Block nhánh phải không hoàn toàn

Chào bạn, nếu bạn là sinh viên Y Khoa đã, đang hoặc sắp đi thực hành lâm sàng tại bệnh viện thì không nên bỏ qua Khóa học kiến thức lâm sàng nội khoa này nhé! Đây là khóa học chất lượng được đánh giá cao bởi khoảng 400 thành viên đăng ký là các sinh viên Y Khoa trên khắp cả nước và các bác sĩ nội khoa.

Block nhánh phải không hoàn toàn ( độ 1)

Ở những trường hợp có hoạt hóa xuyên thành vách liên thất nhiều hoặc ít quan trọng (vùng màu xám) thì tùy thuộc vào mức độ trì hoãn của kích thích từ bó nhánh phải (hình 7.6). Do đó, một phần nhiều hơn hoặc ít hơn của RV sẽ được khử cực trễ hơn (vùng có đánh dấu sọc). Chính vì những lý do đó, ECG của R độ 1 có những đặc điểm sau đây (hình 7.7):

Description: C:\Users\DELL\Desktop\ECGs for Beginners[Chy Yong]_095.jpg

Hình 7.6: sơ đồ khứ cực thất nhưng với RBBB không hoàn toàn (độ 1) ở đầu gần, block ít hơn (A), block nhiều hơn (B). Trong type RBBB này, một phần vách bên phải (vùng dấu gạch đứt) khử cực xuyên thành vách liên thất vì xung động đến từ bên trái trong khi xung động từ nhánh phải vẫn chưa đến. Sau đó những xung động của nhánh phải đến vách bên phải và lớn hơn phần khử cực xuyên thành vách liên thất (B). Các xung động đến RV muộn nghĩa là có một phần tương ứng với RV được khử cực muộn hơn LV, bắt đầu từ một vector khử cực thất cuối cùng trực tiếp đi lên và ra trước. Trong trường hợp bình thường một phân nhỏ của RV được khử cực cuối cùng và tạo ra vector hướng trực tiếp lên trên và ra sau. Trong RBBB không hoàn toàn, vector cuối cùng của phức bộ QRS hướng lên trên và hơi ra trước, thường rơi ít nhất một phần nhỏ vào bán phần dương của V1 và aVR. Nó cũng khá muộn. Hơn nữa hình thái rSr’ hoặc rsR’ ở V1 và r’ ở aVR rộng hơn bình thường nhưng QRS vẫn < 0,12 giây. Tuy nhiên ở hình 7.8, thay đổi đầu tiên của hình thái QRS có thể từ rS đến dạng RS.

1. Thời gian phức bộ QRS < 120ms.

2. Hình dạng rSr‟ ở V1. Các r‟ không rộng và có thể có một điện thế cao hoặc thấp rõ rệt. Có thể thấy được ở pha đầu tiên là một dạng RS, vì phần đầu của phức bộ QRS đi ra trước một chút trước khi phần cuối cùng xuất hiện slurring ra trước. Điều này giải thích các hình dạng RS trong V1 (hình. 7.8). Tuy nhiên, để tránh chẩn đoán quá tay, chúng ta có thể đưa ra các chẩn đoán RBBB không hoàn toàn trong sự hiện diện của r‟ ở V1.

Description: C:\Users\DELL\Desktop\ECGs for Beginners[Chy Yong]_0951.jpg

3. r‟ đó không rộng, cũng được tìm thấy ở aVR, và s ở DI, V6.

Hình 7.7: ví dụ điển hình của RBBB không hoàn toàn. So sánh giữa RBBB hoàn toàn với hình thái của dẫn truyền bình thường và hình thái khác củaRBBB không hoàn toàn.

Description: C:\Users\DELL\Desktop\ECGs for Beginners[Chy Yong]_096.jpg

Hình 7.8: hình thái aVR, V1 và V6 trong những trường hợp bình thường và RBBB độ 1 – 3. Chú ý, 3 hình thái ECG trong RBBB không hoàn toàn tương ứng với 3 mức độ nặng dần liên tiếp của RBBB.

RBBB: so sánh các hình thái

(Hình 7.8) nhìn sự khác nhau về các hình thái ở aVR, V1 và V6 ở những trường hợp hoạt hóa bình thường và RBBB độ 1, độ 3. Ở V1 hình thái ECG có thể từ rs‟ sang rsR‟ với phức bộ QRS kéo dài ≥ 120 ms.

Block bó nhánh phải độ 2 (RBBB độ 2)

Description: C:\Users\DELL\Desktop\ECGs for Beginners[Chy Yong]_0961.jpg (Hình 7.9) trong trường hợp này là một hình dạng thoáng qua từ độ 1 hoặc độ 3 RBBB xuất hiện trên cùng một lần ghi ECG (xem chương 11).

Hình 7.9: V1 ghi liên tục ở BN 55 tuổi có hình thái RBBB độ 1 (4 phức hợp đầu tiên) và xuất hiện đột ngột hình thái RBBB độ 3 (4 phức hợp) với thay đổi nhỏ của khoảng PR. Đây là một ví dụ về RBBB độ 2 mặc dù xuất phát từ RBBB độ 1. Sự hiện diện của RBBB độ 3 thường đi kèm với chậm nhịp tim.

Đăng ký nhận thông báo
Thông báo về
guest
0 Bình luận
Inline Feedbacks
Xem tất cả các bình luận
You cannot copy content of this page
Copy link
Powered by Social Snap