BƯỚU BÀNG QUANG
Phân loại TNM (2009)
T – Bướu nguyên phát TX không đánh giá được T0 không bướu
Ta carcinom khu trú ở niêm mạc
Tis (CIS) Carcinoma in situ: carcinom phẳng
T1 chân bướu đến lớp niêm mạc và dưới niêm mạc. T2 xâm lấn cơ
T2a xâm lấn lớp cơ nông (lớp trong) T2b xâm lấn lớp cơ sâu (lớp ngoài)
T3 ra ngoài lớp cơ, ngoài bàng quang T3a vi thể
T3b đại thể (khối u ngoài bàng quang)
T4 xâm lấn tuyến tiền liệt, tử cung, âm đạo, thành chậu T4a xâm lấn tuyến tiền liệt, tử cung, âm đạo
T4b xâm lấn thành chậu
N – hạch bạch huyết
NX không đánh giá được N0 chưa di căn hạch
N1 di căn 1 hạch tại vùng chậu (hạ vị, bịt, trước thiêng, chậu ngoài)
N2 di căn nhiều hạch tại vùng chậu (hạ vị, bịt, trước thiêng, chậu ngoài) N3 di căn hạch quá vùng chậu
M – di căn cơ quan
MX không đánh giá được M0 chưa di căn cơ quan khác M1 có di căn cơ quan khác
Phân loại bướu chưa và đã xâm lấn cơ
Bướu chưa xâm lấn cơ (bướu nông): Ta, T1, CIS. Bướu xâm lấn cơ (bướu không nông): T2, T3, T4.
Phân loại mô học WHO (1973 và 2004)
WHO 1973
Bướu dạng gai niệu mạc
Grade 1: biệt hóa tốt
Grade 2: biệt hóa vừa
Grade 3: biệt hóa kém
WHO 2004
Sang thương phẳng
Tăng sản
Phản ứng không điển hình
Dị sản niệu mạc
Bướu phẳng: CIS (carcinom phẳng)
Bướu dạng gai
Lành tính
Bướu dạng gai tiềm năng hóa ác thấp (PUNLMP, Papillary urothelial neoplasms of low malignant potential)
Carcinom niệu mạc dạng gai grade thấp
Carcinom niệu mạc dạng gai grade cao
So sánh 2 cách phân loại mô học WHO 2004 và WHO 1973
PUNLMP
Low grade
High grade
WHO 2004
Grade 1
Grade 2
Grade 3
WHO 1973
CHẨN ĐOÁN
Bệnh sử: Chú ý đến thói quen (hút thuốc) và nghề nghiệp. Khai thác tất cả các triệu chứng của đường tiết niệu dưới, chú ý đến triệu chứng tiểu máu.
Siêu âm thận và bàng quang. CT scan, Xquang có cản quang (UIV) chỉ nên thực hiện trong môt số trường hợp chọn lọc (ví dụ: bướu ở vung tam giác bàng quang)
Soi bàng quang thực hiện trong tất cả các trường hợp nếu có nghi ngờ đến bướu bàng quang
Khi soi bàng quang phải mô tả tất cả các bất thường thấy được. Nếu có bướu đại thể, cần ghi nhận vị trí, kích thước, số lượng, hình dạng. Nên vẽ lại sơ đồ: chú ý đến các vị trí như đỉnh, các mặt thành trước, thành sau, 2 thành bên, vùng tam giác, 2 lỗ niệu quản. cổ bàng quang, niệu đạo sau, tuyến tiền liệt.
ĐIỀU TRỊ
Hình ảnh sơ đồ các vị trí cần ghi nhận
BƯỚU CHƯA XÂM LẤN CƠ (BƯỚU NÔNG)
Cắt đốt nội soi (TURBT)
Là phương pháp điều trị cơ bản đối với bướu chưa xâm lấn cơ
Trước khi đặt máy: khi bệnh nhân đã được gây tê-mê, phải thăm khám kỹ bằng ấn chẩn 2 tay sau khi đã lấy hết nước tiểu ra khỏi bàng quang.
Trước khi cắt đốt: quan sát từ niệu đạo vào đến trong bàng quang, tất cả các vị trí nghi ngờ, ghi nhận lại sơ đồ. Sinh thiết những vị trí nghi ngờ. Nên có máy soi huỳnh quang (fluorescence-guided-PDD) hoặc NBI (Narrow Band Image) để đánh dấu những vị trí nghi ngờ bướu.
