HỘI CHỨNG HẸP VAN HAI LÁ
Cơ năng:
Khó thở: khó thở khi gắng sức hoặc khó thở kịch phát hoặc khó thở khi nằm phải ngồi dậy để thở
Ho: ho đàm bọt hồng hoặc ho ra máu mức độ nặng hay nhẹ
Đau ngực: có thể đau ngực gần giống với cơn đau thắt ngực
Khàn tiếng: nếu nhĩ trái lớn chèn ép thần kinh quặt ngược
Nuốt nghẹn: nếu nhĩ trái lớn chèn ép thực quản
Toàn thân mệt mỏi, uể oải, lùn hai lá nếu hẹp van hai lá trước tuổi dậy thì dẫn đến cơ thể kém phát triển
Thực thể
Nhìn:
Biến dạng lồng ngực nếu hẹp hai lá từ nhỏ
Tím ngoại vi nếu hẹp hai lá nặng
Ứ trệ tuần hoàn ngoại biên khi có suy tim phải: tĩnh mạch cổ
nổi, phản hồi gan tĩnh mạch cổ, phù chi, v.v…
Sờ:
- Mỏm tim đập mạnh, có thể sờ được rung miêu tâm trương ở mỏm
- Harzer dương tính khi có giãn lớn hay phì đại thất phải
Gõ: diện đục của tim thường không lớn
Nghe:
Tam chứng chẩn đoán hẹp hai lá:
T1 đanh (thường gặp)
Rung tâm trương ở mỏm tim (thường gặp)
Clack mở van 2 lá
Ngoài ra có thể nghe được:
T2 mạnh, tách đôi ở ổ van động mạch phổi nếu có tăng áp phổi
Tiếng thổi tiền tâm thu nếu nhĩ trái chưa giãn và chưa có rung nhĩ
Thổi tâm trương ở ổ van động mạch phổi (thổi Graham-Still) nếu có hở van động mạch phổi cơ năng
Cận lâm sàng
X-quang ngực thẳng:
Giai đoạn đầu: có thể chưa thấy thay đổi trên film X-quang
Giai đoạn tiến triển:
Bờ phải tim có 3 giai đoạn: (1) nhĩ trái to ra tạo thành 2 cung song song nhau, với bờ trong là nhĩ trái, bờ ngoài là nhĩ phải. (2) nhĩ trái to lấn ra cắt cung nhĩ phải, tạo thành 2 cung cắt nhau. (3) nhĩ trái lấn to ra ngoài tạo thành 2 cung song song nhau, với bờ trong là nhĩ phải, bờ ngoài là nhĩ trái (ngược lại với giai đoạn 1)
Bờ trái tim có 4 cung (ĐMC, ĐMP, tiểu nhĩ trái, cung thất trái), thậm chí nhĩ trái giãn lớn có thể thấy hình ảnh 5 cung (lộ cung nhĩ trái, nằm dưới cung tiểu nhĩ trái)
Giai đoạn cuối: bóng tim lớn toàn bộ và có hình tam giác, rốn phổi đậm, hai phế trường mờ do ứ huyết.
X-quang ngực nghiêng:
Mất khoảng sáng sau xương ức do thất phải giãn lớn
Có thể thấy nhánh phế quản gốc bị đẩy lên trên
Thực quản bị chèn ép ở 1/3 dưới hay bị đẩy ra sau trên film chụp nghiêng có uống baryt
ECG:
Giai đoạn đầu: thường chưa có biến đổi hoặc có thay đổi dày nhĩ trái
Giai đoạn tiến triển: dày nhĩ trái với P > 0,12s hoặc P 2 pha với pha âm lớn hơn pha dương ở chuyển đạo V1. Trục điện tim lệch phải và dày thất phải khi đã có tăng áp phổi
Rung nhĩ xảy ra khi bệnh tiến triển nặng
Siêu âm tim – Doppler tim:
Diện tích lỗ van: < 4cm2
2 lá van trước và sau dính vào nhau, di động song song cùng chiều, các lá van dày lên, giảm di động, biên độ mở van hai lá kém.
(tự tìm hiểu thêm siêu âm tim trong sách Bệnh học nội khoa vì siêu âm tim có rất nhiều thông tin, mong các bạn thông cảm vì không thể tóm tắt hết được)
YKHOA247.com thành lập với mục đích chia sẻ kiến thức Y Khoa.
Mọi thông tin trên trang web chỉ mang tính chất tham khảo, bạn đọc không nên tự chẩn đoán và điều trị cho mình.