XEM TRỰC TUYẾN SLIDE BÀI GIẢNG
TRÍCH ĐOẠN
HEN PHẾ QUẢN ĐỊNH NGHĨA Hen phế quản (suyễn): (Theo GINA-Global Initiative for Asthma) là một bệnh lý viêm mạn tính của phế quản trong đó có sự tham gia của nhiều tế bào và nhiều thành phần tế bào; viêm mạn tính gây nên một sự gia tăng phối hợp sự tăng đáp ứng phế quản dẫn đến những đợt tái diễn của ran rít, khó thở, bó sát lồng ngực và ho đặc biệt xảy ra ban đêm hay vào sáng sớm; những đợt này thường phối hợp với sự tắc nghẽn phế quản lan rộng nhưng thay đổi, sự tắc nghẽn này thường có tính cách hồi phục tự nhiên hay do điều trị. NGUYÊN NHÂN Hen phế quản dị ứng Hen phế quản dị ứng không nhiễm khuẩn: Dị ứng nguyên hô hấp: thường là bụi nhà, các loại bọ nhà như Dermatophagoides ptéronyssimus, bụi chăn đệm, các lông móng các loài gia súc như chó, mèo, chuột, thỏ v.v…; phấn hoa, cây cỏ, hay nghề nghiệp trong các xưởng dệt. Dị ứng nguyên là thuốc aspirine, kháng viêm không steroide, pennicilline; trứng, một số phẩm nhuộm màu và chất giữ thực phẩm. Hen phế quản dị ứng nhiễm khuẩn: Vi khuẩn thường gặp là streptococcus pyogenes, streptococcus pneumoniae, staphylococcus aureus… Virus: Thường gặp là virus hợp bào hô hấp, parainfluenza, cúm. Nấm: Như nấm Cladosporium hay Alternaria, các nấm mốc. Hen phế quản không do dị ứng Di truyền: Tiền sử gia đình, liên quan đến kháng nguyên hòa hợp tổ chức HLA. Gắng sức: Khi gắng sức và nhất là khi ngưng gắng sức. Thời tiết: Không khí lạnh. Rối loạn nội tiết: Trong thời kỳ trưởng thành, thời kỳ trước kinh nguyệt, lúc mang thai, thời kỳ mãn kinh. Yếu tố tâm lý: Tâm trạng lo âu, mâu thuẫn cảm xúc, chấn thương tình cảm. PHÂN LOẠI Hen ngoại sinh ( hen dị ứng ) khởi phát từ khi còn trẻ ( hen sớm ), thường kèm với eczema hoặc viêm mũi dị ứng, có tiền sử gia đình bị hen hoặc tạng Atopic, test da dương tính với dị nguyên. Hen nội sinh ( hen nhiễm trùng ) là những trường hợp hen không do dị ứng thường hen muộn trên 30 tuổi, không có tiền sử gia đình bị hen, triệu chứng dai dẳng, test da âm tính, không rõ yếu tố làm bùng nổ cơn hen ( trừ nhiễm trùng và Aspyrin ), IgE máu bình thường. Hen trẻ em: cơn khó thở rít hay gặp ở trẻ em đặc biệt là khi có nhiễm vi rút đường hô hấp cấp, 1/3 số bệnh nhân sau này có thể bị hen nhưng thường được chẩn đoán viêm phế quản co thắt. Chẩn đoán như thế dẫn đến điều trị không thích hợp ( dùng kháng sinh + giảm ho ) bệnh nhân dễ chuyển thành thể hen nặng, gây dị dạng lồng ngực, giảm phát triển cơ thể. Có 2 loại cơ điạ kèm theo thở rít ở trẻ em: Không có cơ địa dị ứng chỉ bị thở rít khi có nhiễm vi rút đường hô hấp, khi trẻ lớn hơn, đường thở của trẻ phát triển, thì tự khỏi. Cơ địa dị ứng: cũng bị khó thở nặng hơn khi có nhiễm vi rút đường hô hấp nhưng sẽ bị hen ở suốt thời kỳ trẻ con ( nhóm này thường bị kèm theo các bệnh dị ứng như : eczema, viêm mũi dị ứng, dị ứng với các thức ăn hoặc dấu hiệu khác của dị ứng ). Cả hai nhóm trên nếu điều trị