Viêm bàng quang kẽ – hội chứng viêm bàng quang mạn

Chào bạn, nếu bạn là sinh viên Y Khoa đã, đang hoặc sắp đi thực hành lâm sàng tại bệnh viện thì không nên bỏ qua Khóa học kiến thức lâm sàng nội khoa này nhé! Đây là khóa học chất lượng được đánh giá cao bởi khoảng 400 thành viên đăng ký là các sinh viên Y Khoa trên khắp cả nước và các bác sĩ nội khoa.

Hội chứng viêm bàng quang mạn (BPS) là một chẩn đoán lâm sàng chủ yếu dựa trên những triệu chứng đau mạn tính từ bàng quang và/hoặc vùng chậu kết hợp với những triệu chứng tiểu gấp, tiểu lắt nhắt mà không xác định được nguyên nhân khác của những triệu chứng trên.

Theo ICS, hội chứng đau bàng quang được định nghĩa là sự than phiền về đau vùng trên xương mu liên quan đến giai đoạn đổ đầy của bàng quang kèm theo các triệu chứng khác như tăng số lần đi tiểu ban ngày và ban đêm mà không có bằng chứng nhiễm trùng hay các bệnh lý khác.

Viêm bàng quang kẽ: Theo ICS, bệnh nhân được chẩn đoán viêm bàng quang kẽ khi hội chứng đau bàng quang mạn có hình ảnh soi bàng quang và mô học điển hình của viêm bàng quang kẽ.

Đau vùng chậu mạn tính: là tình trạng đau mạn tính kéo dài ở vùng chậu, xảy ra ở cả nam và nữ. Bệnh thường ảnh hưởng xấu đến nhận thức, hành vi, tình dục và cảm xúc cũng như gây ra các triệu chứng trên đường tiểu dưới, tiêu hóa, sàn chậu hay rối loạn chức năng tình dục. Đau vùng chậu mạn tính thường được phân loại thành nhóm đau vùng chậu do nguyên nhân đặc hiệu (nhiễm trùng, ung thư) và hội chứng đau vùng chậu mạn tính.

Hội chứng đau vùng chậu mạn tính: là tình trạng đau vùng chậu mạn tính mà không có bằng chứng nhiễm trùng hay các bệnh lý khác gây đau vùng chậu.

Yếu tố nguy cơ

Phụ nữ > 18 tuổi

Pha hoàng thể trong chu kỳ kinh nguyệt

Giảm khi có thai

Nguyên nhân: chưa rõ nguyên nhân gây bệnh

CHẨN ĐOÁN

Lâm sàng

Triệu chứng cơ năng

Triệu chứng đường tiểu dưới:tiểu nhiều lần, tiểu gấp, đau bàng quangkéo dài trên 6 tháng

Có thể có rối loạn chức năng tình dục

Đánh giá mức độ đau và triệu chứng đường tiểu dưới bằng nhật ký đi tiểu để theo dõi hiệu quả điều trị

Cơn đau có mối liên quan với giai đoạn đổ đầy và làm trống bàng quang.

Sử dụng bảng câu hỏi PUF:

>10 điểm nghĩ nhiều đến chẩn đoán viêm bàng quang kẽ

>19 điểm gần như chắc chắn với chẩn đoán viêm bàng quang kẽ

Triệu chứng thực thể

Khám lâm sàng giúp loại trừ các bệnh lý có nguyên nhân khác gây đau bàng quang theo nhiều tư thế:

Đứng: tật gù lưng, sẹo, thoát vị.

Nằm ngửa: cử động khép dạng đùi, phát hiện các vùng tăng sắc tố

Nữ: khám âm đạo, đánh giá các điểm đau vùng âm hộ, âm đạo, độ căng của bàng quang, niệu đạo, mức độ săn chắc của cơ nâng hậu môn, cơ sàn chậu

Nam: khám trực tràng, đánh giá điểm đau vùng bìu sinh dục, độ căng của bàng quang, niệu đạo, tuyến tiền liệt, mức độ săn chắc của cơ nâng hậu môn, cơ sàn chậu, cơ bìu.

