Tiếp cận chẩn đoán bệnh trào ngược dạ dày – thực quản (GERD)

Bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD) là một mặt bệnh phổ biến, ảnh hưởng đến hàng triệu người trên toàn thế giới. Bệnh nhân có thể có cả các triệu chứng điển hình hoặc không điển hình.

Ở Việt Nam, tuy chưa có nhiều nghiên cứu về GERD, nhưng ước tính tỷ lệ mắc bệnh khoảng 10 -15 % bệnh nhân được nội soi dạ dày thực quản.

trao nguoc

Bệnh nhân GERD có thể cần phải viện điều trị tại khoa nội tiêu hóa. Tuy nhiên, vẫn có một số lượng lớn bệnh nhân tự ý mua thuốc tại các nhà thuốc hoặc chỉ cần khám ngoại trú nên điều trị thường không triệt để và GERD thường xuyên tái phát. Bệnh nhân GERD cũng có thể gặp ở khoa tai mũi họng vì các triệu chứng ngoài thực quản. Nhìn chung, với bệnh nhân GERD bạn có thể gặp ở tất cả mọi khoa.

Chính vì vậy, việc tìm hiểu rõ ràng, cụ thể về GERD là thực sự quan trọng. Trong bài này, chúng ta sẽ hiểu rõ hơn về sinh lý bệnh bệnh nhân GERD, cũng như nắm được các triệu chứng lâm sàng, các cận lâm sàng thường dùng trên lâm sàng. Qua đó có thể tiếp cận chẩn đoán một cách nhanh chóng và logic.

Ở mỗi phần, tôi đều có tóm gọn lại những điểm chính cần nhớ, đó là những keyword để giúp bạn dễ nhớ hơn..

A picture containing text, appliance Description automatically generated

Bệnh trào ngược dạ dày thực quản là gì?

Đầu tiên để nắm được kiến thức chuẩn thì bạn cần phân biệt được 2 khái niệm: Trào ngược dạ dày thực quản (GER) và bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD).

Trào ngược dạ dày thực quản (Gastroesophageal Reflux – viết tắt GER) là một hiện tượng sinh lý bình thường khi dịch dạ dày trào lên thực quản mà không gây bất cứ tổn thương, biến chứng hay phiền toái nào, bất cứ ai cũng có thể gặp triệu chứng này. Ví dụ như sau khi ăn no hoặc khi nằm chúng ta có hiện tượng ợ hơi, ợ chua… thì đó là hiện tượng trào ngược bình thường, không ảnh hưởng gì đến thực quản và gây phiền toái.

 Còn bệnh trào ngược dạ dày thực quản (Gastroesophageal Reflux Disease – viết tắt GERD) được định nghĩa là các triệu chứng phiền toái đủ làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống hoặc gây tổn thương hoặc gây các biến chứng do các chất trong dạ dày trào ngược vào thực quản, hầu họng và / hoặc đường hô hấp. (Theo Hiệp hội tiêu hóa thế giới 2017)

Cơ chế bệnh sinh GERD

Cơ chế bệnh sinh của GERD cũng khá giống cơ chế bệnh sinh viêm loét dạ dày tá tràng, đó là do sự mất cân bằng giữa yếu tố tấn công và yếu tố bảo vệ.

Yếu tố tấn công Yếu tố bảo vệ
Acid và pepsin trong dịch dạ dày => làm viêm thực quản Các cơ thắt thực quản => ngăn cho dịch vị và các chất trong dạ dày không trào lên thực quản.
Dịch mật trào lên từ tá tràng => góp phần làm viêm thực quản Nhu động thực quản => làm sạch acid => tránh viêm thực quản
Sức đề kháng của niêm mạc thực quản => giúp cân bằng yếu tố tấn công và bảo vệ

Chúng ta đều biết trong thực quản có 2 cơ thắt, đó là cơ thắt thực quản trên (UES) và cơ thắt thực quản dưới (LES). Chính 2 cơ thắt này đóng vai trò quan trọng trong cơ chế bệnh sinh của trào ngược dạ dày thực quản.

Chất trào ngược trong lòng dạ dày muốn lên được thực quản, vùng hầu họng hay đường hô hấp thì phải vượt qua được 2 chốt chặn là 2 cơ này.

Ngoài ra, cơ hoành cũng đóng vai trò quan trọng cùng với cơ thắt thực quản dưới (LES) giúp duy trì vùng áp lực cao nhằm ngăn cản sự trào ngược.

word image

Cơ thắt thực quản trên và dưới (xem hình).

Đây là bài viết dành cho thành viên đăng ký khóa học lâm sàng nội khoa.

Bấm  Đăng nhập để xem toàn bộ bài viết.

Bấm  Đăng ký nếu chưa có tài khoản.

Truy cập vào: Danh sách bài học lâm sàng nội khoa.

Tìm hiểu thêm: Khóa học lâm sàng nội khoa.

Bài viết mẫu: Tiếp cận suy thận mạn trên lâm sàng. (FULL)

Bản quyền thuộc về ©YKHOA247.com

10 Bình luận
Inline Feedbacks
Xem tất cả các bình luận
You cannot copy content of this page
Copy link
Powered by Social Snap