tích cực như hen đều có kết quả tốt. Hen gắng sức: Có cơ chế giống như bệnh nhân phải thở khí lạnh và khô làm tăng áp lực thẩm thấu của đường hô hấp; khí lạnh và khô kích thích gây co thắt đường thở tăng các yếu tố hoá ứng động N và Histamin. Có thể tránh hen do gắng sức bằng thở khí ấm và ẩm khi gắng sức, hoặc dùng thuốc kích thích b2 trước khi gắng sức. Hen nghề nghiệp: bụi ô nhiễm do nghề nghiệp như: công nhân ở xưởng cao su, tiếp xúc với Epoxy , công nhân ở xưởng gỗ , bánh mì, sản xuất một số thuốc và sản phẩm sinh học, bông, vải, sợi… Chẩn đoán hen nghề nghiệp khi một công nhân có thể tạng Atopy chưa từng bị hen, thường bị cơn hen ở cuối ngày làm việc hoặc buổi tối sau khi làm việc về, đỡ khó thở sau khi được nghỉ cuối tuần THỂ LÂM SÀNG CƠ CHẾ BỆNH SINH TRIỆU CHỨNG Giai đoạn khởi phát Cơn hen xuất hiện đột ngột vào nửa đêm về sáng. Các tiền triệu như ngứa mũi, hắt hơi, chảy nước mũi, nước mắt, ho từng cơn, bồn chồn v.v… nhưng không phải lúc nào cũng có. Giai đoạn lên cơn Khó thở chậm, kỳ thở ra xuất hiện nhanh, trong cơn lồng ngực căng ra, cơ hô hấp phụ nổi rõ, có thể tím ở đầu chi sau đó lan ra mặt và toàn thân, tiếng thở rít kéo dài. Đứng xa có thể nghe tiếng rít /sò sè của bệnh nhân. Nghe phổi có nhiều ran rít và ran ngáy. Giai đoạn lui cơn Sau vài phút/vài giờ, cơn hen giản dần, bệnh nhân ho khạc đàm rất khó khăn, đàm đặc quánh, có nhiều hạt nhỏ như hạt trai. Lúc này nghe phổi phát hiện được nhiều ran ẩm, một ít ran ngáy. Khạc đàm nhiều báo hiệu cơn hen đã hết. Giai đoạn giữa các cơn Các triệu chứng trên không còn, khám lâm sàng bình thường. Nếu làm một số trắc nghiệm: gắng sức, dùng acétycholine, phát hiện tình trạng tăng phản ứng phế quản. Test methacholine.(Test kích thích) hít methacholine (hoặc Histamin) sẽ gây ra co thắt nhẹ của đường hô hấp.Thử nghiệm này có thể được sử dụng nếu đo chức năng phổi bình thường. Thử nghiệm nitric oxide. Thử nghiệm này đôi khi được dùng để chẩn đoán và theo dõi bệnh hen. Nó đo lượng khí nitric oxide có trong hơi thở. Nếu bị viêm đường hô hấp – dấu hiệu của bệnh hen có thể có mức oxit nitric cao hơn. Thử nghiệm này không phổ biến rộng rãi. Test gắng sức: khi chức năng phổi bình thường làm test đi bộ 6phút (chú ý không có tiền sử thiếu máu cơ tim mới làm test này) thấy 50% bệnh nhân hen giảm PEF ít nhất 15% sau đi bộ. Thăm dò chức năng hô hấp Rối loạn thông khí: Đo FEV1 (thể tích thở ra tối đa trong giây đầu) và FEV1/FVC (tỉ số Tiffeneau): Trong cơn giảm dưới 80% so với lý thuyết. Đo PEF (lưu lượng thở ra đỉnh): Trong cơn giảm dưới 80% so với lý thuyết. PEF thay đổi ³20% trong ngày ( sáng, tối ) có giá trị chẩn đoán hen phế quản Khí máu: Đo PaO2, PaCO2, SaO2, và pH máu, đây là xét nghiệm bổ sung để đánh giá mức độ suy hô hấp. Các xét nghiệm về dị ứng: Test da: Dùng phương pháp lảy da, da đỏ là dương tính. Test tìm kháng thể: Như kháng thể ngưng kết, kháng thể kết tủa thường là lgG, lgM. Định