Điều trị viêm cột sống dính khớp

Chào bạn, nếu bạn là sinh viên Y Khoa đã, đang hoặc sắp đi thực hành lâm sàng tại bệnh viện thì không nên bỏ qua Khóa học kiến thức lâm sàng nội khoa này nhé! Đây là khóa học chất lượng được đánh giá cao bởi khoảng 400 thành viên đăng ký là các sinh viên Y Khoa trên khắp cả nước và các bác sĩ nội khoa.

VIÊM CỘT SỐNG DÍNH KHỚP

ĐẠI CƯƠNG

Viêm cột sống dính khớp (VCSDK) là một bệnh viêm khớp mạn tính hay gặp nhất trong nhóm bệnh lý cột sống thể huyết thanh âm tính. Bệnh VCSDK có mối liên hệ chặt chẽ với yếu tố kháng nguyên bạch cầu HLA-B27 của kháng nguyên hòa hợp tổ chức, bệnh thường gặp ở nam giới (80 -90%), trẻ tuổi (dưới 30 tuổi chiếm tỉ lệ 80%).

Bệnh ảnh hưởng nhiều đến chức năng vận đông khớp, khả năng lao động, sinh hoạt, chất lượng sống của người bệnh và là nguyên nhân gây tàn phế nếu không chẩn đoán và điều trị kịp thời.

CHẨN ĐOÁN

2.1 Chẩn đoán xác định

Theo tiêu chuẩn chẩn đoán New York 1984

Tiêu chuẩn lâm sàng

Tiền sử hay hiện tại có đau vùng thắt lưng – lưng kéo dài trên 3 tháng

Hạn chế vận động thắt lưng ở cả 3 tư thế cúi, ngửa, nghiêng và quay.

Độ giãn lồng ngực giảm.

Tiêu chuẩn x quang

Viêm khớp cùng chậu một bênh ở giai đoạn III hoặc IV. Viêm khớp cùng chậu 2 bên từ giai đoạn II trở lên.

Chẩn đoán xác định khi có 1 tiêu chuẩn lâm sàng và 1 tiêu chuẩn x quang

2.2 Cận lâm sàng khác:

VS, CRP, HLA-B27 và MRI khớp cùng chậu

2.3 Chẩn đoán phân biệt:

Các bệnh cột sống: viêm thân sống đĩa đệm do vi khuẩn, do lao

Thoái hóa cột sống

Các bệnh lý khớp ngoại vi : lao khớp háng, thoái hóa khớp háng

ĐIỀU TRỊ

3.1 Mục tiêu điều trị

Kiểm soát tình trạng đau, tình trạng viêm

Duy trì chức năng vận động của các khớp, cột sống

Phòng ngừa biến dạng khớp và cột sống.

Vận động liệu pháp

Tư vấn, hướng dẫn cho bệnh nhân tập luyện các bài tập vận động khớp và cột sống, tham gia các hoạt động thể dục (bơi lội, đi bộ, đạp xe) phù hợp với tình trạng bệnh và giai đoạn bệnh.

Hướng dẫn bệnh nhân tập thở, nằm đúng tư thế (không nằm gối cao, không nằm co khớp gối, không nằm đệm mềm).

Vật lý trị liệu

3.2 Điều trị nội khoa

3.2.1 Thuốc giảm đau

Acetaminophen hoặc acetaminophen kết hợp với tramadol (ultracet), codein.

Thuốc kháng viêm không steroid khi bệnh nhân đau nhiều: Chọn một trong các thuốc sau (không phối hợp 2 thuốc trong nhóm).

Diclofenac

SR 75mg: 1 viên / 1 ngày uống sau ăn no.

Voltarel 50mg , diclofenac 50mg: 1 viên x 2/ 1 ngày.

Voltarel 75mg: 1 ống / 1 ngày, tiêm bắp/ 1 – 5 ngày khi đau nhiều sau đó chuyển sang dạng uống.

