Block nhánh phải trên ECG

Đây là bài viết về Block nhánh phải (RBBB) trên ECG. Bài viết này sẽ giúp bạn có một cái nhìn toàn diện về RBBB trên ECG, không chỉ là nhận diện RBBB mà còn hiểu ý nghĩa của nó.

Tất nhiên, nếu bạn đã có những kiến thức về ECG cơ bản thì bạn cũng nên xem bài viết này nhé.

block np ecg

Để hiểu rõ hơn về lý thuyết của block nhánh phải bạn nên xem video này.

Block nhánh phải là gì?

Block nhánh phải (tiếng Anh gọi là Right bundle branch block – RBBB) là rối loạn dẫn truyền nhánh bên phải của bó His có thể do nhánh đó bị cắt đứt hay tổn thương nên xung động từ nhĩ truyền xuống sẽ phải đi sang bên trái khử cực trước rồi mới truyền sang bên phải khử cực thất phải bị block biểu hiện trên điện tâm đồ.

word image 129

Hình minh họa block nhánh phải

Nguyên nhân gây block nhánh phải

Nguyên nhân hay gặp nhất gây block nhánh phải là gì?

Đó là nhóm bệnh tim cấu trúc (Structural heart disease) bao gồm:

+ Tăng áp lực thất phải mạn tính (ví dụ: tăng áp phổi do bệnh phổi mạn).

+ Tăng áp lực thất phải đột ngột do tắc nghẽn (ví dụ: như thuyên tắc phổi).

+ Thiếu máu cục bộ cơ tim, nhồi máu cơ tim, viêm cơ tim.

Một số nguyên nhân ít gặp hơn, ví dụ như: tăng huyết áp, bệnh cơ tim và bệnh tim bẩm sinh.

Bây giờ, tôi sẽ đi thẳng vào vấn đề về block nhánh phải trên ECG nhé!

Tiêu chuẩn RBBB trên ECG

+ Thời gian QRS > 120ms

+ Có dạng RSR’ trong V1-3 (phức bộ QRS “hình chữ M”)

+ Sóng S rộng, nghiêng ở các chuyển đạo bên (I, aVL, V5-6)

word image 130

RBBB: Right Bundle Branch Block

Đây là ECG minh họa nổi bật của block nhánh phải. Thông thường, bạn chỉ cần nhìn vào chuyển đạo V1 (chuyển đạo nhìn vào tim phải) và V6 (chuyển đạo nhìn vào tim trái).

Mô tả: V1: Có dạng RSR’ ở V1, với sóng T đảo ngược. V6: Sóng S mở rộng, nghiêng trong V6 (dạng RS nổi bật). Với ECG minh họa ở trên, bạn dễ dàng nhận thấy ngay RBBB trên ECG

Chỉ cần nắm rõ tiêu chuẩn trên thì bạn có thể dễ dàng thấy được RBBB trên ECG.

Điện sinh lý tim RBBB

Bạn có thể tìm hiểu về điện sinh lý RBBB để có thể hiểu rõ cơ chế hình thành RBBB trên ECG. Tuy nhiên, những kiến thức này chỉ giúp bạn hiểu thêm mà thôi. Bạn nên nhớ các tiêu chuẩn chẩn đoán RBBB trên ECG để có thể nhận ra bất thường RBBB khi đọc ECG.

Trong hệ thống dẫn truyền bình thường, các xung động dẫn truyền đi xuống các nhánh trái và phải, tới vách liên thất và được kích hoạt từ trái sang phải và sự hình thành các sóng Q nhỏ trong các chuyển đạo bên.

word image 131

Quá trình dẫn truyền bình thường của tim

Trong RBBB, tâm thất trái được khử cực bình thường, do đó phần đầu của phức hợp QRS tương quan với sự khử cực vách liên thất là không thay đổi.

+ Có sự chậm khử cực của tâm thất phải vì sự khử cực bắt nguồn từ tâm thất trái qua vách liên thất. Điều này tạo ra một sóng R thứ cấp (R’) trong các chuyển đạo trước tim và một sóng S rộng trong các chuyển đạo bên

+ Hoạt động khử cực bình thường của tâm thất trái có nghĩa là trục điện tim vẫn bình thường trong khi xảy ra RBBB

word image 132

Thứ tự dẫn truyền trong RBBB:

1) Sự khử cực thất trái qua nhánh trái (mũi tên đen) diễn ra bình thường

2) Sự khử cực của vách liên thất (mũi tên màu vàng) không bị ảnh hưởng, tạo ra phức bộ QRS sớm bình thường

3) Sự khử cực của thất phải bắt nguồn từ vách liên thất. Vectơ khử cực (mũi tên màu đỏ) tạo ra sóng R trễ trong chuyển đạo V1-3 và sóng S ở chuyển đạo bên

Hình thái QRS trên ECG

Hình thái QRS trên ECG là chìa khóa nhận biết RBBB. Bạn thường quan sát rõ nhất ở V1 và V6.

word image 133

Tại V1 để ý phức bộ QRS dạng chữ M (RSR’), tuy nhiên không điển hình cho lắm. Để ý phức bộ QRS >0.12s nên là RBBB hoàn toàn (RBBB không hoàn toàn <0.12s).

word image 134

Để ý thêm tại V6 thấy có sóng S rộng, trát đậm (có thể thấy dạng RS điển hình) càng củng cố thêm RBBB. Để ý phức bộ QRS >0.12s nên là RBBB hoàn toàn (RBBB không hoàn toàn <0.12s).

Bây giờ chúng ta cùng phân tích một vài ECG nhé!

word image 135

Đây là bài viết dành cho thành viên đăng ký khóa học lâm sàng nội khoa.

Bấm  Đăng nhập để xem toàn bộ bài viết.

Bấm  Đăng ký nếu chưa có tài khoản.

Truy cập vào: Danh sách bài học lâm sàng nội khoa.

Tìm hiểu thêm: Khóa học lâm sàng nội khoa.

Bài viết mẫu: Tiếp cận suy thận mạn trên lâm sàng. (FULL)

Bản quyền thuộc về ©YKHOA247.com

5 Bình luận
Inline Feedbacks
Xem tất cả các bình luận
You cannot copy content of this page
Copy link
Powered by Social Snap