lượng lgE toàn phần và lgE đặc hiệu. Xét nghiệm đàm: Eosin , tế bào phế quản , tinh thể Charcot-Leyden. Phim lồng ngực: Trong cơn hen, lồng ngực căng phồng, các khoảng gian sườn giãn rộng, cơ hoành hạ thấp, phổi tăng sáng, rốn phổi đậm. CẬN LÂM SÀNG Hen tim: Bệnh nhân có tiền sử các bệnh van tim như hẹp van hai lá, hở van động mạch chủ, cao huyết áp, suy tim trái. Do ứ máu ở phổi về đêm, xung huyết, phù nề, kích thích gây co thắt cơ phế quản. Triệu chứng: có cơn khó thở về đêm, khó thở nhanh, cả 2 kỳ, nghe phổi nhiều ran ứ dịch, rất ít ran ngáy, ran ẩm, đàm bọt hồng, Xquang phổi: hình ảnh phổi tim (ứ dịch), điều trị lợi tiểu, chống suy tim thì đỡ khó thở. ECG xác minh thêm nguyên nhân.. CHẨN ĐOÁN PHÂN BIỆT Đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tinh: Khởi phát muộn ( sau 40 tuổi ), có tiền sử hút thuốc nhiều năm, hoặc tiếp xúc với bụi khói, không có tiền sử gia đình bị hen, bệnh nhân không có tiền sử dị ứng. Bệnh sử ho khạc mạn tính, khó thở khi gắng sức đôi khi có khó thở thành cơn. Chức năng hô hấp: có rối loạn thông khí tắc nghẽn hoặc hỗn hợp không hồi phục. Test hồi phục phế quản âm tính. Histeria thể hen: là một bệnh lý tâm thần. Viêm phổi kẽ ở người nuôi chim Chít hẹp phế quản do u, tắc nghẽn đường thở trên do viêm hoặc u thanh quản. Cơn kịch phát: cơn điển hình khó thở chậm, rít xuất hiện đột ngột trong vài phút đến hàng giờ ( 1-3 giờ ) Cơn liên tục: khó thở chậm rít, kéo dài 4 – 5 giờ đến một vài ngày. Cơn ác tính: cơn liên tục nặng trên 24 giờ do tắc nghẽn phế quản tận, điều trị bằng thuốc hen thông thường không kết quả, biến chứng suy hô hấp, suy tim phải, tử vong. Thuốc giãn phế quản: gồm 3 nhóm chính thuốc cường beta 2 giao cảm tác dụng ngắn (như salmutamol…), nhóm xanthine (như aminophylin…) và các thuốc hủy phó giao cảm (như ipratropium…) Corticoid Thuốc hỗ trợ: Oxy Kháng Histamin Giảm ho Long đàm Kháng sinh An thần ĐIỀU TRỊ Thuốc thuộc nhóm Methyl xanthin: Theophylin, viên 0,1g uống mỗi lần từ 1-3 viên khi lên cơn; Synthophylin ống 0,24g pha Glucose 20% ´ 20 ml tiêm tĩnh mạch chậm , cứ 2-4 giờ có thể tiêm nhắc lại một lần. Nếu phải dùng từ 2 ống trở lên, thì truyền tĩnh mạch. Thuốc kích thích b2 Adrenergic: Salbutamol, Ventolin, Terbutalin, ( Bricanyl ) …dùng dạng uống, khí dung, tiêm. VD: Ventolin xịt 1-3 nhát / lần khi lên cơn. Hoặc: Salbutamol 0,02g ´ 1-3 viên / lần uống khi nên cơn. Thuốc kháng Cholinergic: Ipratropium bromide ( Atrovent ) xịt, hoặc dùng dạng phối hợp với Fenotenol ( Berodual ) Dự phòng cơn hen về đêm: Theostast,Salmeterol(tác dụng kéo dài 8-12giờ ). CHỐNG CO THẮT PHẾ QUẢN Prednisolon 5mg uống khởi đầu 6 viên / ngày ,sau đó cứ 4 ngày giảm dần 1 viên. Methyl Prednisolon dạng tiêm truyền ( Hydrococtison Hemisucinat 100 mg ) Cortiocid tại chỗ: Becotid, Pulmicort, Sertide dùng dạng xịt hút hoặc khí dung. Đông y: cây ớt rừng, viên hen TH12 , mật lợn… Các biện pháp can thiệp: cấy chỉ Catgut vào huyệt, cắt hạch giao cảm cổ, mổ bóc vỏ cuống phổi ( ít làm )… Corticosteroid dạng hít. Các loại thuốc này bao gồm fluticasone, budesonide, mometasone, flunisolide, beclomethasone và những loại khác. Đó là những loại phổ biến nhất theo quy định của thuốc hen lâu dài. Có thể cần phải sử dụng các loại thuốc này trong vài ngày đến vài tuần trước khi nó đạt được lợi ích tối đa. Không giống như corticosteroid uống, các thuốc corticosteroid dạng này có nguy cơ các tác dụng phụ tương đối thấp và nói chung là an toàn để sử dụng lâu dài. Leukotriene. Các thuốc uống bao gồm montelukast, zafirlukast và zileuton. Giúp ngăn ngừa các triệu chứng hen đến 24 giờ. Trong trường hợp hiếm, các loại thuốc này có liên quan đến phản ứng tâm lý như lo âu, ảo giác, trầm cảm và suy nghĩ tự tử. Tìm tư vấn y tế ngay lập tức khi có bất kỳ phản ứng bất thường. LABAs. Những thuốc hít bao gồm salmeterol và formoterol. LABAs mở đường hô hấp và giảm viêm. Tuy nhiên, nó được liên kết trong các cơn hen nặng. LABAs chỉ nên được kết hợp với corticosteroid hít. Thuốc hít kết hợp như fluticasone và salmeterol, budesonide và formoterol. Các loại thuốc này có chứa LABA với corticosteroid. Giống như các thuốc LABA khác, các loại thuốc này có thể làm tăng nguy cơ của việc có cơn hen nặng. Theophylline. Đây là thuốc viên dùng mỗi ngày để giúp giữ cho đường thở mở. Theophylline thư giãn các cơ xung quanh để làm cho đường hô hấp thở dễ dàng hơn. THUỐC KIỂM SOÁT DÀI HẠN Dẫn xuất chủ vận beta ngắn. Những thuốc hít giãn phế quản cứu trợ nhanh có thể dễ dàng cải thiện triệu chứng trong một cơn hen. Chúng bao gồm albuterol, levalbuterol và pirbuterol. Các loại thuốc này hoạt động trong vòng vài phút, và hiệu ứng qua nhiều giờ. Ipratropium (Atrovent). Bác sĩ có thể kê toa thuốc này, hít cứu trợ các triệu chứng ngay lập tức. Giống như các thuốc giãn phế quản khác, ipratropium thư giãn đường hô hấp, làm cho thở dễ dàng hơn. Ipratropium chủ yếu được sử dụng cho bệnh khí phế thũng và viêm phế quản mãn tính, nhưng nó đôi khi được dùng để điều trị cơn hen. Các corticosteroid tiêm tĩnh mạch và dùng đường miệng. Những thuốc làm giảm viêm đường hô hấp gây ra bởi bệnh hen nặng. Ví dụ như prednisone và methylprednisolone. Có thể gây ra tác dụng phụ nghiêm trọng khi được sử dụng lâu dài, vì vậy sử dụng chỉ ngắn hạn để điều trị triệu chứng hen nặng. THUỐC CỨU TRỢ NHANH Miễn dịch liệu pháp. Tiêm miễn dịch liệu pháp thường mỗi tuần một lần cho một vài tháng, sau đó mỗi tháng một lần trong thời hạn 3 – 5 năm. Theo thời gian, dần dần hệ thống miễn dịch phản ứng với dị nguyên cụ thể giảm. Omalizumab (Xolair). Thuốc này đặc biệt cho những người có bệnh dị ứng và hen nặng. Nó tác dụng bằng cách thay đổi hệ thống miễn dịch. Omalizumab được tiêm mỗi 2 – 4 tuần. Thuốc kháng dị ứng. Chúng bao gồm thuốc kháng histamine uống và xịt mũi và thuốc thông mũi cũng, thuốc xịt mũi cromolyn và ipratropium. ĐIỀU