carbohydrateC của liên cầu .
48. Trong chẩn đoán phế cầu, thử nghiệm optochin dương tính khi đường kính của vòng ức chế (dĩa optochin có đường kính 6mm):
a. > 14mm. b. < 14mm. c. bất kể kích thước nào.
d. bằng 0mm. e. lớn hơn hoặc bằng 24mm.
49. Lúc trở nên già phế cầu có thể :
a. là vi khuẩn gram (-) và sinh nha bào.
b. chuyển sang pha R và có catalase.
c. không bắt màu gram và có xu hướng tự ly giải.
d. bị giảm độc lực và có khả năng di động.
e.đề kháng với mật hoặc muối mật và với optochin
50. Phế cầu mọc tốt ở các môi trường giàu chất dinh dưỡng:
a. có pH kiềm. b. trong khí trường 5-10% CO2.
c. ở nhiệt độ thích hợp là 280C. d. có nồng độ NaCl cao( 9%) .
e. có etylhydrocuprein.
51. Neisseria:
a. là những cầu khuẩn gram (+), không di động, song cầu hình hạt cà phê.
b. là những trực khuẩn gram (-) ,di động.
c. là những cầu khuẩn gram (-) , không di động, song cầu, hình hạt cà phê.
d. là nhũng song cầu, gram (-) , di động, , hình hạt cà phê.
e. là nhũng vi khuẩn gram (+) , sinh nha bào.
52. Hầu hết các vi khuẩn Neisseria hiếu khí đều:
a. có catalase và có oxidase. b. có catalase và không có oxidase.
c. không có catalase và có oxidase. d. không có catalase và oxidase.
e. có vỏ.
53. Trong bệnh viêm niệu đạo cấp do lậu cầu, trên phiến đò nhuộm gram thấy:
a. song cầu gram âm nằm trong bạch cầu đa nhân và một số ít nằm ngoài tế bào .
b. rất ít vi khuẩn nội bào, hầu hết vi khuẩn nằm ngoài tế bào .
c. ít bạch cầu đa nhân, vi khuẩn thường nằm ngoài tế bào .
d. song cầu gram (+) nằm bên trong hoặc bên ngoaì bạch cầu đa nhân.
e. rất nhiều bạch cầu đa nhân nhưng không thấy có song cầu gram (-) .
54. Lậu cầu:
a. tương đối chịu nhiệt và thuốc sát khuẩn hơn những vi khuẩn khác .
b. rất dễ chết khi ra khỏi cơ thể. c. có ngoại độc tố.
d. không có oxidase. e. không lên men glucoza.
55. Ở nhiệt độ phòng lậu cầu chết trong:
a. 1 tháng. b. 1 năm. c. 1 tuần. d. 1-2 ngaỳ. e. 1-2 giờ
56. Cầu khuẩn lậu:
a. chỉ tìm thấy ở người, không tìm thấy ở thiên nhiên.
b. có ổ chứa tự nhiên. c. tìm thấy ở người và động vật.
d.có khắp nơi trong không khí e. là vi khuẩn ký sinh nội bào bắt buộc.
57. Cầu khuẩn lậu gây bệnh cho người do:
a. lây truyền trực tiếp theo đường hô hấp. b. lây truyền theo đường tiêm truyền máu.
c. lây truyền trực tiếp theo đường sinh dục, đường da, niêm mạc, kết mạc.
d. lây truyền theo đường tiêu hóa.
e. lây gián tiếp qua không khí, bụi, quần áo, thức ăn, bàn tay của người chăm sóc bệnh nhân.
58. Cầu khuẩn lậu:
a. gây viêm niệu đạo ở đàn ông và đàn bà.
b. gây nhiễm khuẩn ở những bộ phận khác của đường sinh dục.
c. gây ra các biến chứng khác như thấp khớp do lậu, nhiễm khuẩn huyết.
d. gây viêm kết mạc ở trẻ sơ sinh do nhiễm khuẩn khi lọt qua đường sinh dục của người mẹ bị bệnh lậu.
e. các câu trên đều đúng.
59. Tính chất lên men đường glucoza, saccaroza, maltoza của Neisseria gonorrhoeae: (Neisseria gonorrhoeae sử dụng các đường sau theo hình thức lên men:)
a. glucoza (+), maltoza (+), saccaroza(-). b. glucoza (-), maltoza (-), saccaroza(-).
c. glucoza (+), maltoza (+), saccaroza(+). d. glucoza (+), maltoza (-), saccaroza(-).
e. glucoza (-), maltoza (+), saccaroza(+).
