Bướu giáp đơn thuần là một bệnh lý nội tiết, chiếm tỷ lệ cao nhất trong các bệnh lý nội tiết của tuyến giáp và thường gặp trên lâm sàng.
Bệnh nhân thường vào viện vì lý do có một khối bất thường vùng trước cổ. Bệnh lý này rất dễ nhận biết trên lâm sàng nhưng cũng cần phải phân biệt với một số bệnh lý khác.
Quan trọng là phải chẩn đoán ra nguyên nhân để có chiến lược điều trị thích hợp.
Trong bài viết này chúng ta sẽ tóm gọn những ý chính cần nhớ, để cung cấp cho bạn những kiến thức cần thiết để bạn đi thực hành lâm sàng tốt hơn.
Giải phẫu và sinh lý tuyến giáp
Trước khi đi vào tìm hiểu sâu hơn về cường giáp thì chúng ta cùng ôn lại một số điểm quan trọng về sinh lý và giải phẫu của tuyên giáp.
Nắm kỹ được sinh lý và giải phẫu thì bạn sẽ dễ dàng giải thích được cơ chế của các triệu chứng của cường giáp.
Giải phẫu
Một vài điểm cần nhớ về tuyến giáp
– Là tuyến nội tiết lớn nhất của cơ thể.
– Nằm ở phần trước của cổ, ở trước các vòng sụn khí quản trên và hai bên thanh quản, ngang mức các đốt sống C5-D1.
– Là tuyến có nhiều mạch máu, có màu nâu đỏ, nặng khoảng 20-30g.
– Tuyến giáp ở phụ nữ thường to hơn nam giới và to lên trong thời kỳ kinh nguyệt và thai nghén.
Vì sao tuyến giáp nữ giới thường to hơn nam giới?
Bởi vì ở nữ giới thường trải qua quá trình sinh đẻ, mà mỗi lần mang thai thì tuyến giáp của người phụ nữ lại tăng cường tạo ra hormon giáp để đáp ứng với nhu cầu tăng chuyển hóa khi mang thai.
Khi đó, tuyến giáp sẽ được kích thích làm tăng cả kích thước lẫn chức năng trong một thời gian dài. Sau sinh thì nó sẽ nhỏ lại nhưng thường sẽ to hơn kích thước ban đầu. Cho nên tuyến giáp ở nữ giới thường to hơn nam giới.
Vì sao tuyến giáp to lên trong thời kỳ thai nghén?
Bởi vì trong thai nghén thì tuyến giáp của người phụ nữ tăng cường tạo ra hormon giáp để đáp ứng với nhu cầu tăng chuyển hóa như đã nói ở trên. Những thay đổi đó là do hai cơ chế sau:
Sự gia tăng globulin gắn thyroxine (TBG)trong huyết thanh: Khi mang thai nồng độ estrogen trong máu tăng cao, mà estrogen tăng thì làm tăng sản xuất TBG và giảm thanh thải của TBG. Từ đó nồng độ TBG trong huyết thanh tăng gần gấp đôi. Sự dư thừa TBG dẫn đến hormon giáp tự do giảm. Để duy trì nồng độ hormone giáp tự do đầy đủ trong giai đoạn này, tuyến giáp phải tạo ra nhiều hormon hơn.
Kích thích thụ thể TSH bởi hCG: Do TSH và hCG có chuỗi α giống nhau nên hCG cũng có tác dụng kích thích tuyến giáp phát triển, tuy nhiên ở mức độ yếu hơn TSH.
Từ hai cơ chế trên làm cho tuyến giáp to lên trong thời kỳ thai nghén.
Bấm Đăng nhập để xem toàn bộ bài viết.
Bấm Đăng ký nếu chưa có tài khoản.
Truy cập vào: Danh sách bài học lâm sàng nội khoa.
Tìm hiểu thêm: Khóa học lâm sàng nội khoa.
Bài viết mẫu: Tiếp cận suy thận mạn trên lâm sàng. (FULL)
Bản quyền thuộc về ©YKHOA247.com