Sóng P bất thường trên ECG

Sau khi đã nhận dạng được sóng P bình thường ở bài viết trước. Bây giờ bạn có thể tìm hiểu sâu hơn vào sóng P bất thường tại bài viết này nhé!

p wave bt

Mối liên hệ của sóng P

Quá trình khử cực của tâm nhĩ theo thứ tự từ phải sang trái, với tâm nhĩ phải được khử cực trước tâm nhĩ trái.

Sóng khử cực tâm nhĩ phải và trái tổng hợp lại để tạo thành sóng P.

1/3 đầu của sóng P tương ứng với khử cực tâm nhĩ phải, 1/3 cuối cùng tương ứng với khử cực tâm nhĩ trái; 1/3 giữa là sự khử cực trung gian hai tâm nhĩ.

Tại sao trong chuyển đạo DII chúng ta thường quan sát được sóng P khá rõ và sóng P tại chuyển đạo này thường đơn pha?

Bởi vì trong hầu hết các chuyển đạo (điển hình như chuyển đạo DII), dạng sóng khử cực tâm nhĩ phải và trái chuyển động theo cùng một hướng, tạo thành sóng P đơn pha (monophasic).

Tại sao chúng ta thường quan sát được sóng P hai pha (biphasic) trên ECG tại chuyển đạo V1?

Bởi vì trong chuyển đạo V1, dạng sóng tâm nhĩ phải và trái chuyển động ngược chiều nhau. Điều này tạo ra sóng P hai pha với sóng lệch dương ban đầu tương ứng với khử cực tâm nhĩ phải và sóng lệch âm tiếp theo cho thấy sự khử cực tâm nhĩ trái.

Sự tách biệt về mặt điện học tâm nhĩ phải và trái trong chuyển đạo V1 đồng nghĩa với những bất thường ảnh hưởng đến từng dạng sóng tâm nhĩ riêng biệt có thể được nhận biết trong chuyển đạo này. Ở những chuyển đạo khác, hình dạng tổng thể của sóng P được sử dụng để suy ra sự bất thường của tâm nhĩ.

Bạn nên quan sát sóng P ở chuyển đạo nào khi đọc ECG?

Bạn có thể quan sát sóng P ở tất cả các chuyển đạo tuy nhiên những bất thường tâm nhĩ dễ dàng nhận thấy nhất ở các chuyển đạo (II, III và aVF) và chuyển đạo V1, vì sóng P nổi bật nhất trong các chuyển đạo này.

word image 32

Sóng khử cực của tâm nhĩ phải (màu nâu) trước sóng của tâm nhĩ trái (màu xanh lam) tại chuyển đạo DII.

Sóng khử cực (depolarisation wave) kết hợp tạo thành sóng P, rộng dưới 0.12s và cao dưới 2,5 mm.

word image 33

Ở chuyển đạo V1, sóng P thường là sóng 2 pha với pha dương và pha âm bằng nhau được quan sát trên hình.

Sóng P bất thường – lớn nhĩ phải

Hiểu được hình ảnh phía trên, bạn dễ dàng suy luận ra tại sao lại có đặc điểm ECG của lớn nhĩ phải?

761px Right atrial enlargement

Right atrial enlargement (mở rộng/lớn nhĩ phải) trên hình ảnh minh họa

Trong phì đại tâm nhĩ phải (right atrial enlargement), quá trình khử cực của tâm nhĩ phải kéo dài hơn bình thường và dạng sóng của nó kéo dài đến cuối quá trình khử cực của tâm nhĩ trái.

Mặc dù biên độ của sóng khử cực nhĩ phải không thay đổi, nhưng đỉnh của lại nằm ​​trên đỉnh của sóng khử cực nhĩ trái.

Sự kết hợp của hai dạng sóng này tạo ra sóng P cao hơn bình thường (> 2,5 mm), nhưng chiều rộng lại không thay đổi (<120 ms).

word image 34

Sóng P cao hơn bình thường (>2.5mm) được quan sát rõ ở chuyển đạo DII phản ánh tình trạng lớn nhĩ phải.

word image 35

Tại chuyển đạo V1, ta thấy sóng P cao (>1.5mm) đồng thời thấy pha dương > pha âm => phản ánh tình trạng lớn nhĩ phải.

Lớn nhĩ phải hay gặp trong trường hợp nào?

Lớn nhĩ phải thường gặp trong tăng áp lực động mạch phổi trong bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. Sóng dương của sóng P hai pha trong chuyển đạo V1 lớn hơn sóng âm cho thấy lớn nhĩ phải. Bề rộng của sóng P không thay đổi.

Một vài ECG minh họa

ECG Peaked P waves P pulmonale RAH

Trên ECG này bạn dễ thấy được lớn nhĩ phải với P pulmonale (P phế), tính được biên độ sóng P> 2,5mm ở các chuyển đạo II, III và aVF.

P pulmonale Right atrial hypertrophy in V1 V2

Quan sát ở chuyển đạo V1, V2 thấy biên độ sóng P> 1,5 mm phản ánh lớn nhĩ phải.

1 max nhi

ECG này cho thấy lớn nhĩ phải: tại DII thấy sóng P cao nhọn. Tại V1, pha dương của sóng P cao rộng ưu thế hơn pha âm.

Nguyên nhân: tăng áp động mạch phổi do bệnh phổi mãn tính (cor pulmonale), hẹp ba lá, bệnh tim bẩm sinh (hẹp động mạch phổi, tứ chứng Fallot), tăng huyết áp động mạch phổi chính

Bất thường sóng P – lớn nhĩ trái (Left Atrial Enlargement)

Left atrial enlargement

Lỡn nhĩ trái (phì đại nhĩ trái / mở rộng nhĩ trái) được quan sát trên hình minh họa trên.

Trong phì đại tâm nhĩ trái, sự khử cực của tâm nhĩ trái kéo dài hơn bình thường nhưng biên độ của nó không thay đổi.

Do đó, chiều cao của sóng P thu được vẫn nằm trong giới hạn bình thường nhưng thời gian của nó dài hơn 120 ms.

Một vết nứt gần đỉnh của nó có thể có hoặc không (“P mitrale”).

Đây là bài viết dành cho thành viên đăng ký khóa học lâm sàng nội khoa.

Bấm  Đăng nhập để xem toàn bộ bài viết.

Bấm  Đăng ký nếu chưa có tài khoản.

Truy cập vào: Danh sách bài học lâm sàng nội khoa.

Tìm hiểu thêm: Khóa học lâm sàng nội khoa.

Bài viết mẫu: Tiếp cận suy thận mạn trên lâm sàng. (FULL)

Bản quyền thuộc về ©YKHOA247.com

5 Bình luận
Inline Feedbacks
Xem tất cả các bình luận
You cannot copy content of this page
Copy link
Powered by Social Snap