Sỏi đường tiết niệu là một tên gọi chung cho các loại sỏi như sỏi thận, sỏi niệu quản, sỏi bàng quang, sỏi niệu đạo.
Trên thực hành lâm sàng bạn gặp bệnh nhân bị sỏi rất nhiều. Trong đó đặc biệt là sỏi thận và sỏi niệu quản.
Việc hiểu rõ bản chất và tiếp cận triệu chứng, chẩn đoán và điều trị sỏi thận là điều mà bạn cần biết.
Ở bài viết này tôi chủ yếu trình bày đến sỏi thận – một loại sỏi không chỉ gặp ở khoa thận mà còn rất hay gặp ở các khoa khác. Trong bài viết tiếp theo, tôi sẽ trình bày thêm về sỏi niệu quản.
Đầu tiên, bạn nên tham khảo video này để nắm được kiến thức tổng quan về sỏi thận.
Nhắc lại giải phẫu thận
Mỗi người có hai thận nằm phía sau phúc mạc, ở 2 bên cột sống.
Thận bên phải thấp hơn thận bên trái.
Cực trên thận ngang mức đốt sống D11 (bên trái ngang bờ trên D11, bên phải ngang bờ dưới D11). Cực dưới thận ngang mức mỏm ngang cột sống L3 (bên trái ngang bờ trên mỏm ngang L3, bên phải ngang bờ dưới mỏm ngang L3).
Mỗi thận có trọng lượng trung bình 130 – 135 gram, kích thước trung bình 12 x 6 x 3cm.
Phía sau xương sườn 12 bắt chéo ngang qua thận, chia thận làm 2 phần: tầng ngực liên quan với phổi và khoang màng phổi; tầng bụng liên quan với thành lưng. Do thận nằm một nửa tầng bụng, một nửa tầng ngực nên bình thường khi khám thận chỉ sờ thấy cực dưới thận. Khi thận to vượt ra khỏi vòm hoành thì khám phát hiện thận dễ dàng hơn.
Thận là một tạng đặc, có nhu mô dày 1,5 – 1,8cm, bao phủ ngoài nhu mô thận là vỏ thận dai và chắc.
Thật ra thì phần này tôi đã nhắc đến trong bài suy thận mạn, tuy nhiên giải phẫu thận lại ứng dụng hơn trong sỏi thận hơn nên tôi phải nhắc lại.
Việc xác định bóng thận để đọc X quang sỏi thận.
=> Là điều cần thiết để phân biệt sỏi ở vị trí khác không phải thận. Qua thực hành lâm sàng sẽ hình thành thói quen đọc X quang.
Có thể thấy được bóng thận nằm hai bên cột sống từ DXII – LIII, rốn thận tương ứng LII, sát bờ ngoài cơ thắt lưng chậu, bóng thận trái cao hơn thận bên phải khoảng 1 đến 2cm. Thông thường chỉ thấy rõ được bờ dưới thận.
Bóng thận trên phim ASP
Bấm Đăng nhập để xem toàn bộ bài viết.
Bấm Đăng ký nếu chưa có tài khoản.
Truy cập vào: Danh sách bài học lâm sàng nội khoa.
Tìm hiểu thêm: Khóa học lâm sàng nội khoa.
Bài viết mẫu: Tiếp cận suy thận mạn trên lâm sàng. (FULL)
Bản quyền thuộc về ©YKHOA247.com