Tiền căn

Phẫu thuật vùng chậu trước đó (cắt tử cung)

Nhiễm trùng tiểu trước đó

Bệnh lý bàng quang và tiết niệu

Xạ trị vùng chậu trước đó

Bệnh tự miễn (Hội chứng Sjogren,…)

Hội chứng khác đi kèm (Đau xơ cơ, Hội chứng ruột kích thích, Đau đầu mạn tính)

Cận lâm sàng

Siêu âm:

Để loại trừ các nguyên nhân khác gây đau bàng quang như sỏi bàng quang, sỏi niệu quản, u bàng quang, ung thư niệu đạo, âm đạo, tử cung và cổ tử cung

Xét nghiệm nước tiểu

Tổng phân tích nước tiểu: Bạch cầu âm tính, Hồng cầu âm tính, không dấu hiệu nhiễm trùng

Cấy nước tiểu: âm tính

Tế bào học: tìm tình trạng tiểu máu vi thể ở bệnh nhân có nguy cơ ung thư cao như

40 tuổi, hút thuốc lá

Nội soi bàng quang

Dấu hiệu đặc trưng viêm bàng quang kẽ: Nốt xuất huyết hình cầu khi làm căng bàng quang bằng nước (50%) hay loét Hunner (<10%)

Dấu hiệu loại trừ: túi thừa niệu đạo

Sinh thiết bàng quang: tổn thương lớp GAG (glycosaminoglycan) của tế bào niệu mạc do cấu trúc dưới niêm phản ứng với NO trong nước tiểu, hiện diện masto bào sau khi nhuộm tryptase trong trường hợp viêm bàng quang kẽ.

Áp lực đồ bàng quang

Tìm các dấu hiệu loại trừ như

Co thắt cơ bàng quang tự ý

Không có cảm giác mắc tiểu nhiều khi dung tích bàng quang đạt 150ml

Dung tích bàng quang > 350ml

Không cần thực hiện thường quy

Test nhạy cảm Kali:

Sử dụng 40ml nước và 40 ml dung dịch kali (20ml KCl 40 mEq/L trong 80ml nước)

Thay đổi 2 điểm giữa test nước và test kali được xem như chẩn đoán xác định

Chẩn đoán xác định viêm bàng quang kẽ

Khi có đủ 2 dấu hiệu: đau bàng quang hay tiểu gấp và loét Hunner hay nốt xuất huyết dạng cầu (≥10 nốt/1 phần tư bàng quang, hay các nốt này xuất hiện ≥ 3 phần tư diện tích bàng quang) sau khi làm căng bàng quang dưới gây mê.

Không có các nguyên nhân gây bệnh khác

Chẩn đoán phân biệt

Bệnh dễ gây nhầm lẫn Phương tiện để loại trừ hay chẩn đoán
1 Ung thư và ung thư tại chỗ Soi bàng quang và sinh thiết
2 Viêm bàng quang do:
– Vi trùng đường ruột thông thường – Cấy tìm vi trùng
– Chlamydia trachomatis, Mycobacterium tuberculosis, – Cấy trên môi trường đặc biệt hay cấy tìm lao
– Nhiễm Herpes sinh dục, HPV – Khám lâm sang
3 Xạ trị Bệnh sử
4 Hóa trị, bao gồm điều trị miễn dịch bằng cyclophosphamide Bệnh sử
5 Điều trị tiaprofenic kháng viêm với acid Bệnh sử
6 Tắc nghẽn cổ bàng quang hay bế tắc đường ra có liên quan đến thần kinh Áp lực đồ bàng quang và siêu âm bụng
7 Sỏi bàng quang Hình ảnh học hoặc soi bàng quang
8 Sỏi niệu quản chậu Bệnh sử và/hoặc tiểu máu, hình ảnh học đường tiết niệu trên (CT, UIV)
9 Túi thừa niệu đạo Bệnh sử và khám lâm sàng
10 Sa niệu sinh dục Bệnh sử và khám lâm sàng
11 Lạc nội mạc tử cung Bệnh sử và khám lâm sàng
12 Nấm âm đạo Bệnh sử và khám lâm sàng
13 Ung thư cổ tử cung, buồng trứng, tử cung Khám lâm sàng
14 Bí tiểu Thể tích nước tiểu tồn lưu bằng siêu âm
15 Bàng quang kích thích Bệnh sử và áp lực đồ bàng quang
16 Ung thư tuyến tiền liệt Khám lâm sàng và PSA
17 Tắc nghẽn do tăng sinh lành tính tuyến tiền liệt Áp lực đồ bàng quang
18 Viêm tuyến tiền liệt do vi khuẩn Bệnh sử và khám lâm sàng, cấy nước tiểu
19 Viêm tuyến tiền liệt không do vi khuẩn Bệnh sử và khám lâm sàng, cấy nước tiểu
20 Chèn ép thần kinh thẹn Bệnh sử và khám lâm sàng, phong bế thần kinh có thể giúp xác định chẩn đoán
21 Đau liên quan đến cơ sàn chậu Bệnh sử và khám lâm sàng

ĐIỀU TRỊ

Xử trí ban đầu

Giáo dục bệnh nhân

Tư vấn và giải thích cho bệnh nhân về nguyên nhân gây đau để tránh lo lắng.

Hướng dẫn bệnh nhân các phương pháp cá nhân để cải thiện điều trị.

Thay đổi nồng độ và thể tích nước uống.

