DẪN LƯU NGỰC
Sơ đồ dẫn lưu ngực
Sơ đồ 1 ( giống trên thực tế, designed by frog_alone).
Sơ đồ 2 ( giống bài giảng của thầy, designed by Thao Tram):
a.Nguyên lý
| P máy hút | < | P ( h ) | cột nước cao trong ống c
| P máy hút | > | P ( h ) | cột nước dần hạ trong ống c
Nên
| P ( 2 ) | = | P ( h ) |
b.Yêu cầu :
Kín tuyệt đối : áp lực trong khoang màng phổi thường là -6 cm H20 , giảm đến -60 cm H2O trong suy hô hấp
Vô trùng
Khoảng cách từ bình dẫn lưu đến ngực ( giường bệnh nhân ) >= 70 cm
1.Theo dõi dẫn lưu máu
a.Chỉ định : chấn thương ngực
=>Chụp X quang đứng hoặc ở tư thế Fowler
Lượng máu ở góc sườn hoành tương ứng với 200 – 300 ml: thì không cần can thiệp và theo dõi
o Nếu thể tích máu tiếp tục tăng =>tiến hành dẫn lưu
o Nếu thể tích máu không tăng =>theo dõi
Lượng máu ngang mức góc dưới xương vai tương ứng với 800 ml thì chỉ định dẫn
lưu ngực
o Nếu máu chảy > 200 ml /1 giờ x 3 giờ liên tục =>mở ngực cầm máu
o Nếu tốt ………………………………………. =>rútống dẫn lưu
Lương máu ngang mức điểm giữa bờ trong xương vai tương ứng với > 1200 ml thì
:
o Nếu bệnh nhân đến sớm , huyết động không ổn định => chuyển mổ cầm máu
o Nếu bệnh nhân đến muộn , huyết động ổn định => dẫn lưu ngực + theo dõi như trường hợp 800 ml
Lượng máu trên mức điểm giữa bờ trong xương bả vai tương ứng với > 1500 ml thì :Mổ ngực cầm máu
Nguyên tắc lấy dịch trong dẫn lưu : lấy từ từ , tùy theo mức độ suy hô hấp của bệnh nhân.
b.Vị trí dẫn lưu:
Theo lý thuyết :
Khí : gian sườn 2
Dịch : gian sườn 7 – 8
Thực tế : do bệnh nhân nằm , nên chỉ quan tâm đến việc đầu ống dẫn lưu nằm ở phía trước hay ở so với lồng ngực trong ổ màng phổi. Vị trí là gian sườn 4 – 5 trên đường nách trước hoặc giữa
c.Theo dõi
Nếu chảy 200 ml / 1 giờ x 3 giờ liên tục =>mởngực cầm máu.
Sau 48 giờ
Nếu ở bình 1 không ra máu => kiểm tra lâm sang + X quang ngực
o Nếu tốt =>rút dẫn lưu
Nếu không tốt => thì :
Kiểm tra hệ thống dẫn lưu xem đã kín chưa o h có ngập trong nước
o vị trí dẫn lưu đã tốt ( thông qua X quang nghiêng )
để hút lại,thấy nếu tốt => rút dẫn lưu
nếu xấu => máu đông cục trong khoang màng phổi => mở ngực lấy máu đông
2.Theo dõi dẫn lưu khí
a.Vị trí : như trên
b.Chỉ định : Hình ảnh X quang có liềm khí khoang màng phổi > 1 cm
c.Theo dõi
72 giờ
Nếu bình ( 1 ) không ra khí=>kiểm tra lâm sang + X quang ngực
Nếu tốt => kẹp dẫn lưu từ 12 – 24 giờ để theo dõi
Nếu suy hô hấp trong lúc kẹp dẫn lưu hoặc trình trạng xấu
Thì dẫn lưu trở lại => nếu vẫn không tốt thì : ( * )
Nếu bình ( 1 ) ra khí liên tục
Kiểm tra ống dẫn lưu tại thành ngực
Kiểm tra chỗ nối của hệ thống ống dẫn lưu
Mà không phát hiện gì sai sót , tình trạng bệnh nhân xấu hơn ( ** )
( * ) và ( ** ) là khả năng của :
Vỡ nhu mô phổi lớn
Vỡ phế quản thùy , phân thùy
Vỡ phế quản gốc
Trong những trường hợp trên , dẫn lưu ngực chỉ mang tính chất cấp cứu ,để xác định vị trí tổn thương , cần làm xét nghiệm :
Nội soi
CT scan ngực
Nội soi ngực d.Xử trí
Vỡ nhu mô phổi lớn : mở ngực khâu nhu mô phổi
Vỡ phế quản thùy , phân thùy : mở ngực khâu , nếu nhiễm trùng thì cắt bỏ phần tổn thương
Vỡ phế quản gốc : khâu lại phế quản gốc
Một chấn thương ngực ( tràn khí , tràn máu màng phổi ) + chấn thương ngoài lồng ngực ( sọ não , bụng , mạch máu , gãy chi ect ) mà có chỉ định phẫu thuật với gây mê nội phế quản , lúc này :
Ta gây mê tại chỗ , dẫn lưu ngực lây khí và máu trong khoang màng phổi
Sau đó đặt nội khí quản
Sau đặt nội khí quản , cang bóp bóng càng thấy huyết áp càng tụt kẹt thì ta phải nghi ngờ đến có chèn ép tim cấp
Dẫn lưu khí , dịch dựa trên áp lực chớ không dựa trên tốc độ Có thể rút máu đông lượng nhỏ thông qua nội soi .
YKHOA247.com thành lập với mục đích chia sẻ kiến thức Y Khoa.
Mọi thông tin trên trang web chỉ mang tính chất tham khảo, bạn đọc không nên tự chẩn đoán và điều trị cho mình.