TRỊ DỊ ỨNG Điều trị này được sử dụng cho bệnh hen trầm trọng mà không cải thiện với corticosteroid hít hoặc thuốc dài hạn khác. Thông thường thực hiện trong ba lần ngoại trú, thermoplasty phế quản làm nóng bên trong của đường hô hấp trong phổi với một điện cực, làm giãn cơ trơn đường hô hấp. Điều này giới hạn khả năng co thắt đường hô hấp, làm cho thở dễ dàng hơn và có thể làm giảm cơn hen. Thermoplasty phế quản không phổ biến rộng rãi. Nghiên cứu thêm là cần thiết để xác định xem liệu những lợi ích của điều trị này có thể có giá trị hơn những rủi ro và tác dụng phụ tiềm năng. THERMOPLASTY PHẾ QUẢN Thở kỹ thuật. Ví dụ bao gồm các kỹ thuật thở Buteyko, phương pháp Papworth, và thở Pranayama yoga. Những bài tập có thể làm giảm lượng thuốc cần để giữ cho các triệu chứng hen suyễn dưới sự kiểm soát. Các lớp học Yoga tăng thể dục và giảm stress, có thể giúp đỡ với bệnh hen. Châm cứu. Kỹ thuật này bao gồm việc đặt kim tại các điểm trên cơ thể. An toàn và thường không đau. Các kỹ thuật thư giãn. Các kỹ thuật như thiền, phản hồi sinh học, thôi miên và thư giãn cơ bắp có thể giúp bệnh hen bằng cách giảm căng thẳng và stress. Thảo dược. Một vài biện pháp thảo dược đã cho thấy một số hứa hẹn trong điều trị triệu chứng hen bao gồm bơ nho khô và chiết xuất bạch quả. Pha trộn các loại thảo dược thường được sử dụng trong truyền thống y học Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản và Việt nam. Tuy nhiên, các nghiên cứu thêm là cần thiết để xác định các chế phẩm thảo dược làm việc cho bệnh hen thế nào. Omega – 3 fatty acid. Tìm thấy trong cá, hạt lanh và các loại thực phẩm khác, những loại dầu này có thể làm giảm viêm dẫn đến triệu chứng hen suyễn. Nó cũng có một số lợi ích sức khỏe khác. Giải mẫn cảm. Giải mẫn cảm nhằm mục đích kích thích phản ứng tự phục hồi của cơ thể bằng cách sử dụng liều lượng rất nhỏ các chất gây ra triệu chứng. Trong trường hợp bệnh hen, các biện pháp giải mẫn cảm được làm từ những chất thường gây ra phản ứng hen, chẳng hạn như phấn hoa hoặc cỏ dại. Vẫn không đủ bằng chứng rõ ràng để xác định giải mẫn cảm giúp điều trị bệnh hen do dị ứng. PHƯƠNG PHÁP THAY THẾ ĐIỀU TRỊ BỆNH HEN BAO GỒM Bậc 1 (Hen phế quản cách khoảng): Thuốc đồng vận β2 khí dung tác dụng nhanh/cromone/kháng leukotriene. Thuốc kháng cholinergic/đồng vận β2 uống/theophylline td ngắn có thể dùng xen kẽ với thuốc đồng vận β2 khí dung Đợt bộc phát cấp nặng/kéo dài hơn: điều trị ngắn bằng glucocorticoide uống. Bậc 2 (Hen phế quản dai dẳng nhẹ): Thuốc hằng ngày: glucocorticoide khí dung (200 – 500μg Beclometasone dipropionate, hay Budenoside, 1000 – 250μg fluticasone chia 2 lần/ngày). Thuốc dùng xen kẽ: theophylline thải chậm/cromones/kháng leukotriene (kém hiệu quả). Điều trị lâu dài theophylline thải chậm cần theo dõi nồng độ theophylline huyết thanh với nồng độ điều trị là 5 – 15μg/ml. có thể + 1 đồng vận β2 khí dung tác dụng nhanh, ≤ 3-4 lần/ngày. Kháng