60. Lậu cầu dễ chết trong:
a. dung dịch nitrat bạc 1%. b. dung dịch nitrat bạc 5% c. dung dịch nitrat bạc 10%
d. dung dịch nitrat bạc 15% d. dung dịch nitrat bạc 20%
61. Một bệnh phẩm mủ ở bộ phận sinh dục, khi nhuộm gram nếu thấy:
a. có nhiều bạch cầu đa nhân củng đủ để xác định là mắc bệnh lậu .
b. có nhiều song cầu gram (-) nằm trong bạch cầu đa nhân thì có giá trị chẩn đoán cao.
c. có các cầu khuẩn gram (+) nằm ngoài tế bào thì có giá trị chẩn đoán bệnh lậu.
d. có cá trực khuẩn gram (+) và gram (-) thì xác định là mắc bệnh lậu.
e. nhiều bạch cầu đa nhân và trực khuẩn gram (-) thì có giá trị chẩn đoán bệnh lậu.
63. Não mô cầu:
a. phần lớn chủng tạo vỏ polysaccharit. b. không có oxidase.
c. không lên men maltoza. d. thường sống ở ruột người.
e. không lên men glucoza.
64. Sau khi ra khỏi cơ thể não mô cầu:
a. chết trong 10 phút. b. tồn tại được vài ngày.
c. chỉ sống được 3-4 giờ. d. tồn tại được vài tuần.
e. sống được vài tháng.
65. Dựa vào đâu để chia não mô cầu thành nhiều nhóm A,B,C,…W-135, X, Y, Z ?
a. dựa vào sự lên men glucoza, maltoza, saccaroza.
b. dựa vào kháng nguyên vỏ polysacarit. c.dựa vào khả năng gây tan máu ở thạch máu.
d.dựa vào kháng nguyên protein ở vách. e. dựa vào khả năng gây bệnh cho người.
66. Não mô cầu có các thành phần kháng nguyên sau:
a. carbohydrat C đặc hiệu nhóm b. polysaccarit vỏ đặc hiệu nhóm
c. polysaccarit vỏ đặc hiệu nhóm
d. carbohydrat C đặc hiệu nhóm và protein M đặc hiệu typ
e. polysaccarit vỏ đặc hiệu nhóm và polysaccarit vỏ đặc hiệu nhóm
67. Não mô cầu:
a. thường sống ở vùng tỵ hầu của người mà không gây nên triệu chứng .
b. có ngoại độc tố . c. thường gây nhiễm khuẩn huyết.
d. là loại vi khuẩn ký sinh ở người và động vật. e. lây truyền qua đường sinh dục.
68. Não mô cầu gây bệnh:
a. viêm màng não mủ. b. gây viêm đường tiết niệu.
c. gây các nhiễm khuẩn ngoài da. d. gây viêm dạ dày -ruột cấp
e. gây viêm cầu thận cấp.
69. Bệnh viêm màng não tủy do não mô cầu lây truyền theo :
a. đường hô hấp. b. đường tiêu hóa. c. đường tiêm truyền máu
d. đường sinh dục. e. đường tiêm chích ma túy.
70. Chẩn đoán bệnh viêm màng não tủy do não mô cầu trong giai đoán sớm bằng cách phát hiện:
a. kháng thể trong huyết thanh bệnh nhân.
b. kháng nguyên polysaccarit trong máu.
c. kháng thể kháng não mô cầu trong nước não tủy.
d. kháng nguyên protein trong nươc não tủy.
e. kháng nguyên polysaccharit trong nước não tủy.
71. Tìm kháng nguyên polysaccarit của não mô cầu trong nước não tủy bằng kỷ thuật:
a. ngưng kết. b. miễn dịch đối lưu với kháng thể mẫu.
c. kết hợp bổ thể. d. Kết tủa. e. đồng ngưng kết.
72. Ở một số nước đã sử dụng vaccine phòng bệnh do não mô cầu gây ra, đó là:
a. vaccine protein vách nhóm A và C. b. vaccine giải độc tố.
c. vaccine polysaccharit vỏ nhóm A, C, Y và W-135.
d. vaccine sống giảm độc lực phối hợp tất cả các nhóm.
e. vaccine chết phối hợp tất cả các nhóm.
