Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) là một bệnh lý hô hấp phổ biến được đặc trưng bởi sự hạn chế luồng khí. Nó ảnh hưởng đến hơn 5% dân số và có tỷ lệ mắc bệnh, tử vong cao.
Khi thực hành lâm sàng tại khoa nội hô hấp thì bạn sẽ gặp COPD rất nhiều, bên cạnh các bệnh như hen, giản phế quản hay viêm phổi. Bệnh nhân thường vào viện trong tình trạng khó thở cấp.
Việc xác định chẩn đoán chính xác COPD là rất quan trọng vì việc xử trí thích hợp có thể làm giảm các triệu chứng (đặc biệt là khó thở), giảm tần suất và mức độ nghiêm trọng của đợt cấp, cải thiện tình trạng sức khỏe, cải thiện khả năng gắng sức và kéo dài thời gian sống sót.
Trong bài viết này chúng tôi sẽ nói về các dấu hiệu lâm sàng và cận lâm sàng giúp bạn nhận biết, chẩn đoán và điều trị COPD.
Trước tiên bạn nên xem video dưới đây để có cái nhìn tổng quát về COPD:
Định nghĩa
Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là bệnh gì?
Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là bệnh hô hấp phổ biến có thể phòng và điều trị được.
Bệnh đặc trưng bởi các triệu chứng hô hấp dai dẳng và giới hạn luồng khí, là hậu quả của những bất thường của đường thở và/hoặc phế nang thường do phơi nhiễm với các phân tử hoặc khí độc hại, trong đó khói thuốc lá, thuốc lào là yếu tố nguy cơ chính, ô nhiễm không khí và khói chất đốt cũng là yếu tố nguy cơ quan trọng gây COPD. Kèm với đó là sự phát triển bất thường của phổi.
Các bệnh đồng mắc và đợt kịch phát làm tình trạng bệnh nặng hơn và tử vong.
Điều trị được ở đây không có nghĩa là điều trị khỏi hoàn toàn. Mà là điều trị giảm triệu chứng, giảm đợt cấp cho bệnh nhân.
Dịch tễ
Dưới đây là một số điểm đáng chú ý về dịch tễ của COPD:
– Toàn cầu có khoảng 3 triệu người tử vong hàng năm do COPD.
– Tần suất ngày càng tăng do: hút thuốc lá tại các nước đang phát triển, lớn tuổi, môi trường.
– Tần suất tăng tới năm 2060 có khoảng 5,4 triệu người chết có liên quan tới COPD.
Với những thông tin như trên thì COPD được coi là một gánh nặng đối với xã hội.
Yếu tố nguy cơ của COPD
Có rất nhiều yếu tố được cho là nguy cơ của COPD, nhưng tóm lại chúng có thể được chia thành 2 nhóm như sau:
Yếu tố bên trong
Đây là những yếu tố, do bản thân cơ địa của người bệnh quyết định, bao gồm:
– Gen: thiếu hụt bẩm sinh α1 antitrypsine.
– Sự tăng đáp ứng phế quản.
– Sự tăng trưởng phổi.
Những yếu tố bên trong thường là những yếu tố không thay đổi được.
Yếu tố bên ngoài
Đây là những yếu tố từ bên ngoài tác động vào người bệnh, chúng bao gồm:
– Thuốc lá: > 20 gói.năm.
– Bụi và chất hoá học nghề nghiệp.
– Ô nhiễm môi trường trong/ngoài nhà.
– Nhiễm trùng hô hấp ở thời kỳ thiếu niên.
Khói thuốc lá
Nhiễm trùng
Những yếu tố trên là những yếu tố thay đổi được, cho nên chúng ta có thể phòng tránh được bệnh thông qua việc thay đổi hoặc tránh các yếu tố trên.
Trong các yếu tố trên thì yếu tố nào là quan trọng nhất?
Như bạn có thể thấy là có rất nhiều yếu tố nguy cơ của COPD, tuy nhiên những yếu tố bên ngoài được cho là quan trọng hơn. Trong đó hút thuốc lá là yếu tố nguy cơ quan trọng nhất của COPD. Hơn 90% bệnh nhân COPD được cho là do hút thuốc lá.
Tuy nhiên, không phải ai hút thuốc lá cũng bị COPD. Bởi vì nó còn phụ thuộc vào yếu tố bên trong, cụ thể là yếu tố di truyền. Yếu tố di truyền có thể làm tăng tính nhạy cảm của một cá nhân đối với các tác động có hại của khói thuốc lá.
Vì sao việc xác định các yếu tố nguy cơ là cần thiết?
Bởi vì khi xác định được các yếu tố nguy cơ, chúng ta có thể làm giảm tốc độ suy giảm chức năng phổi do hầu hết các yếu tố nguy cơ lâm sàng của bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính có thể thay đổi được. Cho nên việc xác định các yếu tố nguy cơ là cần thiết.
Bấm Đăng nhập để xem toàn bộ bài viết.
Bấm Đăng ký nếu chưa có tài khoản.
Truy cập vào: Danh sách bài học lâm sàng nội khoa.
Tìm hiểu thêm: Khóa học lâm sàng nội khoa.
Bài viết mẫu: Tiếp cận suy thận mạn trên lâm sàng. (FULL)
Bản quyền thuộc về ©YKHOA247.com