Sử dụng các phương pháp chườm nóng, chườm lạnh bàng quang.

Tránh các thức ăn gây kích thích bàng quang như cà phê, nước có vị chua.

Tránh táo bón.

Tập bàng quang để tránh tiểu gấp.

Vật lý trị liệu

Điều trị đau cơ vùng chậu

Hướng dẫn bệnh nhân cách giãn cơ khi cơn đau bắt đầu

Tập duỗi cơ

Tập sàn chậu

Điều trị nội khoa

Pentosane polysulfate

Amitriptyline/ Thuốc chống trầm cảm

Thuốc kháng Histamin: thường là hydroxyzine, kháng H1

Thuốc giảm đau: thuốc kháng viêm non-steroid, thuốc chống co thắt hoặc thuốc giảm đau trung ương cũng có tác dụng trong điều trị

Misoprotol

Cyclosporine

Điều trị tại chỗ trong bàng quang

Heparin

DMSO

Nitrat bạc

Botulinum toxin A

Corticoisteroids

Ngoại khoa

Phẫu thuật làm căng bàng quang bằng nước

Có tác dụng ngắn hạn

Không sử dụng áp lực cao, thời gian dài

Sử dụng áp lực 60-80 cm H20 trong 10 phút

Kích thích thần kinh cùng

FDA chưa công nhận trong điều trị viêm bàng quang kẽ nhưng có chỉ định làm giảm tiểu gấp, tiểu nhiều lần

Có thể sử dụng ở bệnh nhân viêm bàng quang kẽ kháng trị

Laser hoặc đốt điện

Trong trường hợp có loét Hunner, sử dụng YAg laser 15-30 watt hay đốt điện để đốt các tổn thương

Có thể lặp lại điều trị cho đến khi tổn thương hết hẳn

Mở rộng bàng quang bằng ruột hoặc chuyển lưu nước tiểu

Chỉ định trong các trường hợp nặng

Biến chứng

Giảm chất lượng cuộc sống

Ảnh hưởng đến thần kinh như lo âu, trầm cảm

Thang điểm PUF (PELVIC PAIN and URGENCY/FRE

Stt Câu hỏi 0 1 2 3 4 Điểm triệu chứng Điểm ảnh hưởng
1 Số lần đi tiểu trong ngày 3-6 7-10 11-14 15-

19

>20
2 a. Số lần tiểu đêm 0 1 2 3 >4
b.Nếu phải thức dậy để tiểu, bạn có khó chịu không? Không Thỉnh thoảng Thường xuyên Luôn luôn
3 Bạn còn hoạt động tình dục không?

Có Không

4 a. Nếu còn hoạt động tình dục, bạn có bị đau hay có triệu chứng nào khác? Không bao giờ Thỉnh thoảng Thường xuyên Luôn luôn
Stt Câu hỏi 0 1 2 3 4 Điểm triệu chứng Điểm ảnh hưởng
b.Nếu bị đau, bạn có tránh quan hệ tình dục không? Không bao giờ Thỉnh thoảng Thường xuyên Luôn luôn
5 Bạn có cơn đau liên quan đến bàng quang hay vùng chậu (âm đạo, âm hộ, hạ vị, niệu đạo, tầng sinh môn, dương vật, tinh hoàn hay bìu) Không bao giờ Thỉnh thoảng Thường xuyên Luôn luôn
6 a.Nếu đau, có thường xuyên không? Không Nhẹ Trung bình Nặng
b.Cơn đau có ảnh hưởng đến bạn Không bao giờ Thỉnh thoảng Thường xuyên Luôn luôn
7 Bạn có cảm thấy tiểu gấp sau khi đi tiểu Không bao giờ Thỉnh thoảng Thường xuyên Luôn luôn
8 a.Nếu có tiểu gấp, có thường xuyên không? Không Nhẹ Trung bình Nặng
b. Tiểu gấp có ảnh hưởng đến bạn Không bao giờ Thỉnh thoảng Thường xuyên Luôn luôn
Tổng Tổng điểm (điểm triệu chứng + điểm ảnh hưởng) Điểm triệu chứng: 1, 2a, 4a, 5, 6a, 7, 8a

Điểm ảnh hưởng: 2b, 4b, 6b, 8b

Tổng điểm từ 1-35

Đánh giá:

0 – 4: điểm: 2% dương tính với test Kali

5 – 9: 55% điểm dương tính với test Kali

10 – 14: 74% điểm dương tính với test Kali

15 – 19: 76% điểm dương tính với test Kali

Trên 20 điểm: 91% dương tính với test Kali

Đăng ký nhận thông báo
Thông báo về
guest
0 Bình luận
Inline Feedbacks
Xem tất cả các bình luận
You cannot copy content of this page
Copy link
Powered by Social Snap