SPO2 – những vấn đề liên quan sinh viên y dược cần biết

Chào bạn, nếu bạn là sinh viên Y Khoa đã, đang hoặc sắp đi thực hành lâm sàng tại bệnh viện thì không nên bỏ qua Khóa học kiến thức lâm sàng nội khoa này nhé! Đây là khóa học chất lượng được đánh giá cao bởi khoảng 400 thành viên đăng ký là các sinh viên Y Khoa trên khắp cả nước và các bác sĩ nội khoa.

YKHOA247.com – Cộng Đồng Y Khoa Việt Nam

Nhằm giúp các bạn sinh viên có thể học tập lâm sàng tốt hơn. Cộng Đồng Y Khoa sẽ giúp các bạn trả lời những câu hỏi liên quan đến lâm sàng và thực tế nhé.

Các bạn có thể comment những thắc mắc ở khung bình luận facebook ở trên web, các bạn khác sẽ vào thảo luận và cùng trao đổi để giúp đỡ lẫn nhau.

SPO2 (ĐỘ BÃO HÒA OXY ĐO BẰNG PHƯƠNG PHÁP NHỊP MẠCH LÀ GÌ)

SpO2 là dụng cụ mà ai cũng biết, đơn giản, không xâm lấn, theo dõi liên tục, nhưng bạn đã thật sự hiểu nó chưa.

Nhân một trường hợp bệnh nhân bị Met-Hb, mọi người hỏi mình sao SpO2 của bệnh nhân này thấp vậy mà làm khí máu động mạch thì SaO2 cao

SPO2

1-SO2, SpO2, SaO2 … LÀ GÌ

*SO2 là độ bão hòa O2 chức năng, công thức: HbO2/ (HbO2 +RHb + DysHb). Trong đó, Hb là hemoglobin; HbO2 là hemoglobin mang oxy; RHb là Hb khử (đã giao O2 cho mô rồi); DysHb là Hb gắn với các chất khác (Co-Hb; Met-Hb; Sul-Hb)

*SpO2, SaO2 là gì?

Các chữ nhỏ thêm vào phía sau diễn tả phương pháp đo: SpO2 (p: pulse oxymetri- độ bão hòa O2 trong máu động mạch đo bằng nhịp mạch), SaO2 (a:artery –độ bảo hòa O2 máu động mạch-đo bằng khí máu ĐM).

2-LÀM SAO PULSE OXYMETRY ĐO ĐƯỢC SO2 VÀ NHẬN DIỆN ĐƯỢC SO2 LÀ CỦA MÁU ĐỘNG MẠCH MÀ KHÔNG PHẢI TĨNH MẠCH ?

Pulse oxymetry gồm 1 emitter (bộ phát) đối diện 1 detector. Bộ phát phát ánh sáng có bước sóng từ 660-940nm; Detector (cảm biến) phát hiện độ hấp thu của ánh sáng sau khi đi qua mô.

-Phân biệt HbO2 và RHb dựa vào mỗi loại hấp phụ ánh sáng khác nhau: HbO2 hấp thu áp sáng hồng ngoại (infrared light) và RHb hấp thu ánh sáng đỏ

-Phân biệt máu động mạch và máu tĩnh mạch: Hồng cầu trong máu động mạch di chuyển theo kiểu dao động, còn hồng cầu trong máu tĩnh mạch thì không. Tín hiệu từ dòng di động (pulsative flow) sẽ được khuếch đại và được đo.

3-TẠI SAO PHẢI GẮN Ở NGÓN TAY, NGÓN CHÂN, TAI..

Những vị trí này có mật độ mạch máu cao.

4-KHI NÀO PULSE OXYMETRY KO ĐÁNH GIÁ ĐÚNG OXY MÁU.

-Hemoglobin thấp (thiếu máu)
-Nồng độ các dys-Hb cao (met-Hb, CO-Hb..)
-Trương lực mạch giảm hoặc mất mạch (sốc nặng, ngưng tim..) => Làm mất dao động của Hb trong máu động mạch
-Màu sơn ảnh hưởng phương pháp đo (vì đo là phương pháp quang học) ==> Màu xanh đen, xanh dương.

TRƯỜNG HỢP TRÊN:

-Vì Pulse oxymetry chỉ đo được Hb-O2 và R-Hb và tính SO2 = Hb-O2/ (HbO2 + RHb)
-Bình thường Met-Hb < 3% nên việc bỏ Met-Hb ra khỏi công thức không ảnh hưởng giá trị SO2
-Trong trường hợp bệnh nhân bị ngộ độc Met-Hb, Met-Hb hấp thụ ánh sáng ở bước sóng 660nm nhiều hơn bước sóng 940nm, do đó trong công thức SO2 sẽ tăng mẫu số nhiều hơn tăng tử số  SpO2 thấp giả ). Mà mức SpO2 không thể hiện mức độ nặng của Met-Hb, dù là Met-Hb 5% cũng không khác biệt 40%.

#Nguồn: fb Phi Tung Nguyen

Bài viết được đăng bởi: https://www.ykhoa247.com/
Đăng ký nhận thông báo
Thông báo về
guest
0 Bình luận
Inline Feedbacks
Xem tất cả các bình luận
You cannot copy content of this page
Copy link
Powered by Social Snap