Viêm tuyến giáp, điều trị bệnh nhân suy giáp và suy giáp cận lâm sàng

Chào bạn, nếu bạn là sinh viên Y Khoa đã, đang hoặc sắp đi thực hành lâm sàng tại bệnh viện thì không nên bỏ qua Khóa học kiến thức lâm sàng nội khoa này nhé! Đây là khóa học chất lượng được đánh giá cao bởi khoảng 400 thành viên đăng ký là các sinh viên Y Khoa trên khắp cả nước và các bác sĩ nội khoa.

Ở bài viết trước mình đã giới thiệu cho các bạn những video cực hay và dễ áp dụng lâm sàng, những kiến thức trọng tâm mà bác sĩ Khanh Duong chia sẻ sẽ giúp các bạn đi bệnh viên tiếp cận bệnh nhân tuyến giáp tự tin hơn, có thể phân tích các khía cạnh và có hướng điều trị như một vị bác sĩ thật thụ.

Chi tiết các bạn có thể xem : 

Cường giáp – tiếp cận bệnh lý tuyến giáp từ triệu chứng đến chẩn đoàn và điều trị

Tiếp cận bệnh nhân bị suy giáp, cường giáp, nhâp giáp và điều trị basedow

Còn đây sẽ là list video tiếp theo, cũng là những video cuối cùng mà các bạn cần phải học.
Danh sách bài học:
• Video 8: Viêm tuyến giáp
• Video 9: Điều trị bệnh nhân bị suy giáp
• Video 10: Điều trị bệnh nhân bị suy giáp cận lâm sàng
Các bạn bấm zoom để xem trên web nhé.
Video 8: Viêm tuyến giáp
KIẾN THỨC CẦN NHỚ VỀ VIÊM TUYẾN GIÁP:

Các bệnh lý viêm tuyến giáp
• Viêm tuyến giáp Hashimoto
• Viêm tuyến giáp im lặng
• Viêm tuyến giáp sau sinh
• Viêm tuến giáp bán cấp
• Viêm tuyến giáp cấp
• Viêm tuyến giáp do thuốc (amiodarone)
• Viêm tuyến giáp thể xơ (Riedel)
 Đặc điểm chung của viêm giáp

• Cường giáp ở giai đoạn đầu, sau đó suy giáp (Hashimoto) hoặc phục hồi (cấp hoặc bán cấp)
• Hình ảnh giảm bắt iod trên xạ hình do tuyến giáp bị phá hủy và do feedback (-) làm giảm TSH.
Viêm tuyến giáp cấp 
• Nhiễm trùng cấp tính: gram dương, gram âm
• Vi khuẩn từ do do vết thương ở cổ, từ hầu họng, hoặc từ máu trong nhiễm trùng máu
• Hội chứng nhiễm trùng: sốt cao, nhịp tim nhanh, bạch cầu tăng. Tuyến giáp xưng nóng đỏ đau
• Điều trị kháng sinh như những trường hợp khác. Dẫn lưu áp xe nếu có
Viêm tuyến giáp bán cấp
Viêm tuyến giáp Cấp
Nhiễm trùng cấp tính. Do vi khuẩn. Hội chứng nhiễm trùng. Tiến triển một vài ngày đến 1-2 tuần
Bán cấp
Do virus. Không có hội chứng nhiễm trùng
• Do virus
• Cường giáp => suy giáp nhẹ => hồi phục
• Tuyến giáp lớn và rất đau
• Còn gọi là viêm tuyến giáp De Quervain
Viêm tuyến giáp mãn tính tự miễn (Hashimoto)

viem%2Btuyen%2Bgiap%2Btu%2Bmien%2Bhashimoto


• Kháng thể kháng thyroglobulin và Peroxidase
• Hầu hết đều dẫn đến suy giáp
• Bệnh nhân suy giáp rõ ở những khu vực đủ iod => điều trị suy giáp mà không cần xét nghiệm gì thêm. Hầu hết là do Hashimoto
• Viêm tuyến giáp im lặng (Painless thyroiditis/Silent thyroiditis) – cường giáp thoáng qua sau đó hồi phục
• Viêm tuyến giáp sau sinh (postpartum thyroiditis) – Viêm tuyến giáp im lặng xảy ra sau sinh – hầu hết hồi phục.
Viêm tuyến giáp thể xơ (Riedel)
• Mô xơ và mô sợi xâm lấn tuyến giáp và các mô lân cận. Nhiều bệnh nhân có thể biểu hiện khó nuốt hoặc nói khàn giọng
• Cứng, bám chắt vào các mô xung quanh
• Hầu hết các bệnh nhân bình giáp nhưng mà một số bệnh nhân bị suy giáp
• Chẩn đoán bằng sinh thiết
• Đánh giá tình trạng xơ hóa ở các cơ quan khác (IgG4 – related systemic disease)
Bệnh lý tuyến giáp do Amiodarone
• Cường giáp
• Thể 1 – tăng tổng hợp hormon giáp
• Thể 2 – viêm giáp
• Suy giáp
• Do hiện tượng Wolff – Chaikoff
Xem tiếp video số 9 nào !

