Sau khi đã trình bày bài viêm thận bể thận, là bệnh nhiễm trùng đường tiểu trên mà bạn rất hay gặp trên lâm sàng. Hôm nay tôi lại tiếp tục trình bày về nhiễm trùng đường tiểu dưới, một mặt bệnh hay gặp hơn và tiên lượng cũng tốt hơn nhiều.
Nhiễm trùng đường tiểu dưới (lower urinary tract) ý chỉ nhiễm trùng tại bàng quang và niệu đạo. Trên thực hành lâm sàng bạn có thể bắt gặp bệnh nhân viêm niệu đạo và bàng quang ở nhiều khoa khác nhau chứ không phải chỉ là khoa thận – tiết niệu.
Bởi vì viêm niệu đạo là một chủ đề rộng hơn nên sẽ có một bài viết riêng. Trong phạm vi bài viết này tôi sẽ bàn luận về viêm bàng quang.
Video viêm bàng quang:
Nhắc lại giải phẫu sinh lý bàng quang
Bàng quang
Bàng quang là một túi chứa nước tiểu, nằm trong hố chậu nhỏ sau khớp mu bên dưới và ngoài phúc mạc. Cấu tạo bàng quang từ lòng bàng quang ra là lớp niêm mạc rồi đến lớp cơ trơn (detrusor). Hình dạng bàng quang tùy theo lượng nước tiểu chứa bên trong.
Khi không có nước tiểu bàng quang xẹp xuống, khi đầy nước tiểu bàng quang căng tròn giống hình quả lê và nhô vào ổ bụng gọi là cầu bàng quang. Chỉ khám được cầu bàng quang khi bệnh nhân bị bí tiểu.
Ở cổ bàng quang – niệu đạo, cơ trơn bàng quang dày lên tạo thành cơ vòng niệu đạo trong, hoạt động theo sự điều khiển của hệ thần kinh tự chủ không theo ý muốn. Ngược lại, cơ vòng niệu đạo ngoài là cơ vân hoạt động theo sự chỉ đạo của thần kinh trung ương và theo ý muốn.
Cấu tạo giải phẫu bàng quang
Nhắc lại phản xạ đi tiểu
Ở người lớn, thể tích bàng quang khi giãn căng có thể chứa khoảng 800 – 1000 ml. Khi thể tích nước tiểu tăng lên 200 – 300 ml, áp lực trong bàng quang tăng gây cảm giác buồn đi tiểu.
– Nước tiểu đổ đầy bàng quang sẽ kích thích các thụ cảm thể áp lực ở thành bàng quang tạo ra các điện thế động, các xung thần kinh được dẫn truyền theo các sợi thần kinh cảm giác truyền đến đoạn cùng của tủy sống (S3). Từ tủy sống phát ra hai luồng tín hiệu:
+ Luồng thứ nhất đi đến cơ vòng niệu đạo trong, làm giãn cơ vòng này.
+ Luồng thứ hai đi lên trung tâm đi tiểu ở cầu não (cầu não có trách nhiệm điều phối hoạt động của bàng quang và cơ thắt sao cho chúng hoạt động nhịp nhàng với nhau) rồi tới vỏ não (trung tâm kiểm soát đi tiểu nằm ở thùy thái dương). Từ vỏ não các xung động đi xuống chỉ huy co thắt hoặc giãn cơ vòng niệu đạo ngoài (là cơ thắt vân) để chỉ huy việc đi tiểu chủ động.
Bấm Đăng nhập để xem toàn bộ bài viết.
Bấm Đăng ký nếu chưa có tài khoản.
Truy cập vào: Danh sách bài học lâm sàng nội khoa.
Tìm hiểu thêm: Khóa học lâm sàng nội khoa.
Bài viết mẫu: Tiếp cận suy thận mạn trên lâm sàng. (FULL)
Bản quyền thuộc về ©YKHOA247.com