73. Khả năng lên men đường của não mô cầu là:
a. glucoza (+), maltoza (-), saccaroza(-). b. glucoza (-), maltoza (-), saccaroza(-).
c. glucoza (+), maltoza (+), saccaroza(+). d. glucoza (-), maltoza (+), saccaroza(+).
e. glucoza (+), maltoza (+), saccaroza(-).
74. Streptodornaza của liên cầu có khả năng:
a. thủy phân tơ huyết và những protein khác .
b.giết chết bạch cầu của nhiều loại động vật.
c. gây nên typ tan máu bêta.
d. thủy phân DNA do đó làm lỏng mủ.
e. thủy phân chất cơ bản của mô liên kết.
75. Streptokinaza của liên cầu được sử dụng để :
a. phân loại liên cầu . b. điều trị những trở ngại do đông máu gây nên.
c. chia liên cầu tan máu A thành nhiều typ. d. làm disk test.
e. thực hiện phản ứng Schultz – Charton.
76. Độc tố sinh đỏ của liên cầu :
a. gây nổi ban trong bệnh tinh hồng nhiệt.
b. được tạo thành lúc vi khuẩn bị xâm nhiễm bởi một phage độc lực.
c. lúc tiêm vào da của trẻ em nó không gây nên phản ứng đỏ da tại chổ.
d. là do các chủng streptococcus faecalis sinh ra.
e. là do các chủng liên cầu viridans sinh ra.
77. Coagulaza của S.aureus:
a. là nhân tố giết chết đại thực bào . b. gây hoại tử da tại chổ.
c. giúp cho vi khuẩn chống lại sự thực bào d. làm tan tơ huyết.
e. được tạo thành lúc vi khuẩn bị xâm nhiễm bởi một phage ôn hòa.
78. Khả năng gây bệnh của tụ cầu là do vi khuẩn :
a. tiết ra coagulaza. b. sinh ra độc tố ruột.
c. tiết ra dung huyết tố. d. tiết ra staphylokinaza, hyaluronidaza, nucleaza, lipaza
e. phát triển và lan tràn rộng rãi trong mô cũng như tạo thành nhiều độc tố và enzym.
79. Nhân tố Leucocidin của các chủng S.aureus.
a. gây nên typ tan máu bêta. b. làm đông huyết tương người và thỏ,
c. gây nên các bệnh đường tiêu hóa.
d. có khả năng giết chết bạch cầu đa nhân và đại thực bào.
e. được phân chia thành các nhóm.
80. Các cầu khuẩn S. epidermidis và S. saprophyticus
a. không có catalase. b. không có coagulaza.
c. là cầu khuẩn gram (-) . d. sinh nha bào.
e. có oxidase.
Mới:
81. Thử nghiệm nào sau đây dùng để nhận biết liên cầu A:
a. thử nghiệm bacitracin. b. thử nghiệm Neufeld.
c. thử nghiệm optochin. d. thử nghiệm catalase.
e. thử nghiệm oxidase.
82. Liên cầu viridans:
a. vi khuẩn này sản xuất ra độc tố sinh đỏ. b. không tạo thành cacbohydrat C.
c. tạo ra typ tan máu b ở thạch máu. d. còn gọi là liên cầu nhóm B
e. là thành phần khuẩn chí bình thường ở đường tiêu hoá
83. Loài vi khuẩn cần khí trưòng có CO2 5 – 7% là:
a.S.aureus, liên cầu. b.H.influenzae, S.epidermidis.
c.Lậu cầu, S.saprophyticus. d.Não mô cầu, S.epidermidis. e.Lậu cầu, não mô cầu.
84. Thử nghiệm coagulase dùng để phân biệt:
a. tụ cầu với liên cầu. b. các loài vi khuẩn thuộc giống Haemophilus.
c. tụ cầu với các vi khuẩn đường ruột. d. liên cầu với phế cầu.
e. S.aureus với các Staphylococcus khác.
Bài viết được đăng bởi: https://www.ykhoa247.com/
YKHOA247.com thành lập với mục đích chia sẻ kiến thức Y Khoa.
Mọi thông tin trên trang web chỉ mang tính chất tham khảo, bạn đọc không nên tự chẩn đoán và điều trị cho mình.