Khám da và niêm mạc

Chào bạn, nếu bạn là sinh viên Y Khoa đã, đang hoặc sắp đi thực hành lâm sàng tại bệnh viện thì không nên bỏ qua Khóa học kiến thức lâm sàng nội khoa này nhé! Đây là khóa học chất lượng được đánh giá cao bởi khoảng 400 thành viên đăng ký là các sinh viên Y Khoa trên khắp cả nước và các bác sĩ nội khoa.

MÀU SẮC DA – NIÊM

Đánh giá màu sắc da niêm của bệnh nhân hoặc các cơ quan bộ phận của bệnh nhân, có thể cung cấp tình trạng tổng thể về sức khỏe để chẩn đoán cụ thể. Đặc biệt là tìm kiếm các dấu chứng về xanh xao, chứng xanh tím trung ương và ngoại biên, vàng da và sắc tố da bất thường (hình 21).

word image 79

Hình 21: Niêm mạc mắt nhợt

Chứng xanh xao (da niêm nhạt)

Mặt xanh xao, tái nhợt thường là một dấu hiệu của bệnh thiếu máu nghiêm trọng và cần được phát hiện thông qua quan sát kết mạc mắt, giường móng tay và gan bàn tay hoặc độ căng da.

Yêu cầu bệnh nhân nhìn lên và nhẹ nhàng kéo nhẹ mí mắt dưới của bệnh nhân xuống nhằm bộc lộ rõ kết mạc mắt. Bình thường kết mạc có mạng lưới các mao mạch màu đỏ/hồng chiếm trên nền trắng. Nếu mạng lưới mao mạch này giảm do thiếu máu sẽ biểu hiện chuyển dần sang màng hồng nhạt tới trắng.

Tuy nhiên, trong một số trường hợp như bệnh nhân bị sốc hay những người có bệnh mạch máu ngoại vi co mạch hoặc mạng mao mạch thưa cũng làm cho da và kết mạc xanh xao, dù bệnh nhân không có tình trạng thiếu máu.

Chứng tím tái (Cyanosis)

word image 80

Hình 22: Dấu hiệu tím môi

Chứng tím tái là sự đổi sang màu xanh của da và mô dưới da do sự hiện diện của hemoglobin khử trong máu mao mạch vượt quá 2,5g/100ml hoặc có những sắc tố hemoglobin bất thường trong máu. Tím vừa là triệu chứng cơ năng, vừa là triệu chứng thực thể. Thường thấy rõ ở môi (hình 22), niêm mạc miệng, nền các móng và có thể cả ở da. Có thể do giảm PaO2 như trong suy hô hấp hoặc do tuần hoàn chậm lại nên O2 được tách nhiều khỏi HbO2 ở các mô (suy tim, sốc). Tím được chia làm 2 loại theo nguyên nhân bệnh sinh:

  • Tím trung ương: do độ bão hòa oxy trong máu động mạch giảm. Tím xảy ra cả ở da và niêm mạc (lưỡi có màu tím). Gặp ở những bệnh nhân có bệnh lý giảm thông khí phổi, bệnh tim có shunt phải-trái hoặc có bệnh lý về máu (bất thường hemoglobin).
  • Tím ngoại biên: tím ở các ngón tay, ngón chân, không tím lưỡi. Nguyên nhân là do giảm tưới máu ngoại biên. Gặp trong suy tim, sốc, hiện tượng Raynaud, bệnh mạch máu ngoại biên, thời tiết lạnh.

Lưu ý rằng không thể có tím trung ương mà không có tím ngoại vi. Tuy nhiên, tím ngoại vi có thể chỉ xuất hiện đơn thuần.

Vàng da (Jaundice), vàng kết mạc mắt

Vàng da dùng để chỉ sắc tố màu vàng trong mô cơ thể có chứa elastin (da và kết mạc) và xảy ra khi lượng bilirubin huyết tương > 35μmol / L. Thường gặp trong bệnh lý gan mật hay tán huyết.

word image 81 word image 82

Hình 23: Vàng da lòng bàn tay Hình 24: Kết mạc mắt vàng

Cần kiểm tra tình trạng vàng da dưới ánh sáng tự nhiên (ánh sáng trắng) để tránh tình trạng ám màu do ánh sáng đèn gây nên. Cần quan sát ở vùng da ít thay đổi màu sắc do nắng (da mặt trong cánh tay) hay vùng da ít ảnh hưởng theo sắc tộc (da mặt lòng bàn tay)(hình 23). Không nên nhầm lẫn với vàng da do nhiễm caroten (carotenaemia), (hỏi bệnh nhân xem có ăn nhiều các loại: đu đủ, cà rốt…). Ngoài ra, có thể yêu cầu bệnh nhân ngước nhìn lên và quan sát kết mạc, nếu kết mạc có màu vàng thì được xem là bệnh nhân có tình trạng vàng da (hình 24).

Sạm da

Sạm da là tình trạng vùng da của người bệnh đen sạm hơn so với các vùng da khác bình thường của chính mình. Sạm da có khi chỉ ở một vùng của cơ thể như rám má ở mặt, sạm da sau viêm, bớt sắc tố… Cũng có khi toàn thân đen sạm như trong bệnh lý của tuyến thượng thận (bệnh Addison), suy thận.

Nguyên nhân của sạm da cũng rất phức tạp:

Sạm da do di truyền hay bẩm sinh: hội chứng Leopard (có bất thường về điện tim, hai mắt cách xa nhau, hẹp động mạch phổi, bất thường bộ phận sinh dục, phát triển chậm, điếc), hội chứng Peutz-Jeghers (đột biến nhiễm sắc thể làm xuất hiện nhiều nốt ruồi ở môi dưới cùng với polyp ở dạ dày, ruột và các mảng sắc tố trên da)…

Sạm da do rối loạn chuyển hóa như bệnh nhiễm sắc tố sắt (tăng sắc tố màu thiếc hay màu đá xám, xuất hiện vùng da hở sau lan rộng ra). Bệnh thường xuất hiện ở nam giới tuổi trung niên kèm theo có gan to, đái tháo đường và sắt huyết thanh cao). Bệnh thoái hóa bột (tăng sắc tố có tính đối xứng xuất hiện trong bệnh Lichen và thoái hóa bột thành mảng). Bệnh sạm da do hóa chất hay thuốc, do dinh dưỡng gây sạm da trong bệnh thiếu vitamin A, B12, PP (sạm da ở vùng da hở).

Sạm da cũng do yếu tố vật lý như cháy nắng, rám nắng ở những vùng hở bộc lộ với ánh sáng mặt trời mà không được bảo vệ.

Đôi khi sạm da còn gặp trong một số bệnh khác: sạm da sau viêm hay nhiễm khuẩn, do khối u (các bớt sắc tố, u tế bào sắc tố), cũng có khi sạm da còn gặp trong một số bệnh hệ thống, nhiễm khuẩn toàn thân, u lympho, bệnh gai đen, xơ cứng bì, suy thận….

 

Đăng ký nhận thông báo
Thông báo về
guest
0 Bình luận
Inline Feedbacks
Xem tất cả các bình luận
You cannot copy content of this page
Copy link
Powered by Social Snap