cholinergic/đồng vận β2 uống tác dụng nhanh/theophylline tác dụng ngắn Nếu trị liệu lâu dài được bắt đầu với theophylline thải chậm/cromone/kháng leukotriene, mà những triệu chưng tồn tại sau 4 tuần điều trị, thì glucocorticoide khí dung phải được sử dụng. XỬ TRÍ HEN PHẾ QUẢN THEO BẬC Bậc 3 (Hen phế quản dai dẳng vừa): glucocorticoide khí dung (200 – 1000 μg beclometasone dipropionate, 400 – 1000 μg budenoside, 250 – 500 μg fluticasone chia 2 – 3 lần/ngày) +đồng vận β2 khí dung tác dụng dài 2 lần/ngày. có thể sử dụng xen kẻ những loại thuốc như theophylline thải chậm, thuốc đồng vận β2 uống tác dụng dài, thuốc kháng leukotriene. thuốc đồng vận β2 khí dung tác dụng nhanh có thể được sử dung để cắt cơn, nhưng không được quá 3 – 4 lần/ngày. Thuốc kháng cholinergic khí dung, thuốc đồng vận β2 uống tác dụng nhanh, hay theophylline tác dụng ngắn có thể thay thế cho thuốc đồng vận β2 khí dung tác dụng ngắn, mặc dù những loại thuốc này có thời gian bắt đầu tác dụng chậm và hay là có nguy cơ có nhiều tác dụng phụ hơn. Bậc 4 (Hen phế quản dai dẳng nặng): glucocorticoide khí dung liều cao hơn (> 1000 μg beclometasone dipropionate / ngày phối hợp với đồng vận β2 khí dung tác dụng dài 2 lần / ngày. có thể sử dụng những loai thuốc xen kẽ như theophylline thải chậm, thuốc đồng vận β2 uống tác dụng dài, thuốc kháng leukotriene. Thuốc đồng vận β2 khí dung tác dụng nhanh cũng được sử dụng khi cần. Nếu cần, glucocorticoide uống có thể được sư dụng với liều thấïp nhất, tốt nhất chỉ cho một lều duy nhất vào buổi sáng để giảm thiểu những tác dụng phụ hệ thống. Glucocorticoide khí dung liều cao có thể được sử dụng. Liệu pháp oxy: Phải thực hiện liền không cần chờ kết quả khí máu, cung lượng cao 6l/phút nếu không có suy hô hấp mạn, nếu có suy hô hấp mạn cung lượng thấp 2l/phút. Thuốc giãn phế quản: Thuốc kích thích bêta 2: tiêm dưới da Terbutaline (Bricanyl) 1 ống 0,5 mg là biện pháp cấp cứu ban đầu ngay tại nhà bệnh nhân. Khi nhập viện thì dùng khí dung Salbutamol, 1 ml chứa 5 mg hòa 4ml dung dịch sinh lý qua máy khí dung cho hít trong 10 – 15 phút, có thể lập lại tùy diễn tiến lâm sàng, 30 phút một lần. Có thể dùng Salbutamol tiêm tĩnh mạch liên tục bằng ống tiêm tự động, liều lượng ban đầu thường là 0,1 – 0,2 μg/kg/phút, tăng liều từng 1 mg/giờ theo diễn tiến lâm sàng. Adrénaline: Chỉ định chi các thuốc kích thích bêta 2 bị thất bại; liều lượng khởi đầu thường là 0,5 – 1 mg/giờ tiêm tĩnh mạch bằng ống tiêm tự động. Aminophylline: Có thể kết hợp, dùng bằng đường chuyền tĩnh mạch với dung dịch Glucoza 5 % liên tục với liều lượng 0,5 – 0,6 mg/kg/giờ. Kháng sinh: Được sử dụng khi có nhiễm trùng phế quản – phổi kèm theo, có thể dùng Cephalosporines, Macrolides hay Fluoroquinolones hô hấp. Corticosteroide: Methylprednisolone (Solumedrol) 60 – 80mg mỗi 6 giờ. Thở máy: Được chỉ định trong thể ngạt cấp hay trong thể mà điều trị bằng thuốc bị thất bại gây