VIDEO 9: ĐIỀU TRỊ SUY GIÁP


KIẾN THỨC CẦN NHỚ:

Một số định nghĩa
Suy giáp tiên phát:
• Bệnh nhân có triệu chứng của suy giáp
• TSH tăng và T4 thấp, nguyên nhân tại tuyến giáp.
Suy giáp cận lâm sàng:
• Bệnh nhân không có triệu chứng
• TSH tăng, T4 bình thường
Mục tiêu điều trị
• Làm giảm triệu chứng
• Dùng levothyroxine đưa TSH về mức bình thường
• 0.5 – 5 mU/L
• TSH thay đổi theo tuổi, ~7mU/L ở 65 tuổi, ~8 ở 80 tuổi
• Tránh cường giáp do thầy thuốc
Levothyroxine

 • Viên nén và viên nhộng • Hàm lượng: 50, 75, 88, 100, 112, 125, 137, 150, 175, 200, 300.
• Thuốc chính hãng và thuốc biệt dược 
• Cả 2 đều được 
• Nhưng khi thay đổi hãng thuốc, cần xét nghiệm lại TSH trong vòng 6 tuần
Một số tình huống cần tăng liều
• Phụ nữ có thai  Tăng liều lên 30%.
• Uống 9 liều/tuần.
• Tăng cân nhiều hơn 10% cân nặng
• Cũng cần tăng liều chừng 10%
• Được chẩn đoán hội chứng thận hư
• Tăng đào thải TBG, tăng liều
• Sử dụng thuốc làm tăng chuyển hóa của hormon giáp
• Rifampin, carbamazepine, phenytoin, phenobarbital
• Tăng liều thuốc
• Bệnh nhân dùng thuốc ngừa thai
• Tăng TBG, giảm hormon tự do
• Sau mỗi lần chỉnh liều, bệnh nhân cần tái khám sau 6 tuần để xét nghiệm lại hormon giáp
Giảm liều thuốc
Bệnh nhân suy giáp phẩu thuật
• Thời gian bán thải của Levothyroxine là 7 ngày.
• Có thể ngưng 5- 7 ngày nếu bệnh nhân phẩu thuật và không dung nạp được đường uống
• Nếu quá 5 – 7 ngày, thì cần chuyển tạm thời qua đường tiêm cho bệnh nhân.
• Liều 70 – 80% so với đường uống.
VIDEO CUỐI CÙNG RỒI, VẬY LÀ BẠN ĐÃ NẮM CHẮC TẤT TẦN TẬT VỀ BỆNH LÝ TUYẾN GIÁP RỒI.
Chỉ cần đi lâm sàng để củng cố thêm thôi.
VIDEO 10: ĐIỀU TRỊ SUY GIÁP CẬN LÂM SÀNG
KIẾN THỨC CẦN NHỚ.

Định nghĩa suy giáp cận lâm sàng
• TSH tăng, FT4 bình thường, bệnh nhân không có triệu chứng hoặc triệu chứng rất nhẹ
• TSH tăng???
• Bình thường 0.5 – 5mU/L
• 65 tuổi <7mU/L
• 80 tuổi <8mU/L
• Suy giáp cận lâm sàng có thể làm tăng nguy cơ xơ vữa động mạch, đặc biệt nếu TSH ≥10mU/L
Vậy là YKHOA247.com đã giúp bạn hoàn thành một phần quan trọng trong lâm sàng nội tiết học. Mình sẽ cố gắng giới thiệu thêm những video hay về lâm sàng cho các bạn học nhé.

Hãy theo dõi page nhé.

Bài viết được đăng bởi: https://www.ykhoa247.com/
Đăng ký nhận thông báo
Thông báo về
guest
0 Bình luận
Inline Feedbacks
Xem tất cả các bình luận
You cannot copy content of this page
Copy link
Powered by Social Snap