Đối với bướu có kích thước ≤ 1 cm, cắt đốt lấy bướu nguyên khối, có lớp cơ trong mẫu bệnh phẩm
Đối với bướu có kích thước > 1 cm, có thể cắt đốt từng phần bướu, cần có lớp cơ trong mẫu bệnh phẩm
Khi có bướu tại vùng tam giác và cổ bàng quang thì cần phải sinh thiết thêm tại niệu đạo sau.
Nên có máy soi huỳnh quang (fluorescence-guided-PDD) hoặc NBI kiểm tra lại và hướng dẫn sinh thiết nếu thấy hoặc nghi ngờ có hiện diện của CIS
Các mẫu bệnh phẩm phải để riêng biệt, đánh dấu các vị trí trên sơ đồ trước khi gửi thử GPB
Cắt đốt lập lại lần 2:
Cắt đốt lần 2 thực hiện tại vị trí bướu nguyên phát, thời gian thực hiện là 2 – 6 tuần sau cắt đốt lần đầu. Chỉ định cắt đốt nội soi ung thư BQ lần 2:
Không cắt hết bướu trong lần cắt đốt đầu tiên.
Không có cơ BQ trong mẫu thử sau lần cắt đốt đầu tiên (ngoại trừ dạng bướu TaG1 hay CIS nguyên phát).
Tất cả bướu T1.
Tất cả bướu có độ ác cao (ngoại trừ CIS nguyên phát).
Phân nhóm nguy cơ
Nguy cơ thấp
Tiên phát, một bướu, Ta, G1 (low grade), < 3 cm, không có hiện diện CIS
Nguy cơ trung bình
Không thể sắp vào (ở giữa) 2 nhóm kia
Nguy cơ cao
T1
G3
CIS
Nhiều bướu và tái phát
Ta G1G2 kích thước > 3 cm
Nguy cơ rất cao
T1G3 kết hợp CIS, có nhiều bướu hay kích thước lớn > 3cm, bướu tái phát, ở vị trí niệu đạo sau
Tái phát sau điều trị hỗ trợ bằng BCG
Điều trị hỗ trợ sau cắt đốt bướu
Điều trị hỗ trợ phải dựa trên kết quả phân loại nhóm nguy cơ
Hóa trị tại chỗ (thuốc bơm vào bàng quang) chu phẫu: nhóm nguy cơ thấp và trung bình, tốt nhất trong 6 giờ đầu. Chống chỉ định nếu thủng bàng quang hoặc không cầm màu tốt.
Nhóm nguy cơ thấp: chỉ cần 1 lần hóa trị trong bàng quang duy nhất (chu phẫu).
Nhóm nguy cơ trung bình: cần tiếp tục hóa trị tại chỗ mỗi tuần 1 lần, trong 6 – 8 lần liên tục bằng hóa chất .
Nếu sử dụng BCG thì phải thực hiện tối thiểu 2 tuần sau cắt đốt và khi chắc chắn tổn thương tại bàng quang đã lành hẳn
Nhóm nguy cơ cao: cần tiếp tục điều trị miễn dịch tại chỗ trong 1-3 năm bằng miễn dịch BCG.
Chống chỉ định BCG: đang điều trị lao hệ tiết niệu hay lao tại các cơ quan khác. Đang nhiễm trùng hệ tiết niệu. Tiểu máu đại thể. Thể trạng kém.
Hiện có thể sử dụng Doxorubicin, Epirubicin hay Mitomycin C trong hóa trị tại chỗ hỗ trợ điều trị bướu bàng quang. Có thể sử dụng nước cất hay NaCl 0,9% để pha thuốc. Chú ý đến nồng độ và pH dung dịch khi pha. Thời gian giữ thuốc trong bàng quang khoảng 2 giờ.
Cắt bàng quang tận gốc: nhóm nguy cơ rất cao
BƯỚU XÂM LẤN CƠ (BƯỚU SÂU)
Cắt bàng quang tận gốc
Là phương pháp điều trị cơ bản
Tùy thể trạng bệnh nhân, tuổi, tình trạng chức năng thận, đã từng mổ hay có bệnh lý trên hệ tiêu hóa không, và ý muốn chủ quan của bệnh nhân, thì sau cắt bàng quang có thể chọn lựa một trong các phương thức chuyển lưu nước tiểu sau :
Chuyển lưu nước tiểu không kiểm soát
Đem 2 niệu quản ra da
Ống hồi tràng hay ống đại tràng
Chuyển lưu nước tiểu có kiểm soát
Túi hồi tràng, hồi-manh tràng, đại tràng có van chuyển lưu
Bàng quang trực vị
YKHOA247.com thành lập với mục đích chia sẻ kiến thức Y Khoa.
Mọi thông tin trên trang web chỉ mang tính chất tham khảo, bạn đọc không nên tự chẩn đoán và điều trị cho mình.