Phức bộ QRS trên ECG

Đây tiếp tục là bài viết cơ bản về thành phần trên ECG. Nếu bạn đã quá quen thuộc với các thành phần trên ECG rồi thì có thể bỏ qua bài viết này nhé!

QRS

Khái niệm

Phức bộ QRS là thành phần quan trọng nhất của điện tâm đồ.

Nó biểu hiện sự lan truyền xung động ngang qua cơ thất (khử cực và co thất).

Dù hình dạng QRS trên các chuyển đạo có khác nhau nhưng thời gian là như nhau.

ECG waves segments and intervals

Các thành phần sóng, đoạn, khoảng trên ECG. Để ý phức bộ QRS bình thường ở hình trên.

Quy ước

Sóng âm khởi đầu là sóng Q; Sóng dương đầu tiên là sóng R

Sóng âm đi sau sóng R là sóng S … Các sóng đi sau đó được gọi là r’, S’…

Nếu sóng có biên độ nhỏ thì được ký hiệu bằng chữ thường

word image 44

Một số hình ảnh QRS và tên gọi

Bình thường

Thời gian

Bình thường từ 0,05 – 0,10s.

QRS > 0,12s là biểu hiện bất thường.

Biên độ

Tính từ đỉnh sóng dương cao nhất đến sóng âm nhất.

Điện thế QRS thấp bất thường khi tổng biên độ nhỏ hơn 5mm ở các chuyển đạo chi và nhỏ hơn 10 mm ở các chuyển đạo trước tim (hay nhỏ hơn 5mm ở V1- V6, nhỏ hơn 7mm ở V2-V5 và nhỏ hơn 9mm ở V3-V4).

word image

Điện tâm đồ bình thường 12 chuyển đạo trên giấy ghi ECG. Hãy quan sát phức bộ QRS của ECG trên để xem chúng có thỏa mãn được các tiêu chuẩn QRS bình thường ở trên không?

Phức bộ QRS là một thành phần được xem là quan trọng nhất trên ECG. Việc biến đổi về thời gian và hình dạng QRS có ý nghĩa rất nhiều trong nhiều bệnh lý khác nhau. Rõ ràng, bạn phải nhớ kĩ những đặc điểm bình thường của QRS để mỗi khi phân tích ECG bạn có thể nhận thấy điểm bất thường tốt hơn.

Đây là bài viết dành cho thành viên đăng ký khóa học lâm sàng nội khoa.

Bấm  Đăng nhập để xem toàn bộ bài viết.

Bấm  Đăng ký nếu chưa có tài khoản.

Truy cập vào: Danh sách bài học lâm sàng nội khoa.

Tìm hiểu thêm: Khóa học lâm sàng nội khoa.

Bài viết mẫu: Tiếp cận suy thận mạn trên lâm sàng. (FULL)

Bản quyền thuộc về ©YKHOA247.com

You cannot copy content of this page
Copy link
Powered by Social Snap