suy kiệt cơ hô hấp. ĐIỀU TRỊ CƠN HPQ CẤP NẶNG Hen phế quản cấp nặng: Tím, vã mồ hôi, khó thở nhanh nông, >30 lần/phút kèm dấu cơ kéo các cơ hô hấp. Rối loạn tri giác: lo âu kèm vật vã hay lơ mơ, hôn mê. Có thể thở chậm chứng tỏ có sự suy kiệt cơ hô hấp và báo trước sự ngưng hô hấp. Nghe phổi: Im lặng cả hai bên phổi. Lưu lượng thở ra đỉnh dưới 150 lít/phút. PaO2 < 60 mmHg, PaCO2 > 45 mmHg. pH máu < 7,38. Mạch >120 lần/phút, mạch chậm báo hiệu ngưng tuần hoàn. Mạch nghịch lý làm mạch giảm biên độ trong kỳ thở vào, có thể xác định bằng cách đo hiệu áp tâm thu giữa kỳ thở ra và kỳ thở vào thường trên 20 mmHg. Tâm phế cấp với dấu chứng suy tim phải. Huyết áp có thể tăng liên quan đến sự tăng PaCO2, huyết áp hạ trong những trường hợp quá nặng. Tràn khí màng phổi: Do vở bóng khí phế thủng. Nhiễm khuẩn phế quản-phổi: Thường do Streptococcus pneumoniae, Haemophilus influenza, staphylococcus aureus, mycoplasma pneumonniae, legionella pneumophila. BIẾN CHỨNG CẤP Khi phế thủng đa tiểu thùy: Thường có khó thở khi gắng sức, khi làm việc nặng, tím môi và đầu chi, lồng ngực biến dạng hình ức gà hay hình thùng, gõ vang, APB ↓. Thể tích cặn và dung tích cặn chức năng ↑, có rối loạn thông khí phối hợp, PaO2 chỉ giảm ở giai đoạn sau và PaCO2 chỉ tăng ở giai đoạn sau. Suy hô hấp mạn: Tím và khó thở: Thở nhanh nông, thở ra môi khép chặt, dấu hiệu HOOVER. Suy hô hập mạn nghẽn có giảm rõ các thể tích cặn, các lưu lượng trung bình và lưu lượng đỉnh, tăng độ giãn phổi, suy hô hấp mạn hạn chế có giảm thể tích phổi, giảm độ giãn phổi, tùy theo mức độ suy hô hấp mà PaO2 dưới 65 – 70 mmHg và PaCO2 trên 43mmHg. Khó thở càng ngày càng tăng dần từ khó thở khi gắng sức, đến khó thở khi leo lên dốc hay lên cầu thang, đến khó thở khi đi nhanh trên đường phẳng, đến khó thở thì đi chậm trên đường phẳng, cuối cùng khó thở khi làm việc nhẹ như vệ sinh, cởi áo quần, về sau khó thở khi nghỉ ngơi. Tím môi, đầu chi, mặt nếu nặng tím toàn thân. Triệu chứng suy tim phải: Trên lâm sàng và trên cận lâm sàng. PaO2 giảm đến 70 mmHg, PaO2 tăng 50-80mmHg, SaO2 < 75 %, pH máu có thể giảm < 7,2. BIẾN CHỨNG MẠN DỰ PHÒNG Peak flow meters Thuốc đồng vận chọn lọc β-2: đánh trống ngực,tim đập nhanh và mạnh, run cơ, rối loạn tiêu hoá, quen thuốc Theophylin: mất ngủ, bồn chồn, đánh trống ngực Nedocromil: nhức đầu, buồn nôn, khó chịu ở bụng, đắng miệng Zafillukast: nhức đầu, rối loạn tiêu hoá, đau toàn thân, đau cơ, sốt Zileuton có thể làm tăng trị số của men gan, rối loạn ở dạ dày-ruột, đau đầu, mẫn ngứa Omalizumab: Ở trẻ em từ 6 đến 11 tuổi bị hen dị ứng không kiểm soát đầy đủ, sử dụng phối hợp kháng thể đơn dòng kháng IgE omalizumab (Xolair, Novartis) làm giảm đáng kể cơn hen về mặt lâm sàng và thuốc được dung nạp tốt.
YKHOA247.com thành lập với mục đích chia sẻ kiến thức Y Khoa.
Mọi thông tin trên trang web chỉ mang tính chất tham khảo, bạn đọc không nên tự chẩn đoán và điều trị cho mình.