YKHOA247.com xin gửi đến bạn đọc slide bài giảng chẩn đoán hình ảnh Hội chứng tắc nghẽn đường tiết niệu. Các bạn có thể xem online tại file bên dưới.
HỘI CHỨNG TẮC ĐƯỜNG DẪN NIỆU Mục tiêu học tập: 1. Kể được các nguyên nhân gây tắc đường dẫn niệu. 2. Chẩn đoán được hội chứng tắc mãn đường dẫn niệu bằng sự phối hợp các kỹ thuật hình ảnh thông dụng. * Tắc đường dẫn niệu: thường gặp nhất của HTN, do sự xuất hiện 1 vật tắc trên đường bài xuất nước tiểu từ đài thận đến lỗ ngoài niệu đạo. * Hiện tượng tắc có thể: – hoàn toàn hay không hoàn toàn, – xảy ra cấp tính hay mãn tính, – thường xuyên hay không thường xuyên. * Nguyên nhân: – thông thường do sỏi HTN – ngnhân: từ HTN: u, máu cục ngoaìi HTN: u ổ bụng, xơ sau PM, sẹo do chấn thương… * Hội chứng tắc nghẽn gây những hậu quả về hình thái và chức năng của HTN. * Mục đích của chẩn đoán hình ảnh: – chẩn đoán xác định tắc – tìm nguyên nhân tắc: bản chất, kích thước, vị trí – đánh giá sự ảnh hưởng lên HTN. 1. Chẩn đoán xác định Chẩn đoán dựa vào các tiêu chuẩn: phát hiện giãn đài bể thận thấy được nguyên nhân tắc. 1.1. Siêu âm – Là kỹ thuật phát hiện rất nhạy giãn ÂBT. Có thể thấy được nguyên nhân tắc: sỏi ở bể thận hay NQ đoạn đầu hay chỗ NQ đỗ vào BQ hoặc U – Hạn chế: + Không cho biết tổn thương chức năng thận. + Không phân biệt giãn bể thận do tắc và giãn không do tắc, một số khác không tìm được nguyên nhân. – Trường hợp tắc cấp tính trong 6 giờ đầu có thể không thấy giãn ĐBT. Thường kết hợp siêu âm và phim HTNKCB để tìm sỏi, hiệu quả chẩn đoán hội chứng tắc cao hơn. Các mức độ dãn bể thận trên siêu âm theo Ellenbogen SÂ thấy dãn bể thận SÂ bể thận không dãn SÂ: dãn BT độ I, dịch quanh thận, sỏi NQ + phù lỗ NQ / Tắc cấp SÂ: dãn BT độ II, dịch quanh thận, sỏi NQ / Tắc cấp Dãn tĩnh mạch thận có thể nhầm dãn bể thận 1.2. Niệu đồ tĩnh mạch (NĐTM) Là xét nghiệm cơ bản giúp chẩn đoán xác định hay loại trừ hội chứng tắc. Cung cấp thông tin về hình thái và chức năng HTN, chỉ định trong trường hợp chẩn đoán còn nghi ngờ hoặc những bệnh nhân cần can thiệp ngoại khoa. – Chậm bài tiết: có thể là kín đáo hay trầm trọng, do áp lực tăng trong đường dẫn niệu và chức năng thận suy. ĐBT, NQ có thể hiện hình sau nhiều giờ, có khi sau 24 giờ. – Giãn ĐBT: + Nếu tắc cấp và hoàn toàn, đài thận sẽ căng mà giãn ít, biểu hiện hình góc tròn: ứ nước độ I. + Nếu tắc lâu ngày đường bài xuất sẽ giãn lớn, đài thận có đáy phẳng: ứ nước độ II, hoặc hình cầu: ứ nước độ III. – Chậm bài xuất: nước tiểu ngấm TCQ ứ đọng lâu trong đường dẫn niệu trên chỗ tắc. – Một số dấu hiệu khác: + Sỏi hoặc nguyên nhân gây tắc khác (u, chèn ép từ bên ngoài…). + Bóng thận lớn. + Hình mô thận cản quang xuất hiện chậm, đậm dần và kéo dài trong tắc cấp. + Trào ngược TCQ vào xoang thận, tĩnh mạch, bạch mạch. – Hạn chế: + Phải dùng TCQ có thể gây phản ứng. + Không cho thấy nguyên nhân tắc khi chức năng bài tiết thận kém, cần bổ sung chụp nhuộm trực tiếp đường dẫn niệu hoặc CLVT. 1.3. Chụp cắt lớp vi tính * Thấy được giãn đường dẫn niệu tuy không rõ bằng NĐTM. * Không cho biết đầy đủ chức năng thận. * Là kỹ thuật nhạy nhất để phát hiện sỏi CQ, KCQ hoặc nguyên nhân gây tắc khác không phải sỏi ở trong hay ngoài HTN. * Hạn chế: – chi phí cao – gây nhiễm xạ nhiều hơn 3 lần NĐTM – nhiều trường hợp phải tiêm TCQ để chẩn đoán đầy đủ. Cùng 1 bệnh nhân Tắc cấp bên trái trên NĐTM và CLVT Tắc cấp bên trái: thận lớn, phù, thâm nhiểm mỡ quanh thận, chưa dãn bể thận Tắc cấp bên trái do sỏi NQ 2. Chẩn đoán gián biệt – Giãn ĐBT, NQ do giảm trương lực sau khi giải phóng tắc nghẽn hay do trào ngược bàng quang niệu quản, hình ảnh trên NĐTM là: + tiểu đài giãn không căng + bể thận bờ trong thẳng, bờ ngoài tựa vào cơ đái chậu + niệu quản giãn có dấu ấn mạch máu + hiện tượng chậm bài tiết thường không nặng Dãn sau tắc = giảm trương lực: – Bờ thẳng – Ngấn bên ngoài – Bài tiết tốt Ngấn mạch máu Bờ thẳng, nhảo – Tắc nghẽn không thường xuyên: hay gặp là ở đoạn nối bể thận niệu quản (hội chứng nối cao): Thường khó chẩn đoán, phải chỉ định nghiệm pháp lợi tiểu khi chụp NĐTM, sẽ thấy giãn đường bài xuất rõ, giúp chẩn đoán hội chứng tắc.
YKHOA247.com thành lập với mục đích chia sẻ kiến thức Y Khoa.
Mọi thông tin trên trang web chỉ mang tính chất tham khảo, bạn đọc không nên tự chẩn đoán và điều trị cho mình.