Meloxicam

Mobic, meloxicam 7.5 mg: viên, 1 – 2 viên/ 1 ngày sau ăn no.

Meloxicam, Mobic 15 mg: ống, tiêm bắp, 1 ống / 1 ngày / 1 – 5 ngày nếu bệnh nhân đau nhiều, sau đó chuyển sang dạng uống.

Piroxicam

Felden, brexin: viên 20mg, uống, /1 ngày sau ăn no.

Felden 20mg: ống, tiêm bắp, 1 ống/ 1 ngày / 1 – 5 ngày, sau đó chuyển sang dạng uống.

Celecoxib

Celebrex viên 200 mg 1 – 2 viên / 1 ngày. Cẩn trọng khi bệnh nhân có tiền căn bệnh lý bệnh mạch vành.

Các loại kháng viêm không steroide bôi ngoài da hay dạng miếng dán như voltarel emugel, profenic gel, ketopacific….

Corticosteroide

Toàn thân : Dùng trong trường hợp bệnh tiến triễn nặng không đáp ứng với các thuốc NSAIDs hoặc bệnh nhân phụ thuộc corticoide, liều dùng 1 – 1,5 mg/ kg/ 1 ngày và giảm liều theo tình trạng tiến triển và đáp ứng của bệnh nhân.

Tiêm tại chổ

Methyl prednisolone acetat (Medrol) tiêm mỗi mũi cách nhau 1 – 2 tuần và không tiêm quá 3 đợt /1 năm hoặc tiêm các đểm bám gân.

3.2.2 Thuốc tác dụng châm (điều trị cơ bản)

Sulfasalazine (salazopyrine) 1000 – 2000 mg/ 1 ngày

Methotrexate 7,5 -15 mg/ 1 tuần : Đối với trường hợp viêm cột sống dính khớp thể ngoại vi. Có thể dùng kèm acid folic 5mg x 2 viên /1 tuần để giảm tác dụng phụ của methotrexate

3.2.3 Thuốc sinh học:

Etanercept (ENBREL) 2 ống/ 1 tuần

Adalimumab (Humira) 1 ống / 2 tuần

Infliximab (Remicade) 5mg/ kg, tuần 0, tuần 2, tuần 6 và mỗi tuần 6 tuần kế tiếp

Golimumab (Simponi) 50mg / 1 tháng 1 lần TDD

Điều trị ngoại khoa: Thay khớp gối, thay khớp háng, giải phóng khớp dính hoặc khớp bị biến dạng.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Bộ y tế, Cục Quản lý khám, chữa bệnh (2014), Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị các bệnh và cơ xương khớp. Nhà xuất bản Y học Hà Nội.

Bệnh viện Chợ Rẫy, Phác đồ điều trị 2013 – Phần Nội khoa (2013), Nhà xuất bản Y học, chi nhánh TP. Hồ Chí Minh.

Braun J et al (2008), 2010 update of the ASAS/EULAR recommendations for the management of ankylosing spondylitis. Ann rheum dis 70: 896-904, 2011 Silman A.J. Smolen J S Spondylopathies Rheumatology 4th edition. Mosby Elservier Volume 2: 1099-1206.

Drawing on Experience to Shape the Future. 17 years of anti-TNF α EULAR 2010 Stallite Symposium, Roma, Italy.

Hamdoun S, Aleppo, Syria (1997), The efficacy of Sulfasalazine therapy in Ankylosing Spondylitis. XIX ILAR congress of Rheumatology, p. 72 Singapore.

Hoque M.A, Alam M. N, et al (1999), Efficacy of Methotrexate in Ankylosing Spondylitis. APLAR Journal of Rheumatology. Vol. 3, No. 2: 119-123.

Taurog JD (2008), The Spondyloarthritis. Harrison’s Principles of Internal Medicine 17th ed., Volume II, 2117-2119.

Đăng ký nhận thông báo
Thông báo về
guest
0 Bình luận
Inline Feedbacks
Xem tất cả các bình luận
You cannot copy content of this page
Copy link
Powered by Social Snap