Cơn nhịp nhanh bộ nối kịch phát

Chào bạn, nếu bạn là sinh viên Y Khoa đã, đang hoặc sắp đi thực hành lâm sàng tại bệnh viện thì không nên bỏ qua Khóa học kiến thức lâm sàng nội khoa này nhé! Đây là khóa học chất lượng được đánh giá cao bởi khoảng 400 thành viên đăng ký là các sinh viên Y Khoa trên khắp cả nước và các bác sĩ nội khoa.

CƠN NHỊP NHANH BỘ NỐI KỊCH PHÁT

GS. TS. Phạm Gia Khải, GS. TS. Nguyễn Lân Việt, GS. Vũ Văn Đính

Cơn nhịp nhanh bộ nối kịch phát thường có NHỊP thất khoảng 150-250 lần/phút.

Hay gặp ở người có cấu trúc tim bình thường.

CHẨN ĐOÁN

Dựa vào lâm sàng:

Cơn nhịp nhanh bắt đầu đột ngột, mất đi đột ngột, có thể khó thở, tức ngực và thoáng ngất.

Điện tâm đồ:

QRS mảnh, nhưng có thể rộng nếu có bloc nhánh kèm theo, hoặc dẫn truyền lạc hướng. Sóng P khó nhận do QRS che lấp hoặc P xuất hiện sau mỗi QRS ở VI.

XỬ TRÍ

Nghiệm pháp Valsalva thường có kết quả.

Nếu không đỡ: tiêm adenosine tĩnh mạch (TM lớn) bắt đầu 6mg (bolus), nếu không đỡ, tăng 12mg. Ở người nặng cân có thể 18mg hay hơn nữa.

Nếu vẫn không đỡ, phải làm sốc điện (với dòng điện một chiều 200j).

Có thể vừa làm nghiệm pháp Valsalva vừa tiêm adenosine.

Chú ý

Không xoa xoang cảnh nếu nghi ngờ bệnh lý mạch cảnh.

Giảm bớt xuống nửa liều nếu tiêm adenosine vào tĩnh mạch trung tâm.

Không dùng adenosine cho bệnh nhân hen phế quản, bloc nhĩ thất.

Đăng ký nhận thông báo
Thông báo về
guest
0 Bình luận
Inline Feedbacks
Xem tất cả các bình luận
You cannot copy content of this page
Copy link
Powered by Social Snap